1. Tính cấp thiết của đề tài
3.2.5. Tăng cường công tác giám sát
a. Xây dựng và hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng
Một hệ thống KSNB hữu hiệu chỉ có thể hạn chế tối đa các sai phạm chú không thể đảm bảo rủi ro, gian lận và sai sót không xảy ra. Chính vì vậy, hệ
thống KSNB chi nhánh cần được giám sát nhằm phát hiện kịp thời những khuyết điểm của hệ thống KSNB để có những biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt với mục tiêu chính là nhằm đảm bảo cho hệ thống KSNB luôn hoạt
động hữu hiệu. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho Chi nhánh cần tổ
chức lại bộ phận kiểm toán nội bộ, trong đó chú ý đến cơ cấu lại tổ chức nhân sự theo hướng: đảm bảo trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Kiểm toán viên nội bộ ngay từ khâu tuyển dụng; duy trì năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, phối hợp với HSC thực hiện luân chuyển cán bộ kiểm toán nội bộ; tăng cường công tác KTNB theo hướng: mở rộng nội dung và phạm vi kiểm toán theo hướng liên kết các loại hình kiểm toán mà chủ yếu vẫn là hoạt động kiểm toán quy trình; xây dựng và ban hành hoàn thiện chính sách kiểm toán nội bộ, trong đó chỉ rõ nhiệm vụ và các nguyên tắc tiến hành kiểm toán nội bộ. Ngoài ra, phối hợp cùng HSC tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bổ sung cơ chế chính sách kiểm toán nội bộ như
quy chế, quy trình, kế hoạch kiểm toán nội bộ cụ thể theo sát với chuẩn mực quốc tế đồng thời phối hợp xây dựng và phổ biến ban hành cẩm nang kiểm toán nội bộ.
Kết thúc mỗi cuộc kiểm tra, KSV nội bộđưa ra các kết luận đối với công tác kiểm tra về hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Trong báo cáo sẽ trình bày những ưu điểm cũng như hạn chế của chi nhánh trong hoạt động tín dụng,
Mặc dù báo cáo kiến nghịđã được trình lên cấp lãnh đạo để nắm bắt tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh. Tuy nhiên, việc thực hiện các kiến nghị của KSV chưa được Chi nhánh chú ý hoặc lập báo cáo sau kiểm tra chỉ mang tính
đối phó. Chính vì vậy Phòng kiểm tra nội bộ cần chú trọng vấn đề giám sát việc thực hiện các kiến nghị của mình để tránh các kết luận kiểm tra trở nên không có hiệu lực và không làm cải thiện tình hình hoạt động của Chi nhánh.
Đồng thời, phòng kiểm tra nội bộ nên cần có một chuyên viên phụ trách giám sát sau kiểm tra, để đôn đốc và nhận các báo cáo thực hiện sau kiểm tra của chi nhánh một cách chi tiết.
b. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá về kết quả hoạt động của KSNN
Các chỉ tiêu truyền thống đểđánh giá kết quả hoạt động KSNB hoạt động tín dụng như số biên bản, kết luận được công bố, số sai phạm được phát hiện, số lượng kiến nghị trong từng cuộc kiểm tra chỉ mang tính định tính. Do đó, những kết quả mang lại còn có nhiều hạn chế. Vì thế BIDV nói chung và BIDV Bắc Quảng Bình nói riêng cần xây dựng và áp dụng hệ thống chấm điểm KPIs
đểđánh giá kết quả KSNB hoạt động tín dụng các tiêu chí này bao gồm:
- Nhân sự: tiêu chí hoạt động dựa chính cụ thể là số năm làm việc trung bình trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ, tỷ lệ phần tram kế hoạch đào tạo được sử dụng.
- Tính hiệu quả: tiêu chí đo lường để xem xét tính hiệu quả là số lượng các phát hiện kiểm soát lớn, tỷ lệ phần trăm các khuyến nghị được chấp nhận, khoảng thời gian từ lúc có báo cáo cuối cùng đến lúc thực hiện các khuyến nghị…
- Chất lượng: Tiêu chí đánh giá xem xét có thể là mức độ hài lòng của các
đối tượng có liên quan, số lượng các ý kiến về hoạt động kiểm tra, kiểm soát. - Chi phí: thể hiện qua số lượng các cuộc kiểm soát, mức độ hoàn thành kế hoạch kiểm soát, số giờ kiểm tra thực tế so với số giờ được lập kế hoạch,
tổng chi phí để thực hiện các cuộc kiểm soát, phần tram chi phí tiết kiệm được từ tổng ngân sách của bộ phận…
- Báo cáo: số lượng các cuộc báo cáo được lập, khoảng thời gian thực hiện, số lượng các quan điểm không hai lòng, không chấp nhận…
Ngoài ra, Chi nhánh cần hối hợp với BIDV để nghiên cứu điều chỉnh và chức năng nhiệm vụ của công tác kiểm tra, KSNB phù hợp, tránh trường hợp chồng chéo, dẫm chân lên nhau nhưng lại bỏ lọt mất nhiều khâu quan trọng. Bên cạnh đó, phảm đảo bảo nguyên tắc phân công, phân nhiệm; nguyên tắc bất kiêm nhiệm và nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI