1. Tính cấp thiết của đề tài
3.2.1. Hoàn thiện môi trường kiểm soát nội bộ
Môi trường kiểm soát là sự tích hợp các nhân tố bên trong và bên ngoài ngân hàng liên quan đến quan điểm, nhận thức, thái độ và hành động của nhà quản lý đối với việc thiết kế, vận hành có hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ. Hoàn thiện môi trường kiểm soát nhằm giúp nhà quản lý nhận thức được đầy
thích đáng đến việc thiết kế, vận hành các quy định, chính sách, các bước và thủ tục kiểm soát ở mọi khâu, mọi cấp, mọi phòng ban trong chi nhánh. Để
môi trường kiểm soát nội bộ trở nên lành mạnh, chi nhánh cần thực hiện các giải pháp sau:
a. Hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động KSNB tại chi nhánh và quan
điểm điều hành của nhà lãnh đạo
Để hoàn thiện công tác KSNB, điều đầu tiên đó là phải hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động KSNB. Chi nhánh cần phối hợp với BIDV để thống nhất mô hình tổ chức hoạt động của bộ máy KSNB; đưa ra các chính sách và quy định mang tính chất pháp lý về ba kiểm soát một cách rõ nét, khẳng định vai trò, thẩm quyền và hạn chế việc “vô hiệu hóa” chính ban kiểm soát; bố trí KSVNB ngồi tại chi nhánh nhưng biên chế thuộc về hội sở chính. Mô hình này sẽ giúp cho cho KSVNB vẫn độc lập với chi nhánh và vẫn đảm bảo theo dõi các công việc tại chi nhánh.
Thực hiện nghiêm túc kỷ cương điều hành, đề cao trách nhiệm người
đứng đầu đơn vị và phải thực sự lấy kết quả được giao làm thước đo chủ yếu
đểđánh giá.
Chú trọng nâng cao chất lượng tự kiểm tra tại chi nhánh, nhằm tạo điều kiện cho công tác KSNB có chiều sâu, mang tính tích cự và hiệu quả.
Ngoài ra, ban lãnh đạo cũng cần xử lý nghiêm những vi phạm đạo đức nghề nghiệp cho dù là nhỏ nhất đồng thời có chế độ đãi ngộ phù hợp đối với những kiểm soát viên có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi.
Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng rất quan trọng đến quá trình thực hiện và kết quả của thủ tục kiểm soát. Môi trường kiểm soát tốt sẽ có khả
năng phát huy hiệu quả các thủ tục kiểm soát, hạn chế những thiếu sót về thủ
tục kiểm soát, ngược lại một môi trường yếu kém sẽ kìm hãm các thủ tục kiểm soát và làm cho nó chỉ còn là hình thức mà thôi. Chính vì vậy, một trong
những vấn đề cần quan tâm là nâng cao tính trung thực và các giá trị đạo đức của toàn thể nhân viên thông qua việc xây dựng những chuẩn mực về đạo đức trong Chi nhánh; ban lãnh đạo cần phải cư xử đúng đắn, làm gương cho cấp dưới về việc tuân thủ các chuẩn mực, phổ biến quy định đến mọi thành viên bằng các thể thức thích hợp, cần chú ý đến hai vấn đề là giảm thiểu các áp lực và cơ hội phát sinh gian lận và xây dựng, truyền đạt các hướng dẫn về đạo
đức để nhân viên ý thức được cái gì đúng cái gì sai.
b. Xây dựng và phát triển nhân sự về KSNB
Với sự tăng trưởng nóng hiện nay của các NHTM đòi hỏi cần phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộđể giảm thiểu các rủi ro. Chính các KSV nội bộ sẽ giúp ngăn chăn, phát hiện và sửa chửa các vấn đề tiêu cực phát sinh cao nhất trong nội bộ ngân hàng, đồng thời đóng vai trò là người bảo vệ
tài sản cho chi nhánh. Song hiện tại, tại chi nhánh nói riêng và BIDV nói chung nguồn cung các KSV chuyên nghiệp còn quá mỏng chưa kịp đáp ứng
được so với nhu cầu của ngân hàng. Vì thế yêu cầu đặt ra đối với kiểm soát nội bộ là đào tạo và bồi dưỡng cho các KSV nâng cao năng lực chuyên môn và tu dưỡng phầm chất đạo đức của một người KSV.
Về số lượng Kiểm soát viên: Tuyển dụng những người có trình độ, kinh nghiệm phù hợp để xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ KSV có năng lực.
Về năng lực chuyên môn: KSV cần có kiến thức chuyên sâu về các sản phẩm, dịch vụ và quy trình hoạt động trong từng lĩnh vực ngân hàng, năng lực quản lý rủi ro và kiểm soát rủi ro. Đồng thời, KSV cần không ngừng tích lũy cải thiện khả năng, hiểu biết của mình về các lĩnh vực khác của ngân hàng. Nắm bắt được xu thế vận động của ngân hàng trong tương lai.
Về đạo đức nghề nghiệp: KSVNB cần không ngừng rèn luyện phẩm chất, tính kiên định, tính độc lập trong công việc. Giữ tính bí mật trong công tác, không bao che cho các sai phạm...
Chính vì vậy Chi nhánh cần phối hợp với BIDV chú trọng thực hiện công tác bồi dưỡng đào tạo cho các KSV, lựa chọn các KSV giỏi đáp ứng
được các yêu cầu vị trí công việc. Chi nhánh có thể tận dụng việc tuyển các sinh viên có trình độ khá, giỏi từ nguồn các trường đại học Kinh tế quốc dân; học viện ngân hàng; học viện tài chính...
Để giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân sự KSV, ngoài việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới chi nhánh có thể chọn các cán bộ từ phòng ban khác có năng lực phù hợp làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát chuyên biệt. Đồng thời cần xây dựng và tổ chức các chương trình đào tạo; bồi dưỡng chuyên sâu về
nghiệp vụ tín dụng cũng như phương pháp kiểm tra, kiểm soát nội bộđể nâng cao trình độ cho các KSV. Cử nhân viên phòng Kiểm tra nội bộ tham gia vào các khóa đào tạo về nghiệp vụ do HSC tổ chức...
Bên cạnh đó, Chi nhánh cần phối hợp với HSC để xây dựng chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý cân bằng với chức năng và nhiệm vụ của các KSV nội bộ. Thực hiện phân công công việc và quyền hạn của từng KSVNB một cách rõ ràng, hợp lý phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm, và năng lực của mỗi một KSV. Khi phân công công việc cần cân nhắc đến tính liên tục và tính luân phiên để các KSV có thể thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả và cũng phải xem xét tới khả năng, trình độ và kinh nghiệm của những KSV khác.
Ngoài ra, cần phối hợp với HSC, đưa ra các tiêu chí để xem xét đánh giá kết quả hoạt động và năng lực làm việc thực tế của KSV. Định kỳ thông báo cho các KSVNB về những tiến bộ và những triển vọng nghề nghiệp của từng người, trong đó phải nói rõ: kết quả hoạt động của từng KSV nội bộ; triển vọng các nhân và cơ hội thăng tiến của mỗi người