Khái niệm kiểm soát thuế và vai trò kiểm soát thuế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường ở cục thuế thành phố đà nẵng (Trang 26 - 29)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1. Khái niệm kiểm soát thuế và vai trò kiểm soát thuế

a. Khái niệm kiểm soát thuế

Kiểm soát

Theo Henry Fayol (1949), cha đẻ của lý thuyết quản trị hiện đại đúc kết từ năm 1916: “Kiểm soát là việc kiểm tra để khẳng định mọi việc có được thực hiện theo đúng kế hoạch hoặc các chỉ dẫn và các nguyên tắc đã được

thiết lập hay không, từ đó nhằm chỉ ra các yếu kém và sai phạm cần phải điều chỉnh, đồng thời ngăn ngừa chúng không được phép tái diễn”.

Nhấn mạnh đến kiểm soát theo phạm vi rộng, từ giai đoạn lập kế hoạch cho đến khi các kế hoạch này đƣợc thực hiện xong, Anthony và các cộng sự (1989) đã định nghĩa: “Kiểm soát là một quá trình thực hiện một tập hợp các thay đổi nhằm đạt được các mục tiêu đã định”.

Nhìn nhận kiểm soát là chức năng cuối cùng của quản lý, tác giả Dƣơng Hữu Hạnh (2009) nêu quan điểm: “Kiểm soát là tiến trình giám sát và điều chỉnh các hoạt động của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra”.

Có nhiều quan điểm khác nhau về kiểm soát, nhƣng tựu chung lại: - Kiểm soát là chức năng không thể thiếu trong quá trình quản lý một tổ chức.

- Kiểm soát là một quá trình giám sát, điều chỉnh đƣợc thực hiện liên tục trong mọi cấp độ và hoạt động của tổ chức, đƣợc thực hiện ngay từ khi xác định mục tiêu và lập kế hoạch, cho đến khi đạt đƣợc mục tiêu, và có mối quan hệ chặt chẽ với các chức năng khác.

- Mục đích của kiểm soát trong một tổ chức là: Bảo đảm kết quả đạt đƣợc phù hợp với mục tiêu của tổ chức; Bảo đảm các nguồn lực của tổ chức đƣợc sử dụng hiệu quả; Phát hiện kịp thời các vấn đề và có sự điều chỉnh phù hợp.

Kiểm soát thuế

Kiểm soát thuế là một chức năng quản lý của Nhà nƣớc trong lĩnh vực thuế. Đó là việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các luật thuế và các quy trình QLT do TCT ban hành nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời tiền thuế vào NSNN; đồng thời qua đó đề cao ý thức tự giác chấp hành chính sách, pháp luật về thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế. Trên cơ sở đó, có biện pháp hoàn thiện quy trình QLT, phân công,

phân nhiệm rõ ràng, chuẩn hóa công tác QLT nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy QLT cũng nhƣ chất lƣợng làm việc của công chức thuế.

b. Vai trò của kiểm soát thuế TN và phí BVMT

Kiểm soát thuế nói chung, kiểm soát thuế TN và phí BVMT nói riêng là một trong những chức năng, nhiệm vụ của CQT theo quy định của Luật QLT. Vai trò của kiểm soát thuế TN và phí BVMT đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Công cụ huy động nguồn lực vật chất

Thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực tài chính tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc, và cũng là nguồn thu chính của NSNN. Nền kinh tế tăng trƣởng và đạt hiệu suất hoạt động càng cao thì nguồn thu đƣợc từ Thuế càng nhiều.

Công cụ điều tiết kinh tế

Thông qua điều chỉnh chính sách thuế, Nhà nƣớc có thể thực hiện tăng giảm thuế đối với thu nhập của cá nhân, DN nhằm mục đích kích thích hay hạn chế sự phát triển của lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Ngoài ra điều chỉnh chính sách thuế còn góp phần hình thành nên cơ cấu ngành nghề hợp lý theo yêu cầu nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển khác nhau.

Công cụ điều hoà thu nhập

Căn cứ theo chính sách và vai trò của Thuế, Nhà nƣớc đã tác động đến cung cầu thị trƣờng. Từ đó điều chỉnh lại quá trình phân phối đầu vào đầu ra của nguồn lực hàng hoá thị trƣờng, từ đó làm thay đổi thu nhập, phân phối công bằng xã hội.

Thuế thể hiện vai trò phân phối, thực hiện lại thu nhập thông qua việc sử dụng tiền thuế để đƣa vào sản xuất hàng hoá dịch vụ công nhằm phục vụ tiêu dùng cho xã hội. Ngoài ra, một phần tiền thuế đƣợc Nhà nƣớc sử dụng để trợ cấp, điều hoà thu nhập trong xã hội.

Công cụ kiểm tra, kiểm soát

Thuế còn là công cụ hữu hiệu để kiểm tra, kiểm soát các DN. Bằng việc kê khai thuế, CQT có thể dễ dàng kiểm soát đƣợc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó CQT có thể phát hiện đƣợc những vấn đề gian lận trong thƣơng mại hay tình trạng trốn thuế, lậu thuế hay khai báo sai tình hình thực tế sản xuất.

Tóm lại, thông qua việc kiểm soát thuế TN và phí BVMT, Nhà nƣớc tác động tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển trên cơ sở sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, tài sản quốc gia, góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Từ vai trò của kiểm soát thuế TN và phí BVMT cho thấy, kiểm soát thuế TN và phí BVMT là cần thiết, quan trọng để quản lý nhà nƣớc nói chung, QLT nói riêng. Để kiểm soát đƣợc ngƣời nộp thuế trong việc tuân thủ pháp luật thuế, cơ quan thuế cần có hệ thống pháp lý, quy trình nghiệp vụ bắt buộc chung áp dụng trên toàn ngành thuế nhằm đảm bảo cho ngƣời nộp thuế thực hiện.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường ở cục thuế thành phố đà nẵng (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)