Những tồn tại

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV), chi nhánh bắc quảng ninh (Trang 82)

1. Tính cấp thiết của đề tài

2.3.2.Những tồn tại

Ngoài những kết quả đạt được ở trên, công tác kiểm soát nội bộ hoạt

động tín dụng tại BIDV Bắc Quảng Bình vẫn còn một số hạn chế như sau:

a. Th nht v môi trường kim soát ni b

Môi trường kiểm soát còn nhiều yếu tố không thuận lợi cho công tác kiểm soát nội bộ. Thiếu sự giám sát và tinh thần trách nhiệm của ban lãnh

đạo; thất bại trong việc xây dựng một văn hóa kiểm soát lành mạnh trong Chi nhánh. Ban lãnh đạo Chi nhánh chưa nhấn mạnh được tầm quan trọng của một hệ thống KSNB qua lời nói và hành động của mình và đặc biệt quan trọng nhất là các tiêu chuẩn được dùng để xác định việc thù lao hay thăng tiến: thăng chức và khen thưởng của lãnh đạo Chi nhánh thường áp dụng đối với cấp dưới thành công trong việc tạo ra lợi nhuận tạm thời nhưng lại thất bại trong việc thực hiện các chính sách KSNB hoặc những vấn đề mà KSVNB đã chỉ ra, từ đó, tạo nên tâm lý của cán bộ nhân viên cho rằng KSNB chỉ là thứ

yếu so với các mục tiêu khác trong tổ chức.

Hiện nay, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại BIDV được tổ chức theo ngành dọc từ HSC đến các phòng/tổ kiểm tra nội bộ tại các chi nhánh. Phòng kiểm tra, giám sát tại HSC có nhiệm vụ chính là xem xét đánh giá sự

các quyết định của BIDV tại các phòng ban và bộ phận trực thuộc. Đồng thời,

định kỳ tổng kết báo cáo, phân tích các lỗi thường gặp trong quá trình kiểm tra các đơn vị để cảnh báo rủi ro đối với toàn hệ thống. Phòng kiểm tra nội bộ

tại các chi nhánh và công ty thực hiện các nội dung công việc tương tự trong phạm vi chi nhánh và báo cáo lại cho kiểm tra nội bộ tại HSC. Tuy nhiên Phòng kiểm tra nội bộ chi nhánh trực thuộc bộ máy điều hành chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Chi nhánh, mọi quyền lợi và nhiệm vụ của phòng đều gắn liền với kết quả kinh doanh của Chi nhánh, do đó chưa đảm bảo tính độc lập khách quan. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chủ yếu chỉ phục vụ cho nhu cầu điều hành, quản lý của giám đốc Chi nhánh chứ chưa phải là công cụ

kiểm tra hiệu quả đối với hệ thống BIDV.

Thêm vào đó, sự yếu kém về nguồn lực con người và thiết bị đã hạn chế

rất nhiều khả năng kiểm soát nội bộ của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ,

đặc biệt là trình độ cán bộ làm công tác kiểm soát không theo kịp sự phát triển nhanh và mạnh của hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

Bên cạnh sự yếu kém và không theo kịp về chất lượng của cán bộ làm công tác KSNB, số lượng cán bộ làm công tác KSNB tại Chi nhánh còn quá ít, bản thân công tác KSNB không phải là vị trí “hot” của Chi nhánh, tính chất công việc đặc thủ đòi hỏi sự tỷ mỉ, cần cù, sự nhàm chán do ngồi ở bộ phận back- office. Bản thân chếđộ dành cho bộ phận KSNB tại BIDV nói chung và chi nhánh nói riêng không phải là cao. điều này dễ dẫn tới việc thay người ở

bộ phận này nhiều, đào tạo lại rất mất thời gian của BIDV và bản thân chi nhánh.

b. Th hai, v nhn din và đánh giá ri ro còn nhiu hn chế

Trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Những rủi ro này có thể xuất phát do bản thân chi nhánh hay từ môi trường bên ngoài tác động vào. Tuy hoạt động chủ yếu của chi nhánh gói gọn trên đại

bàn huyện Quảng Trạch và một số vùng lân cận, nhưng việc quản lý rủi ro tín dụng của đối với hoạt động tín dụng là một vấn đề không phải dễ đối với bản thân Chi nhánh.

Hiện tại, chi nhánh đang sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng để làm cơ

sở cấp tín dụng. Tuy nhiên các đánh giá dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng mang tính chất “định tính” đối với chất lượng khách hàng, chất lượng khoản vay đều có một khoảng cách lớn giữa lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, Chi nhánh còn thụ động trong việc quản lý và phân loại nợ do còn căn cứ vào yếu tố nợ mà chưa đề cập theo tình hình kinh doanh thực tế hoặc chỉ phát hiện những khoản nợ có vấn đề khi khách hàng đã có những dấu hiệu quá rõ ràng. Mặt khác, cơ sở dữ liệu để phân tích, dự báo môi trường kinh doanh, đánh giá nguồn lực và xác định tầm nhìn trung dài hạn còn nhiều thiếu sót.

Thêm vào đó, doanh thu từ các khoản cho vay, đầu tư đã làm cho ban giám đốc sao nhãng nhu cầu phải đánh giá toàn diện các rủi ro gắn liền với các giao dịch và dành đủ nguồn lực cho việc giám sát trực tiếp và rà soát rủi ro. Môi trường hoạt động của Chi nhánh luôn có những thay đổi, tuy nhiên Ban lãnh đạo chi nhánh không cập nhật quá trình đánh giá rủi ro gây khó khan trọng việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng…

c. Th ba, v hot động kim soát

Còn tồn tại sự phân cấp phân quyền và chưa gắn rõ trách nhiệm cụ thể. Sự chồng chéo trong điều hành và tác nghiệp giữa các bộ phận vẫn diễn ra thường xuyên, cơ chế tập thể quyết định vẫn tồn tại phổ biến, chẳng hạn tại Chi nhánh vẫn tồn tại tình trạng cán bộ nhân viên vừa đóng vai trò giới thiệu khách hàng, vừa thẩm định chính khách hàng đó; vừa thực hiện thẩm định khách hàng, vừa thực hiện phán quyết cho vay; hay vừa phê duyệt giải ngân vừa thực hiện giải ngân thực tế. Điều này vô hình tiếp tay cho gian lận trong việc xử lý số liệu tài chính để trục lợi cá nhân hoặc che dấu thua lỗ.

Kiểm soát nội bộ chưa thực sự làm tốt công tác ngăn chặn và giám sát mà chỉ mới thực hiện chức năng kiểm tra, phát hiện, đánh giá và xử lý các vấn đề đã phát sinh. Mặc dù BIDV đã xây dựng hệ thống quy định, quy trình các hoạt

động nghiệp vụ tuy nhiên quy định này vẫn mang tính chất chung chung. Chính vì vậy, nhiều công việc được giải quyết theo tờ trình, điều này đã làm khó cho KSNB vì không có hệ thống chuẩn thì khó thực hiện giám sát tuân thủ.

Điểm lại các sai phạm trong chi nhánh thời gian vừa qua liên quan đến quy trình về cấp tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, về theo dõi, quản lý nhóm khách hàng...cho dù xuất phát lỗi từ khách hàng hay từ bản thân cán bộ nhân viên trong chi nhánh thì cũng phải thừa nhận yếu kém trong hoạt động kiểm soát mà trong đó nguyên nhân chủ yếu là do chưa có đầy đủ

các chính sách và thủ tục kiểm soát cụ thể và hữu hiệu.

Ngoài ra, trong hoạt động kiểm soát vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất

định như các nguyên tắc thiết kế thủ tục kiểm soát chưa được áp dụng một cách hợp lý; các cuộc kiểm tra của KSNB mới chủ yếu hướng tới tính tuân thủ, sự đầy đủ của hồ sơ chứng từ mà chưa chú trọng vào việc đánh giá các rủi ro và sự phù hợp của các thủ tục kiểm soát của đơn vị. Hoạt động kiểm soát tại chi nhánh chỉ chú trọng đến việc kiểm soát xử lý và kiểm soát bảo vệ

tài sản mà chưa chú ý đến kiểm soát quản lý cũng như kiểm soát tổng quát. Cơ chế kiểm soát tập trung vào các cuộc kiểm tra, kiểm soát đột xuất mà chưa quan tâm đến cơ chế kiểm soát thường xuyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Th tư, v thông tin và truyn thông

Thực tế cho thấy các thông tin thu thập chưa được sắp xếp, phân loại để

chuyển đến các bộ phận có liên quan. Do đó, chất lượng thông tin chưa đảm bảo chi tiết đầy đủ để có thể thực hiện việc kiểm soát và ra các quyết định kịp thời. Thông thường, cán bộ nhân viên tại Chi nhánh lúc đầu báo cáo là các hoạt động sinh lời sau đó mới báo cáo về những thua lỗ, vượt xa hơn nhiều so

với sự kiến đối với một mức độ rủi ro nào đó nhưng công việc điều tra, kiểm soát không được tiến hành cho đến khi vấn đề trở nên nghiêm trọng.

Mặc dù chi nhánh đã ứng dụng phần mềm vào công tác kiểm tra kiểm soát tín dụng. Tuy nhiên, tính hệ thống và tính tương thích của cơ sở hạ tầng chưa cao.

Mỗi ngày số giờ máy ngừng hoạt động do lỗi đường truyền hoặc đường truyền quá tải còn cao. Các biện pháp xử lý khắc phục mới dừng lại ở hình thức tạm thời.

Mặc dù lãnh đạo chi nhánh đã nhận thấy được tầm quan trọng của công tác KSNB, tuy nhiên chưa quán triệt được sâu rộng đến toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh để mỗi cán bộ phải nhận thức được vai trò của mình trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Ban lãnh đạo chưa thực sự chú ý và tập trung phổ biến cho các nhân viên biết về trách nhiệm của họ đối với KSNB, điều này không chỉ ảnh hưởng đến công việc của các nhân viên mà còn không tạo được sự phối hợp giữa các nhân viên và các bộ phận khác trong ngân hàng.

Ngoài ra, việc truyền thông tin tại chi nhánh chỉ mới xuất hiện một chiều từ cấp trên xuống cấp dưới, còn phải hồi từ cấp dưới lên còn yếu, các nhân viên không mạnh dạn đưa ra các ý kiến sáng tạo, cải tiến hay trình bày những vấn đề nghi ngờ sai phạm. Những phản hồi từ bên ngoài chưa được chi nhánh lưu ý.

e. Th năm, v hot động giám sát

Giám sát là việc thường xuyên và định kỳ kiểm tra và đánh giá hệ thống KSNB nhằm điều chỉnh một cách thích hợp. Các hoạt động giám sát thường xuyên như kiểm tra đối chiếu; kiểm toán nội bộ; kiểm toán độc lập, trong đó kiểm toán nội bộ (KTNB) đặc biệt được chú ý trong hệ thống KSNB. Đây là hoạt động giám sát một cách độc lập hệ thống KSNB trong tổ chức, được thiết

kế ngoài quy trình hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, tại chi nhánh, hiện nay chất lượng các cuộc kiểm toán chưa cao. Hầu hết các cuộc kiểm toán đều chủ

yếu kiểm tra tính tuân thủ của nhân viên đối với các quy định của Nhà nước và của BIDV; điều tra các gian lận sai sót phát sinh trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh mà chưa chú ý đến kiểm tra hiệu suất và hiệu quả hoạt động. Vai trò quan trọng của kiểm toán nội bộ là đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra đề xuất cải tiến là chưa tốt; vai trò đánh giá rủi ro làm cơ

sở thực hiện kiểm toán chưa được thực hiện một cách hệ thống. Mặc dù trong quy chế KTNB của BIDV nhấn mạnh phương pháp tiếp cận kiểm toán là dựa vào đánh giá rủi ro nhưng trong thực tế chưa có quy định hướng dẫn cụ thể và việc đánh giá rủi ro dựa trên kinh nghiệm của kiểm toán viên.

Kiểm toán nội bộ với tư cách một phần của việc giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ mới chỉ dừng ở công tác hậu kiểm dưới hình thức tổ chức từng đợt kiểm tra, chủ yếu là kiểm tra xem việc thực hiện nghiệp vụ có đúng quy trình hay không? Chứng từ sổ sách có đầy đủ và đúng hay không...nên mất thời gian, chi phí và những vấn đề phát sinh thường lại là những sai phạm phát sinh trong quá khứ, không cho kết luận tổng thể về những điểm yếu trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh và cũng không định hướng được hướng phát triển cho hoạt động tín dụng trong tương lai.

Ngoài ra, BIDV nói chung và BIDV Bắc Quảng Bình nói riêng chưa có chỉ tiêu đánh giá chất lượng của kiểm toán nội bộ. Quy trình và phương thức tổ chức thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng chưa đầy đủ và hoàn thiện, một số khâu lại bị bỏ sót. Thêm vào đó, chưa xây dựng được chương trình làm việc cụ thể để đánh giá chất lượng và mức hài lòng của các bên hữu quan đối với công tác KTNB.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, Luận văn giới thiệu khái quát về NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Quảng Bình. Về quá trình hình thành phát triển của Chi nhánh.

Nội dung trọng tâm của chương 2, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh, tham gia khảo sát và

đưa ra các kết quả phát hiện được khi thực hiện kiểm soát nội bộ tại BIDV Bắc Quảng Bình.

Đồng thời đưa ra những nhận xét về mặt đạt được và tiếp cận những tồn tại trong công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh theo COSO, đây là cách tiếp cận hiện đại đang được bản thân BIDV nói chung và chi nhánh áp dụng để phù hợp với thông lệ quốc tế.

CHƯƠNG 3 MT S GII PHÁP NHM TĂNG CƯỜNG KIM SOÁT NI B HOT ĐỘNG TÍN DNG TI NGÂN HÀNG THƯƠNG MI C PHN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIN BIDV- CHI NHÁNH BC QUNG BÌNH 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020

3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Quảng Bình đến TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Quảng Bình đến năm 2020

Trên cơ sở định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và cổ

phần Việt Nam, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Quảng Trạch

đến năm 2020. BIDV Bắc Quảng Bình đã đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2013-2020 là điều hành tăng trưởng tín dụng có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực, chương trình/dự án ưu tiên đảm bảo an toàn, hiệu quả và góp phần quan trọng tăng tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng trên địa bàn đồng thời tiếp tục triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn hỗ trợ sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp bảo đảm hài hóa lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng. Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, phấn đấu trích đủ dự phòng rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống

Tập trung phát triển, khai thác các đối tượng khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới trên địa bàn. Tiếp cận đa dạng các mảng thị trường, xây dựng danh mục cho vay ổn định, nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro.

Trọng tâm phát triển các khách hàng có mức độ tín nhiệm cao, đồng thời chú trọng, thận trọng trong mở rộng, tìm kiếm khách hàng mới, phát triển kinh doanh và quản trị rủi ro.

Đảm bảo phát triển tín dụng dựa trên nguyên tắc: khách hàng tốt; phương án kinh doanh an toàn hiệu quả; đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn; khách hàng có ý thức trả nợ; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát khoản vay.

Liên tục kiểm tra rà soát các danh mục nợ quá hạn, nợ xấu; danh mục nợ

mới phát sinh chú trọng vào các điều kiện tín dụng với khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những đối tượng khách hàng hướng tới:

Trên cơ sở định hướng phát triển trên, BIDV đã chú trọng hướng đến những đối tượng khách hàng có mối quan hệ thường xuyên, được đánh giá xếp hạng tín dụng cao. Tiếp cận vào các đối tượng khách hàng có nhiều tiềm năng như các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn; thường xuyên và sử dụng nhiều dịch vụ của BIDV.

Ưu tiên phát triển khách hàng cá nhân theo các chương trình dựa án hợp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV), chi nhánh bắc quảng ninh (Trang 82)