1. Tính cấp thiết của đề tài
2.2.1. Sơ lược về công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân
a. Mô hình kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Quảng Bình
- Mô hình kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Quảng Bình
Mô hình kiểm soát nội bộ BIDV Bắc Quảng Bình được tổ chức theo hàng dọc, thể hiện ở hình 2.2. Mô hình này được lý giải như sau:
Nhằm mục tiêu tăng cường kiểm soát nội bộ tại chi nhánh; phù hợp với thông tư hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước, Ban giám đốc chi nhánh dưới sự chỉ đạo của BIDV xây dựng nên phòng “Kiểm tra nội bộ” từ những nhân
viên có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức phù hợp; được lấy từ những cán bộ đang công tác tại chi nhánh. Phòng kiểm tra nội bộ chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Chi nhánh, có trách nhiệm kiểm tra giám sát trực tiếp các phòng ban nghiệp vụ và có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Ban giám
đốc về tình trạng thực hiện; những việc đã làm được những yếu kém cần khắc phục và những giải pháp cụ thể để khắc phục. Nhân sự phòng kiểm tra nội bộ
năm 2011 có 2 người, năm 2013 có 4 người, gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 2 KSVNB. Trong đó, có 01 đồng chí thạc sỹ và 03 đồng chí đại học.
Định kỳ, Ban kiểm soát nội bộở Trung ương sẽ phối hợp với ban kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh tiến hành kiểm tra giám sát công tác của các phòng ban nghiệp vụ
Hình 2.2: Mô hình kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Quảng Bình
- Mô hình kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Bắc Quảng Bình
B áo c áo tr ự c t i ế p Ban Giám đốc P. Kiểm tra nội bộ Phòng ban nghiệp vụ Phòng ban nghiệp vụ Phòng ban nghiệp vụ Phòng ban nghiệp vụ
Tương tự với mô hình kiểm soát trên, tại Chi nhánh Phòng kiểm tra nội bộ phối hợp với phòng quản lý tín dụng tiến hành kiểm tra, kiểm soát trực tiếp và gián tiếp cán bộ tín dụng và nhân viên kiểm soát để rà soát xem xét quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh. Trong đó, kiểm soát viên nội bộ (KSVNB) sẽ trực tiếp kiểm soát cán bộ tín dụng để kiểm tra, đánh giá và
đưa ra các khuyến nghị cần thiết về hoạt động tín dụng cho Ban giám đốc Chi nhánh. Mô hình kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh được thể
hiện ở hình 2.3
Hình 2.3: Mô hình kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh b. Căn cứ kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Bắc Quảng Bình
Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng (KSNB HĐTD) luôn là hoạt động trọng tâm của kiểm soát nội bộ BIDV nói chung và của bản thân chi nhánh nói riêng. Để kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng diễn ra thuận tiện, chính xác yêu cầu người kiểm soát viên (KSV) cần đảm bảo nắm vững các nội dung sau để thực hiện đối chiếu khi hoạt động kiểm soát diễn ra:
Thứ nhất, các văn bản luật hiện hành đã được Quốc hội thông qua như: Luật ngân hàng; luật các TCTD; luật doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước...
Phòng kiểm tra nội bộ Phòng quản lý tín dụng Phối hợp Kiểm soát trực tiếp Cán bộ tín dụng Kiểm soát viên nội bộ Kiểm soát gián tiếp Kiểm soát trực tiếp
Thứ hai, các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ ngành liên quan như: quy chế cho vay, quy chế đảm bảo tiền vay, quy chế cho vay đồng tài trợ, quy chế đăng ký giao dịch đảm bảo, các quy định liên quan đến quyền sở hữu nhà, đất...
Thứ ba, các văn bản chỉ đạo tín dụng hiện hành của Ngân hàng TMCP
Đầu tư và phát triển Việt Nam như chính sách tín dụng; chính sách khách hàng; hướng dẫn thực hiện quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; quy trình cho vay và quản lý tín dụng; phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng; định giá tiền vay; quản lý rủi ro tín dụng, sổ tay tín dụng...
Thứ tư, hồ sơ lưu trữ theo quy định tại Chi nhánh, như hồ sơ vay vốn, hồ
sơ giải ngân, hồ sơđảm bảo tiền vay...
Trong đó, nhân viên kiểm soát khi kiểm tra, kiểm soát cần áp dụng đúng các văn bản luật hiện hành, vấn đề phát sinh tại thời điểm nào thì áp dụng văn bản quy định tại thời điểm đó. Tránh các trường hợp đưa ra các kiến nghị
không phù hợp vì áp dụng sai văn bản quy định
c. Phương pháp kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Quảng Bình
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, tính chất và nội dung của từng nghiệp vụ, từng vụ việc cụ thể, KSV xác định các phương pháp kiểm tra ở từng thời
điểm, từng thời kỳđể tiến hành kiểm tra cho phù hợp. Tùy vào từng thời điểm và mục đích kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh có thể áp dụng các phương phương pháp sau:
- Kiểm tra trực tiếp. Với biện pháp này KSVNB có thể lựa chọn một hoặc kết hợp một số phương pháp kiểm tra như: kiểm tra cân đối, đối chiếu thực tế, điều tra, thực nghiệm, chọn mẫu và phân tích...để thu thập, xác minh,
đánh giá các bằng chứng liên quan đến các thông tin kiểm tra; làm cơ sở cho việc đánh giá, kết luận và kiến nghị về việc tuân thủ pháp luật và quy định của
Chi nhánh. Phương pháp này áp dụng chủ yếu để kiểm tra tác nghiệp của cán bộ công nhân viên trong BIDV Bắc Quảng Bình và bao gồm các hình thức kiểm tra sau:
+Kiểm tra định kỳ: KSV thực hiện các nội dung chương trình kiểm tra kiểm soát được xác định trước theo cơ chế nghiệp vụ quy định và theo nghị
quyết của ban lãnh đạo (BLĐ), chương trình kế hoạch của Tổng Giám đốc và Giám đốc ngân hàng phê duyệt.
+ Kiểm tra đột xuất: KSV tiến hành kiểm tra những nội dung chương trình đột xuất trong quá trình chỉ đạo hoạt động của Chi nhánh mà không
được báo trước
+ Kiểm tra toàn diện: Kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động tín dụng của Chi nhánh
+ Kiểm tra chuyên sâu: Kiểm tra chuyên sâu một khâu trong tiến trình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh
- Kiểm tra gián tiếp: KSV thu thập thông tin dựa trên thư tra soát, thư đối chiếu, hòm thư góp ý, thư thăm dò tín nhiệm của người lãnh đạo. Đồng thời thực hiện việc kiểm tra tình hợp lệ, hợp pháp trên bề mặt chứng từ, các văn bản hướng dẫn, phân công công việc hoặc quy trình cụ thể
Các phương pháp trên được phòng kiểm tra nội bộ của Chi nhánh phối hợp với ban kiểm tra nội bộ văn phòng đại diện BIDV khu vực miền trung tại
Đà Nẵng và phòng kiểm tra nội bộ chi nhánh phối hợp với phòng tín dụng của chi nhánh triển khai thực hiện.