1. Tính cấp thiết của đề tài
3.2.2. Xây dựng hệ thống nhận diện và đánh giá rủi ro
không một ngân hàng nào có thể tồn tại và phát triển lâu dài mà không xây dựng cho mình hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả và phải xem quản trị rủi ro là một hoạt động của Chi nhánh chứ không được xem như là một hoạt động hỗ
trợ như hiện nay.
Để đánh giá và phân tích tốt rủi ro tín dụng có tín dụng có thể xảy ra, chi nhánh cần căn cứ vào quy định và quy chế do HSC ban hành để xây dựng các mục tiêu tổng thể trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh một cách rõ ràng chi tiết dễ hiểu và được phổ biến rộng rãi cho toàn thể nhân viên trong chi nhánh
để có thể dựa vào đó mà thực hiện công việc. Một khi các mục tiêu được đề ra thì nhân viên quản lý mới có thể nhận dạng đầy đủ và chính xác rủi ro, phân tích rủi ro và tìm ra các biện pháp để ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro tín dụng ở
mức có thể chấp nhận được. Ban lãnh đạo ngân hàng cần thường xuyên hoặc
định kỳ tổ chức các buổi thảo luận với các thành viên trong phòng ban, bộ
phận của Chi nhánh, để có thể trao đổi các thông tin, từ đó, nhà quản lý có một cái nhìn tổng thể về các vấn đề mà chi nhánh gặp phải và nhận biết những rủi ro đang đe dọa đến mục tiêu của ngân hàng.
Chi nhánh cần chú ý tới việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề. Bằng cách, dựa trên Báo cáo phân loại nợ của Chi nhánh qua các tháng để nắm bắt và cảnh báo sớm các khoản nợ vay có vấn đề, rà soát các khoản nợ mới phát sinh, các khoản nợ cũ định kỳ từng tháng. Các chỉ tiêu để xác định nợ vay có vấn đề như:
Các khoản nợ thường xuyên nhảy nhóm Các khoản nợ thường xuyên chậm trả gốc, lãi Các khoản nợ đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm
Các khoản nợ có sự tăng trưởng đột biến trong thời gian ngắn đối với khách hàng mới có quan hệ tín dụng....
ro có thể gặp phải tại Chi nhánh, các rủi ro ở quy trình tín dụng có thể xảy ra
đểđảm bảo không có rủi ro nào bị bỏ sót trong quá trình đánh giá
Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần quan tâm đến xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng một cách định kỳ, thường xuyên kết hợp với hệ
thống thông tin CIC để có thể đưa ra đánh giá khách quan nhất về khách hàng vay vốn.
Để nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đảm bảo kiểm soát có hiệu quả
các loại rủi ro chính thì trong quá trình thực hiện và đo lường rủi ro Chi nhánh cần phải đảm bảo 5 yếu tố chính:
Thứ nhất, yếu tố con người được thể hiện liên quan đến việc bổ nhiệm chuyên trách, vai trò và trách nhiệm cụ thể
Thứ hai, kiểm tra. Thông qua việc kiểm tra độc lập, thẩm định hiệu quả
các chính sách và quy định, quy trình nghiệp vụ tín dụng
Thứ ba, đảm bảo các chính sách, quy định, quy trình nghiệp vụ tín dụng
được triển khai đến từng phòng ban và cán bộ công nhân viên trong chi nhánh. Đảm bảo công cụ hỗ trợ cho quản lý và đo lường rủi ro
Thứ tư, hoạt động đánh giá, bằng cách tổ chức các bộ phận chuyên môn tự tiến hành đánh giá, thực hiện kiểm điểm các nội dung công việc sẽ tiến hành.
Thứ 5, Phối hợp hoạt động nhằm mục tiêu triển khai mô hình đánh giá rủi ro có hiệu quả.
Ngoài ra, chi nhánh cũng cần quan tâm đến những nhân tố có tính chất quyết định đến thành công của quản trị rủi ro như: sự đồng thuận và thống nhất trong chính sách quản lý rủi ro; sự cam kết và hỗ trợ của ban lãnh đạo Chi nhánh; đảm bảo chức năng quản lý rủi ro được phân bổ nguồn lực thỏa
đáng để phát triển khung, các chiến lược rủi ro, các chính sách thúc đẩy việc thực thi; phân chia vai trò trách nhiệm giữa các bộ phận phải rõ ràng, liên tục;
nâng cao và nhận mạnh nhận thức rủi ro thông qua các bài học từ sự kiện tổn thất cả từ bên trong và bên ngoài; xác định các khu vực có mức độ rủi ro cao nhất…