Hoàn thiện công tác kiểm soát

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV), chi nhánh bắc quảng ninh (Trang 97 - 99)

1. Tính cấp thiết của đề tài

3.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm soát

Để hoạt động kiểm soát được diễn ra thuận lợi và có hiệu quả cao, dựa vào quy chế, quy định của HSC Chi nhánh cần chú ý xây dựng hệ thống các văn bản nội bộđểđiều chính các hoạt động nghiệp vụ theo đặc điểm riêng của chi nhánh. Ngoài ra, chi nhánh cần tổ chức các buổi hội thảo rà soát, xây dựng các sơ đồ quy trình quy định nghiệp vụ trên cơ sở quy trình nghiệp vụ tín dụng của HSC nhằm chuẩn hóa các quy trình hoạt động, tạo cẩm nang hướng dẫn chi tiết cho từng cán bộ, nhân viên trong chi nhánh. Qua quá trình lập sơ đồ quy trình nghiệp vụ sẽ giúp ngân hàng phát hiện các rủi ro tiềm ẩn trong việc thực hiện các quy trình, từ đó xác định đánh giá tính phù hợp của các chốt kiểm soát, từ đó, sữa đổi bổ sung thêm các chốt kiểm soát theo hướng tăng cường khả năng hỗ trợ kiểm soát tựđộng từ các khâu.

Hiện tại, công tác kiểm tra, kiểm soát của phòng kiểm tra nội bộ Chi nhánh là theo hướng chi tiết. Tuy nhiên với phương pháp kiểm tra chi tiết này

đòi hỏi đội ngũ kiểm soát viên đông, thời gian thực hiện nhiều, vì vậy cán bộ

kiểm tra nên thay đổi phải biết kết hợp giữa kiểm tra chi tiết và kiểm tra hệ

thống nhằm giảm thiểu chi phí thời gian nhân lực nhưng vẫn mang đến hiệu quả cho công tác KSNB. Với phương pháp kiểm tra hệ thống, KSVNB kiểm tra thực hiện trên các chứng từ đã hoạch toán, phỏng vấn đối tượng liên quan

đến hoạt động tín dụng bao gồm ( cán bộ nhân viên chi nhánh và khách hang), quan sát quy trình cụ thể. Với cách này, chi nhánh sẽ có được cái nhìn tổng thể khách quan về hoạt động tín dụng tại Chi nhánh. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa hai phương pháp kiểm tra chi tiết và kiểm tra hệ thống sẽ giúp phát huy được ưu điểm và khắc phục được nhược điểm chúng đồng thời mang đến

hiệu quả cao cho hoạt động kiểm soát.

Đồng thời, trước khi tiến kiểm soát hoạt động tín dụng. Chi nhánh cần tiến hành lập kế hoạch chi tiết các nghiệp vụ bố trí thời gian kiểm tra phù hợp

đối với nghiệp vụ của từng phòng ban để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Đảm bảo việc kiểm tra không chỉ thực hiện theo kế hoạch hàng năm mà phải chi tiết cụ thể hàng quý, hàng tháng. Đặc biệt trong công tác kiểm tra hoạt động tín dụng không nên chỉ áp dụng đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm hiện tại mà phải xem xét cả những nghiệp vụ phát sinh trước đó. Như vây, KSNB mới có thể kịp thời phát hiện những sai sót, gian lận trong hoạt động tín dụng và đưa ra các giải pháp ngăn chặn để hạn chế rủi ro và thiệt hại. Bên cạnh thực hiện các cuộc kiểm tra theo kế hoạch đã đề ra, bộ phận kiểm tra nội bộ cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra đột xuất, bất thường đối với những khách hàng có dư nợ quá hạn, nợ xấu,

đánh giá việc thực hiện các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. cần kiểm tra có trọng điểm, đối với những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chính và đề xuất các giải pháp

để phòng ngừa rủi ro tín dụng.

KSVNB nên tiến hành kiểm tra kiểm soát đặc biệt khi có những sự cố

xảy ra trong hoạt động tín dụng như một khoản tín dụng lớn bị tổn thất hay có nghi ngờ rủi ro xảy ra, cán bộ tín dụng cố ý thực hiện sai quy trình nghiệp vụ

và quy định của ngân hàng, khi có vụ việc hay thông tin liên quan đến cán bộ

tín dụng…từ đó, tìm hiểu các vấn đề phát sinh và có kiến nghị kịp thời với lãnh đạo Chi nhánh. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo Chi nhánh cần quán triệt hơn nữa tầm quan trọng của công tác KSNB trong ý thức và thực thi của cán bộ

viên chức đặc biệt là trong kiểm tra hoạt động tín dụng, việc kiểm tra này sẽ

không dừng lại trong công tác hậu kiểm, mà còn phải được tiến hành ở toàn bộ các khâu của quá trình cho vay. Ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ để thẩm định

và quyết định cấp tín dụng thì cán bộ kiểm tra nội bộ phải bắt tay vào kiểm tra dự án, hoạt động này sẽ được thực hiện liên tục đối với dự án đó cho đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV), chi nhánh bắc quảng ninh (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)