1. Tính cấp thiết của đề tài
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá kết quả KSNB hoạt động tín dụng
Việc đo lường và đánh giá kết quảđối với hoạt động kiểm soát trong các doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng là rất cần thiết. Rõ ràng kết quả
hoạt động KSNB hoạt động tín dụng trong NHTM là một khái niệm tương đối vì nó được đánh giá bằng cách so sánh mục tiêu NHTM đặt ra khi thiết lập và duy trì KSNB (yếu tố đầu ra) đạt được và sử dụng nguồn lực cho KSNB yếu tốđầu vào.
Yếu tố đầu vào của hoạt động KSNB hoạt động tín dụng bao gồm: số
lượng, chất lượng nhân sự làm công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng; chi phí dành cho bộ phận kiểm soát; chi phí áp dụng cho yếu tố khoa học công nghệ vào công tác KSNB hoạt động tín dụng. Yếu tố đầu ra của hoạt
động KSNB trong ngân hàng thương mại mang tính chất vô hình bao gồm: tính trung thực của thông tin tài chính; khả năng dự đoán để giảm thiểu rủi ro có thể xẩy ra đối với hoạt động tín dụng, khả năng phát hiện kịp thời các vi phạm và khuyến nghị được đưa ra…Do vậy, để đánh giá kết quả của hoạt
động KSNB hoạt động tín dụng của NHTM chính là việc đánh giá vào kết quả của việc thực hiện quy trình của hoạt động tín dụng, các vi phạm và sửa chữa,…hơn là đánh giá các con số.
Để đánh giá kết quả KSNB hoạt động tín dụng có tiết kiệm các nguồn lực trong quá trình thực hiện công việc hay không, thông thường các NHTM xem xét về mức độ hoàn thành nhiệm vụ KSNB và so sánh giữa chi phí giành cho KSNB giữa các ngân hàng với nhau. Tuy nhiên, những thông tin này
được các NHTM bảo mật, do đó, đánh giá kết quả của hoạt động tin dụng bằng cách so sánh kết quả và chi phí dành cho KSNB giữa các ngân hàng với nhau là không thể so sánh được.
Vì vậy đểđánh giá khách quan kết quả KSNB hoạt động tín dụng, trước hết phải xác định được thước đo đánh giá. Thước đo phải đảm bảo phục vụ tốt cho việc đánh giá đầu ra theo mục tiêu, chiến lược cũng như mối liên kết từ
yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra. Đối tượng đánh giá là mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và yếu tốđầu ra của hoạt động KSNB, như phân tích ở trên là rất phức tạp và khó đo lường bằng các giá trị cụ thể. Do đó, phần lớn các tiêu chỉ
tiêu đánh giá chỉ là chỉ tiêu mang tính định tính.
Hiện tại, kết quả công tác KSNB hoạt động tín dụng tại các NHTM thường được thể hiện thông qua các tiêu chí về số lượng, thời gian và chi phí
a. Thước đo số lượng
Thước đo số lượng chủ yếu để xác định quy mô hoạt động kiểm soát nội bộ bao gồm:
- Số lượng các cuộc kiểm tra hoạt động tín dụng được thực hiện bởi bộ
phận KSNB. Công tác kiểm tra nội bộ hoạt động tích cực trước hết được thể
hiện qua số lượng các đợt kiểm tra trong năm, công tác kiểm tra được thực hiện thường xuyên liên tục giúp phát hiện tối đa những sai sót xảy ra qua đó giúp hoạt động tín dụng được thực hiện có hiệu quả hơn.
- Số hợp đồng tín dụng được kiểm tra. Việc kiểm tra kiểm soát nội bộ
hoạt động tín dụng được thực hiện theo phương pháp kiểm tra chọn mẫu, tiêu chí đánh giá hoạt động tín dụng dựa trên số lượng hợp đồng tín dụng được kiểm tra. Tỷ lệ hồ sơ kiểm tra càng nhiều thì chất lượng tín dụng càng được nâng cao qua đó thể hiện được hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ…
Do tính phức tạp và đa dạng của kết quả đầu ra trong hoạt động KSNB tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nên thước đo số lượng không thể phản ánh toàn bộ kết quả thu được vì vậy cần kết hợp với các thước
đo còn lại
b. Thước đo chất lượng
Phản ánh chất lượng của hoạt động KSNB được thể hiện ở chất lượng báo cáo KSNB và giai đoạn giám sát sau kiểm soát. Những tiêu chí để đo lường báo cáo KSNB là: tính chính xác, tính khách quan, tính xây dựng, yêu cầu rõ ràng, cô động, đầy đủ, kịp thời. Báo cáo KSNB phải tập trung vào
đúng vấn đề, các sai phạm được phát hiện và hướng xử lý đối với các sai phạm. Chất lượng của giai đoạn giám sát sau kiểm soát, không chỉ thể hiện ở
các văn bản, báo cáo kiến nghị mà còn phải thực hiện phúc tra kết quả sửa sai. Thước đo chất lượng chính là hệ thống các chỉ tiêu định tính đánh giá trực tiếp hiệu quả hoạt động KSNB hoạt động tín dụng trong NHTM. Để
đánh giá được chất lượng hoạt động KSNB hoạt động tín dụng, trong trường hợp này, giả sử nguồn lực (yếu tố đầu vào) cho hoạt động KSNB hoạt động tín dụng là không thay đổi. Thước đo chất lượng được thể hiện
ở: khả năng phát hiện ra các sai phạm trong hoạt động tín dụng của ngân hàng; khả năng cảnh báo đối với hệ thống quản lý để từ đó đưa ra các chính sách điều hành hoạt động tín dụng để giảm tỷ lệ nợ xấu, giảm các hành vi vi phạm, giảm rủi ro tác nghiệp,…kết quả của hoạt động KSNB giúp Ban
điều hành đánh giá đúng thực chất tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng để đưa ra quyết định phù hợp.
c. Thước đo chi phí
Thông tin chi phí có vai trò quan trọng trong việc đánh giá, so sánh kết quả hoạt động KSNB đạt được với kế hoạch với kỳ trước và với mức trung bình chung của ngành. Như vậy, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động KSNB hoạt động tín dụng trong NHTM thể hiện yếu tốđịnh tính hơn là định lượng.
Với mỗi thước đo trên đều có những ưu và nhược điểm riêng vì vậy, để đánh giá chính xác kết quả của công tác KSNB hoạt động tín dụng thông thường sẽ tổng hợp các thước đo tổng hợp trên
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì tín dụng luôn là hoạt động quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng nhưng cũng hàm chứa nhiều rủi ro cho các NHTM. Kiểm soát nội bộ hoạt
động tín dụng đã trở thành công cụ quan trọng ngăn ngừa nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các rủi ro cho NHTM.
Chương 1 trình bày những vấn đề khái quát về tín dụng, tìm hiểu rủi ro tín dụng và nguyên nhân xảy ra những rủi ro đó. Tiếp cận khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ, mục tiêu và nguyên tắc của hệ thống kiểm soát nội bộ. Đồng thời, chỉ rõ được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong NHTM, các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt
động tín dụng.
Những vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại và nội dung của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong NHTM được trình bày ở trên sẽ là nền tảng để luận văn đánh giá thực trạng của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Bắc Quảng Bình ở chương 2
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM- CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH
2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH
2.1.1. Giới thiệu về chi nhánh
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Bắc Quảng Bình (BIDV Bắc Quảng Bình)_ tiền thân là chi điểm Bắc Quảng Bình được thành lập vào tháng 4/1965. Tháng 7/1989, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Ba Đồn được thành lập sau khi tách tỉnh Bình Trị Thiên. Năm 1993,
đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và phát triển Ba Đồn theo quyết định số
69/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tháng 11/2006 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Ba Đồn được nâng cấp thành Chi nhánh cấp 1 và đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Bắc Quảng Bình (được thành lập theo QĐ888/2005/QĐ-NHNN của NHNN). Năm 2012 cùng với sự kiện Ngân hàng “mẹ” chuyển đổi hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bắc Quảng Bình chính thức có tên gọi Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Quảng Bình
Từ khi thành lập tới nay, Chi nhánh không ngừng mở rộng địa bàn giao dịch, cụ thể:
+ Tháng 6/2007 Chi nhánh mở Phòng giao dịch Thanh Hà mở rộng phạm vi hoạt động sang phía Bắc Huyện Bố Trạch chủ yếu là từ phía Nam cầu Gianh đến phía Bắc thị trấn Hòn Lão.
cho phía Bắc huyện Quảng Trạch.
+ Tháng 5/2008 Chi Nhánh tiếp nhận Phòng Giao dịch Tuyên Hóa từ
Ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng Bình, và mở rộng hoạt động trên hai
địa bàn huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa.
+ Tháng 10/2009 Chi nhánh mở Quỹ tiết kiệm Ba Đồn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh, kịp thời, đảm bảo chất lượng và giảm lượng giao dịch tại Hội sở.
+ Tháng 6/2011 Chi nhánh mở thêm phòng giao dịch Hòn La, phục vụ
chủ yếu cho khu công nghiệp Cảng Hòn La.
+ Tháng 8/2012 nâng cấp Quỹ tiết kiệm Ba Đồn thành Phòng giao dịch Ba Đồn, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng.
+ Tháng 12/2013 Ngân hàng TMCP Đầu Tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Quảng Bình đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động Phòng giao dịch Hòa Ninh, cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho 9 xã vùng Nam Quảng Trạch.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
BIDV Bắc Quảng Bình là thành viên của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, có chế độ hạch toán phụ thuộc. Hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, theo các quy định của pháp luật và theo điều lệ tổ chức hoạt
động của BIDV. Thực hiện đầy đủ chức năng của một NHTM, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán và dịch vụ ngân hàng. Cụ thể:
- Huy động vốn ngắn, trung, dài hạn dưới các hình thức: Tiền gửi có kỳ
hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức.
- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các TCTD khác. - Cho vay ngắn, trung, dài hạn.
- Làm dịch vụ thanh toán nội địa và quốc tế. - Tư vấn tài chính.
- Tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ dự án
- Đại diện cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) trong những vấn đề liên quan đến thực hiện tại địa phương...
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý
a. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý hoạt động
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của BIDV Bắc Quảng Bình tương đối
đơn giản, gọn nhẹ. Mỗi phòng ban đều vừa độc lập vừa có sự liên kết trong công việc tạo thành thể thống nhất trong bộ máy của Ngân hàng
Hình 2.1: Mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Quảng Bình P. Kiểm tra nội bộ P. Quan hệ khách hàng P. Quản lý Tín dụng Phó Giám đốc (Phụ trách kinh doanh) Phó Giám đốc (Phụ trách tài chính) Giám đốc P. Kế toán Tài chính P. Ngân quỹ P. Hành chính nhân sự PGD Hòn La PGD Ròon PGD Thanh Hà PGD Tuyên Hóa Bộ phận Marketing P. GD Ba Đồn PGD Hòa Ninh
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban được quy định rõ ràng như sau: ØPhòng giao dịch:
Là nơi diễn ra các giao dịch thường xuyên giữa NH và KH. PGD thực hiện đầy đủ các chức năng như chi nhánh nhưng có quy mô nhỏ hơn, gồm có:
- Tiếp nhận khách hàng (KH) và tư vấn về các sản phẩm tài chính cho KH. - Thực hiện các nghiệp vụ như: nhận tiền gửi của KH, thanh toán, cho vay…
- Phát hành thẻ thanh toán cho KH.
- Một số nghiệp vụ khác: đổi tiền, chuyển đổi ngoại tệ… ØPhòng quan hệ khách hàng:
- Tìm kiếm KH mới.
- Cung cấp các dịch vụ: bảo lãnh, tín dụng, thanh toán quốc tế cho KH. - Tiếp cận và hướng dẫn KH lập hồ sơ và các thủ tục cần thiết.
- Thực hiện các biện pháp chăm sóc khách hàng, giải đáp thắc mắc của KH...
ØPhòng quản lý tín dụng:
- Thẩm định KH vay vốn hoặc bảo lãnh.
- Quản trị và kiểm soát các rủi ro trong hoạt động ngân hàng: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro ngoại hối...
- Trích lập rủi ro cho các khoản nợ xấu, có khả năng mất vốn. - Xét duyệt tín dụng.
ØPhòng kiểm tra nội bộ:
Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các phòng ban khác trong chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc sự quản lý của BIDV Bắc Quảng Bình
ØPhòng hành chính, nhân sự:
- Quản lý cơ sở vật chất chung.
- Tiếp nhận, phát hành các thông báo, văn thư. ØPhòng kế toán tài chính:
- Ghi chép và theo dõi toàn bộ các hoạt động liên quan đến dòng lưu chuyển tiền tệ và tài sản.
- Thực hiện hạch toán, quyết toán các khoản thu, chi, thiết lập các báo cáo tài chính.
- Hậu kiểm việc hạch toán kế toán đối với tất cả các đơn vị trực thuộc chi nhánh.
ØPhòng ngân quỹ:
- Nhập và xuất kho tiền mặt.
- Điều chuyển tiền mặt giữa các phòng giao dịch và chi nhánh để đảm bảo nhu cầu tiền mặt tại các đơn vị.
- Nhập và xuất kho các giấy tờ có giá, tài sản thế chấp và các tài sản tương đương tiền của NH.
- Giải ngân các khoản tín dụng đã được xét duyệt. ØPhòng Marketing:
- Thực hiện các chương trình Marketing của hội sở và chi nhánh.
- Đưa ra các biện pháp, các chính sách marketing hợp lý, có hiệu quả
cao.
b. Tình hình nhân sự
Nhân sự luôn là yếu tố then chốt trong mọi hoạt động, quyết định đến sự
thành bại của tổ chức. Chính vì vậy BIDV Bắc Quảng Bình luôn chú trọng công tác phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên.
Trong 3 năm 2011- 2013, tổng số lao động trong chi nhánh đều tăng và cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi đáng kể.
bộ nhân viên trình độ trên đại học, đại học ngày càng cao chiếm hơn 80% tổng số nhân viên. Số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ cao đẳng trung cấp vẫn giữ nguyên và có xu hướng giảm tỷ trọng trong 3 năm. Điều này
được thể hiện ở bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Quảng Bình
ĐVT: Người
Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số 59 100.00 67 100.00 71 100.00 Trình độ học vấn Trên đại học 1 1.69 2 2.99 2 2.82 Đại học 51 86.44 58 86.57 62 87.32 Trung cấp, cao đẳng 7 11.86 7 10.45 7 9.86 Giới tính Nam 23 38.98 28 41.79 32 45.07 Nữ 36 61.02 39 58.21 39 54.93 Độ tuổi 23-30 31 52.54 37 55.22 40 56.34 31-50 26 44.07 28 41.79 29 40.85 Trên 50 2 3.39 2 2.99 2 2.82
Nguồn: Tổng hợp từ phòng Hành chính- nhân sự BIDV Bắc Quảng Bình