7. Kết cấu của luận văn
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và khái quát về Ủy ban nhân dân huyện
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
01 thị trấn và 19 xã, đó là thị trấn Đà Bắc và các xã: Cao Sơn, Đoàn Kết, Đồng Chum, Đồng Nghê, Đồng Ruộng, Giáp Đắt, Hào Lý, Hiền Lương, Mường Chiềng, Mường Tuổng, Suối Nánh, Tân Minh, Tân Pheo, Tiền Phong, Toàn Sơn, Trung Thành, Tu Lý, Vầy Nưa, Yên Hòa. Năm 2016 toàn huyện có 14 xã đặc biệt khó khăn và 16 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư Chương trình 135. Giai đoạn 2017 - 2020 theo tiêu chí đánh giá mới toàn huyện có 17 xã thuộc khu vực III, 2 xã và 1 thị trấn thuộc khu vực II; tổng số thôn, xóm đặc biệt khó khăn của 3 xã khu vực II là 8 thôn, xóm.
Sau khi thực hiện việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính, đến tháng 12 năm 2019 huyện Đà Bắc có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Đà Bắc (huyện lỵ) và 16 xã: Cao Sơn, Đoàn Kết, Đồng Chum, Đồng Ruộng, Giáp Đắt, Hiền Lương, Mường Chiềng, Nánh Nghê, Tân Minh, Tân Pheo, Tiền Phong, Toàn Sơn, Trung Thành, Tú Lý, Vầy Nưa, Yên Hòa (Bởi vậy số liệu các đơn vị hành chính thuộc huyện Đà Bắc vẫn lấy theo 20 đơn vị cấp xã).
Tính đến tháng 12/2019, huyện Đà Bắc có 14.413 hộ và 55.002 nhân khẩu, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,4%, sống tập trung chủ yếu ở nông thôn chiếm 90,28%, còn lại ở thị trấn 9,72%, mật độ dân số khoảng 74 người/km2. Có 5 dân tộc cùng chung sống: Tày, Mường, Dao, Thái và Kinh; Trong đó, dân tộc Tày chiếm 44,73%; dân tộc Mường chiếm 31,11%, dân tộc Dao chiếm 13,75%, dân tộc Kinh chiếm 10,03%, dân tộc Thái chiếm 0,34%, dân tộc khác chiếm 0,04 %. Đà Bắc có nguồn lao động dồi dào, số người trong độ tuổi lao động 39.408 người, chiếm 71,65% tổng số dân toàn huyện.
Xuất phát điểm của nền kinh tế của huyện vào loại thấp trong tỉnh, đời sống ở các khu vực dân cư có nhưng chênh lệch lớn. Khu vực thị trấn có mức sống ổn định tương đối đồng đều nhưng tỷ lệ không cao, không có các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, khu vực nông thôn có mức sống thấp còn nhiều hộ nghèo, việc xoá đói giảm nghèo hết sức khó khăn, các hộ nghèo chủ yếu ở nông thôn sản xuất theo dạng tự cung tự cấp, chưa có thói quen tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng để trao đổi theo nhu cầu thị trường. Nền kinh tế của huyện trước đây chủ yếu dựa vào phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp.
Trong bối cảnh còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều giải pháp, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong huyện, từ đó kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục có chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả nhất định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì đà tăng trưởng khá (Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 6,3%, Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Tỷ trọng các ngành: nông, lâm, ngư nghiệp 37%; công nghiệp, xây dựng 20,3%; dịch vụ, thương mại, du lịch 42,7%), đã dần nâng cao nhận thức cho nhân dân về sản xuất hàng hóa tập trung thông qua việc tích tụ ruộng đất, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và liên kết theo chuỗi giá trị. Các loại hình kinh tế dịch vụ ngày được mở rộng. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được tăng cường. Quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường được chú trọng. Mạng lưới y tế, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế được tăng cường đầu tư góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Văn hóa - thông tin, thể thao và du lịch được đẩy mạnh; cơ sở vật chất văn hóa được tăng cường; đời sống của người dân, đặc biệt là những người nghèo, những vùng khó khăn, người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội được quan tâm nhiều hơn...