Ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đại học nội vụ (Trang 67 - 69)

Thực trạng số lƣợng công chức, viên chức cơ hữu của trƣờng

2.3. Ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.3.1. Ưu điểm

Nhà trường luôn coi trọng và đặt việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành nội vụ lên làm mục tiêu hàng đầu. Chính vì vậy yếu tố “nhân lực” tại Nhà trường là yếu tố then chốt mà Ban Giám hiệu quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích nguồn lực này phát huy được chất lượng của mình

Nhà trường đã xây dựng được tiêu chuẩn tuyển dụng thu hút giảng viên; công khai, nghiêm túc trong việc bố trí, sử dụng hợp lý ĐNGV tạo điều kiện để người giảng viên phát huy tối đa khả năng sáng tạo và cống hiến cho công việc. Nhà trường đã thực hiện tốt công tác sử dụng đánh giá giảng viên công khai, công bằng và có hệ thống, đây cũng là yếu tố giúp cho Nhà trường có định hướng phát triển ĐNGV; qua công tác đánh giá này người giảng viên cũng sẽ tự nhận thấy bản thân mình còn nhược điểm gì cần khắc phục.

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã cụ thể hóa trong tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá giảng viên. Coi trọng đề cao tính công khai, dân chủ; lấy kết quả công việc làm thước đo chính thông qua các đánh giá của giảng viên, đánh giá của đồng nghiệp, đánh giá của lãnh đạo trực tiếp, đánh giá của lãnh đạo cấp trên. Kết quả hoạt động của giảng viên được nhìn nhận toàn diện từ nhiều phía; tạo cơ hội cho mỗi người được lắng nghe những nhận xét, góp ý của đồng nghiệp, từ đó rút kinh nghiệm cho việc thực thi nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học

Nhà trường luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất để GV được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn (trong và ngoài nước), lý luận chính trị, nghiệp vụ sư phạm, tin học, ngoại ngữ….

Nhà trường luôn coi trọng xây dựng môi trường làm việc thân thiện, CBGV đoàn kết gắn bó, hỗ trợ nhau trong công việc. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư phục vụ cho chuyên môn của ĐNGV, mọi hoạt động đều hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Chính sách đãi ngộ và chế độ phúc lợi được Nhà trường quan tâm xây dựng và coi đây là yếu tố quan trọng để thu hút, phát triển ĐNGV. Đa dạng hóa các hình

thức chăm lo tới đời sống tinh thần, vật chất với ĐNGV như: thu nhập tăng thêm, hỗ trợ tiền ăn trưa. Ngoài ra, nhà trường còn tạo điều kiện tối đa đối với các giảng viên có mong muốn học tập nâng cao trình độ, có điều kiến tham gia các hội thảo khoa học, hội nghị trong nước và quốc tế.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, trong công tác phát triển ĐNGV Nhà trường vẫn còn phải đối mặt với những hạn chế như:

Nhà trường vẫn chưa xây dựng được kế hoạch phát triển ĐNGV trung và dài hạn. Vì thế, việc tuyển dụng GV vẫn còn mang tính bị động, lấp chỗ thiếu ngay tại thời điểm cần giảng viên mà chưa chủ động lên kế hoạch theo từng năm. Tỷ lệ GV có trình độ TS và cao hơn vẫn còn thấp dẫn đến chất lượng ĐNGV chưa đảm bảo so với yêu cầu đào tạo.

Việc vận dụng trong chính sách tiền lương và thu nhập vẫn bị bó hẹp bởi các quy định của Nhà nước nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút nguồn giảng viên chất lượng cao.

Trình độ ngoại ngữ, tin học của ĐNGV còn hạn chế nên cũng ảnh hưởng ít nhiều tới chất lượng giảng dạy và trình độ chuyên môn. Một số giảng viên còn chậm và ngại trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa kịp thời cập nhật các kiến thức mới hiện nay..

Việc quản lý, sử dụng giảng viên chưa thực sự đạt được hiệu quả. Một số khoa, bộ môn giảng viên mới chỉ hoàn thành số lượng giờ giảng còn chất lượng giờ giảng vẫn chưa có phương pháp đánh giá một cách cụ thể và chính xác. Các cuộc khảo sát để đánh giá chất lượng giảng viên hiện nay vẫn chưa được tiến hành một cách tích cực, triệt để và lượng hóa được chất lượng giảng dạy của giảng viên trên cơ sở đánh giá của học viên, từ đó có bố trí công tác, các môn giảng cho phù hợp với trình độ, năng lực của từng người.

Nguồn lực tài chính dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV hàng năm của Nhà trường còn hạn chế nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường. Đối với giảng viên đại học, hàng năm cần có các

cuộc tập huấn, bồi dưỡng thêm về kỹ năng giảng dạy, các kiến thức mới về môn học, ngành học làm tăng thêm chất lượng truyền đạt cho đối tượng là học viên. Song nguồn ngân sách dành cho đào tạo, bồi dưỡng giảng viên khá hạn hẹp, bên cạnh đó các giảng viên chưa dành nhiều thời gian cho học tập kết hợp với nghiên cứu khoa học, một số giảng viên có số tiết đứng lớp lớn nên không có nhiều thời gian để tham gia các khóa học tập, đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, trong và ngoài nước.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại dành cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học còn hạn chế, chưa đáp ứng được đào tạo diện rộng nên ít nhiều vẫn còn ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đại học nội vụ (Trang 67 - 69)