Các bộ phận cấu thành kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV), chi nhánh bắc quảng ninh (Trang 28 - 32)

1. Tính cấp thiết của đề tài

1.2.3.Các bộ phận cấu thành kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín

dụng trong ngân hàng thương mại

Theo chuẩn mực Basel (Ủy ban giám sát Ngân hàng) và COSO hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng bao gồm các yếu tố sau đây: Môi trường kiểm soát; nhận thức và đánh giá rủi ro tín dụng; hoạt động kiểm soát; thông tin và truyền thông; giám sát

a. Môi trường kim soát

Môi trường kiểm soát hình thành nền văn hóa của ngân hàng, tạo nên tiếng nói của tổ chức và có ảnh hưởng quan trọng đến nhận thức của từng cá nhân trong tổ chức. Có rất nhiều yếu tố cấu thành nên môi trường kiểm soát nội bộ. Ởđây, tác giả xin giới thiệu 1 số yếu tố cơ bản sau:

- Triết lý, phong cách điều hành, văn hóa của nhà quản lý cấp cao: đây là yếu tố tác động rõ nét lên hoạt động kiểm soát nội bộ. Nếu người quản lý,

điều hành chú trọng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng, thì nhân viên ngân hàng sẽ có nhận thức đúng đắn về kiểm soát và tuân thủ theo những quy định về kiểm soát đã được thiết lập; ngược lại nếu người quản lý không chú tâm vào hệ thống KSNB thì nhân viên sẽ không nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của KSNB, từ đó có việc tuân thủ những quy định về kiểm soát chỉ

mang tính chất hình thức, đối phó

- Cơ cấu tổ chức: là việc thiết lập bộ máy thực hiện các mục tiêu kiểm soát của ngân hàng. Một cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ là điều kiện đảm bảo cho các hệ thống kiểm soát phát huy tác dụng. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý tín dụng hợp lý phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Cơ cấu lãnh đạo phù hợp

+ Có sự phân công trách nhiệm giữa các bộ phận hoặc cá nhân + Quản lý thông tin đầy đủ và chặt chẽ

- Đội ngũ nhân sự: cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại, đội ngũ nhân sự cũng phát triển theo nhằm phục vụ ngân hàng và khách hàng. Một ngân hàng đảm bảo đầy đủ yếu tố nhân sự sẽ gia tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng, và ngược lại đội ngũ nhân sự trong ngân hàng yếu kém hoặc phát triển không theo kịp đà gia tăng của mạng lưới giao dịch sẽ làm kìm hãm sự phát triển vững mạnh của hệ thống ngân hàng.

- Năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng luôn đi kèm với đội ngũ cán bộ nhân viên. Đây là yếu tố quan trọng trong kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng.

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, đội ngũ cán bộ, nhân viên có năng lực chuyên môn được xem là yếu tố “sống còn” của ngân hàng- đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng một trong những lĩnh vực mang nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Năng lực của người cán bộ ngân hàng bao gồm kỹ năng; kinh nghiệm nghề nghiệp; trình độ học vấn; quan điểm thái

độ; nhận thức, hành động...Bên cạnh đó, năng lực của người cán bộ tín dụng

đòi hỏi sự am hiểu về kiến thức tổng hợp không chỉ về kiến thức kinh tế- xã hội mà còn cả những kiến thức về chính trị, pháp luật. Có khả năng phân tích tổng hợp đa yếu tố; dự đoán được những biến động nhiều chiều của nền kinh tế của giá vàng, tỷ giá USD, lạm phát...đồng thời có khả năng đàm phán với khách hàng.

Bên cạnh năng lực chuyên môn, người cán bộ nhân viên ngân hàng còn

đòi hỏi có đầy đủ phẩm chất của người cán bộ nhân viên ngân hàng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt

động tín dụng mà còn là hình ảnh đại diện cho ngân hàng.

- Khách hàng: Khách hàng vay vốn có vai trò quan trọng trong môi trường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng. Một khách hàng “tốt” sẽ giúp giảm thiểu rủi ro; và ngược lại một khách hàng “tồi” làm tăng rủi ro trong

hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, khách hàng chính là đối tượng mà ngân hàng nhắm đến nhằm xây dựng cơ chế tín dụng hợp lý phù hợp với mục tiêu phát triển và lợi ích của khác hàng.

- Cơ chế tín dụng: chịu sự chi phối của hệ thống các văn bản có tính bắt buộc nhằm ràng buộc các hoạt động tín dụng của ngân hàng trong khuôn khổ

nhất định. Cơ chế tín dụng của ngân hàng nhằm mục đích xác định đúng đối tượng khách hàng, nguồn vốn vay nhằm gia tăng chất lượng tín dụng giảm thiểu rủi ro và gia tăng hiệu quả hoạt động cho ngân hàng

- Quy trình nghiệp vụ tín dụng: KSNB hoạt động tín dụng cần chú ý kiểm tra, giám sát quy trình nghiệp vụ tín dụng từ khâu xét duyệt cho đến khâu tất toán hợp đồng tín dụng. Một quy trình nghiệp vụ tín dụng chặt chẽ sẽ

giúp nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và ngược lại quy trình nghiệp vụ tín dụng còn “lỏng lẻo” sẽ tạo cơ hội cho một số cán bộ nhân viên ngân hàng biến chất và khách hàng lợi dụng để lách luật làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

b. Nhn biết và đánh giá ri ro tín dng

Nhận biết và đánh giá rủi ro tín dụng là bước quan trọng đầu tiên để có cơ sở xác định và thiết kế các thủ tục kiểm soát phù hợp nhằm quản lý các rủi ro và đạt được các mục tiêu mà ngân hàng đề ra. Nhận biết rủi ro và đánh giá tín dụng bao gồm:

- Nhận biết và phân tích những rủi ro tín dụng liên quan ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của ngân hàng

- Xây dựng mô hình phù hợp để quản trị rủi ro tín dụng - Xây dựng cơ chế hợp lý để xử lý các rủi ro tín dụng

c. Các hot động kim soáta

Căn cứ vào các rủi ro tín dụng đã được xác định, ngân hàng thiết lập các hoạt động kiểm soát nhằm hạn chế và quản lý được rủi ro. Các hoạt động

kiểm soát hướng đến các chính sách/ thủ tục tín dụng nhằm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đảm bảo rằng các mục tiêu quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng

được thực hiện

- Đảm bảo rằng các hoạt động cần thiết được thiết lập nhằm hạn chế rủi ro tín dụng

Các hoạt động kiểm soát bao gồm: phê chuẩn, rà soát, đối chiếu, kiểm tra, bảo quản tài sản đảm bảo, phân chia trách nhiệm....Các hoạt động kiểm soát này được thiết lập trong suốt hệ thống ngân hàng, tại mọi cấp và mọi chức năng trong hệ thống

d. Thông tin và truyn thông

Thông tin và truyền thông là một trong những yếu tố giúp “ định vị” hình

ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng đồng thời là kênh truyền tải, phản hồi của nhà lãnh đạo ngân hàng tới cán bộ, nhiên viên trong tổ chức và ngược lại chính vì vậy KSVNB cần kiểm tra, đánh giá xem:

- Các thông tin thích hợp được xác định, lưu trữ và gửi kịp thời đến đúng các địa chỉ nhận hay không?

- Các thông tin nội bộ và bên ngoài liên quan đến các sự kiện, hoạt động và điều kiện cần thiết để ra quyết định kinh doanh và báo cáo

Việc lưu chuyển thông tin cho phép kiểm soát hiệu quả từ khâu hướng dẫn nghiệp vụđến việc tổng hợp các phát hiện cho mục đích quản lý

e. Giám sát

Giám sát là việc thường xuyên và định kỳ đánh giá hệ thống KSNB để điều chỉnh một cách thích hợp. Các hoạt động giám sát thường xuyên như

kiểm tra đối chiếu trực tiếp, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập...

Trong quá trình giám sát những yếu kém trong hệ thống KSNB cần được báo cáo lên trên. Những vấn đề trọng yếu cần được báo cáo lên cấp lãnh đạo cao nhất và hội đồng quản trị.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV), chi nhánh bắc quảng ninh (Trang 28 - 32)