Các nhân tố thuộc về tổ chức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội thành phố đà nẵng (Trang 41 - 42)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Các nhân tố thuộc về tổ chức

a. Quan điểm của ban lãnh đạo về công tác đào tạo phát triển

Đây là nhân tố quan trọng bởi vì khi các nhà quản trị nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của đào tạo phát triển trong tổ chức thì họ sẽ có những chính sách đầu tƣ, khuyến khích thích đáng cho nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản trị của mình. Điều đó sẽ cổ vũ, động viên cán bộ công nhân viên tham gia nhiệt tình, có ý thức và đem lại hiệu quả cao cho công tác đào tạo phát triển. Những nhà lãnh đạo, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị nhân sự phải là những ngƣời có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm để tổ chức thực hiện chƣơng tình công tác đào tạo phát triển. Do vậy, cán bộ chuyên trách trong tổ chức phải đƣợc lựa chọn kĩ lƣỡng, đủ tiêu chuẩn đặt ra để có thể đáp ứng yêu cầu công việc và phải khơi dậy lòng ham muốn học hỏi nâng cao tình độ của nhân viên.

b. Cơ sở vật chất, công nghệ phục vụ cho công tác đào tạo

Nhân tố này liên quan về mặt kĩ thuật đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Nếu cơ sở vật chất, công nghệ trang bị cho công tác đào tạo đầy đủ và cập nhật thì sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả công tác đào tạo phát triển. Từ đó nâng cao đƣợc khả năng thích ứng và khả năng làm việc của nhân viên. Ngƣợc lại, nếu cơ sở vật chất kĩ thuật trang bị lạc hậu, không chu đáo, đầy đủ thì hiệu quả sẽ rất thấp. Mặt khác, khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn không cao, có thể gây tốn kém cho tổ chức.

Nếu kinh phí phục vụ cho công tác này lớn thì ngƣời lao động sẽ có nhiều cơ hội tham gia các khóa đào tạo hơn, có điều kiện thuận lợi nâng cao hiệu quả đào tạo phát triển. Ngƣợc lại, nếu doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo quy mô lớn đến đâu nhƣng nguồn kinh phí không đáp ứng đủ thì không thể thực hiện đƣợc.

c. Môi trường làm việc và tính chất công việc

Môi trƣờng làm việc tác động rất lớn đến việc học tập của ngƣời lao động. Một môi trƣờng làm việc năng động sẽ thúc đẩy ngƣời lao động không ngừng học tập, nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu công việc của tổ chức và tránh đƣợc khả năng bị sa thải. Đồng thời, nó đòi hỏi công tác đào tạo sao cho phù hợp với môi trƣờng và đặc điểm của tổ chức để sau quá trình đào tạo, ngƣời lao động có thể phát huy hết kỹ năng mà họ đƣợc trang bị, và ứng dụng đƣợc kiến thức đó vào thực tiễn công việc.

d. Chính sách khuyến khích và sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo

Chính sách khuyến khích và sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo có ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả đào tạo. Doanh nghiệp nào làm tốt việc này sẽ góp phần nâng cao đƣợc chất lƣợng đào tạo, từ đó nâng cao hiệu quả công việc của ngƣời lao động.

Đối với chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo cũng phải đƣợc các doanh nghiệp chú ý, doanh nghiệp phải đảm bảo sau mỗi khóa đào tạo ngƣời lao động phải vận dụng đƣợc tối đa những kiến thức đã học, từng bƣớc nâng cao thu nhập, chức vụ cho ngƣời đƣợc đào tạo.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội thành phố đà nẵng (Trang 41 - 42)