7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.1. Đối với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế
Để kiểm soát thuế TN và phí BVMT đối với DN khai thác khoáng sản hiệu quả, ngoài việc tăng cƣờng sự tuân thủ của NNT và việc sử dụng hiệu quả các công cụ kiểm soát hiện có, thì yếu tố chính sách cũng là một trong những nhân tố quan trọng giúp cho việc kiểm soát thuế đƣợc hiệu quả hơn. Hệ thống chính sách pháp luật thuế còn nhiều lỗ hổng, khe hỡ thì CQT sẽ khó có thể kiểm soát thuế một cách hiệu quả. Để tăng cƣờng kiểm soát thuế TN và phí BVMT đối với DN khai thác khoáng sản, CQT cần kiến nghị Bộ Tài chính và TCT sửa đổi, bổ sung một số quy định có liên quan nhƣ sau:
- Tuyên truyền và khuyến khích ngƣời dân không dùng tiền mặt khi tham gia thanh toán các hoạt động mua bán trên thị trƣờng. Để thực hiện đƣợc điều này, Nhà nƣớc cần có lộ trình dài và cụ thể, liên quan đến nâng cấp cơ sở hạ tầng và chính sách quản lý. Tuy nhiên, trƣớc mắt đối với các giao dịch mua bán thông thƣờng của các DN, điều kiện để hóa đơn đƣợc khấu trừ thuế và ghi nhận vào chi phí đƣợc trừ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, đề nghị giảm mức giá trị trên hóa đơn tối thiếu phải thanh toán qua ngân hàng từ 20 triệu xuống còn 5 triệu. Một mặt tạo thói quen cho ngƣời mua hàng phải lấy hóa đơn khi mua hàng và giao dịch qua ngân hàng, mặt khác làm giảm gian lận về mua bán hóa đơn bất hợp pháp, hạn chế các trƣờng hợp gian lận về doanh thu, về thuế.
- Quy định phạt về hành vi trốn thuế: Theo quy định hiện hành NNT có hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế trốn theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần số thuế trốn. Đây là một biện pháp nhằm răn đe,
ngăn chăn hành vi trốn thuế, tuy nhiên trong thực tế việc trốn thuế vẫn diễn ra khá phổ biến, NNT vẫn tìm mọi cách để trốn thuế, kê khai thuế không đúng thực tế kinh doanh. Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế cũng nhƣ tính tuân thủ đối với các quy định của Nhà nƣớc, cần tăng mức xử phạt theo hƣớng: từ 3 đến 5 lần số tiền thuế trốn thay vì từ 1 đến 3 lần nhƣ hiện hành.
- Xem xét thay đổi một số quy định trong quy trình thanh tra/kiểm tra: + Đối với công tác kiểm tra tại CQT: Thời gian để thực hiện đầy đủ các bƣớc thủ tục là quá dài dẫn đến việc DN đã tìm cách xóa dấu vết, đối phó với CQT. Do vậy cần sửa đổi về thời gian thực hiện bổ sung thông tin, giải trình của DN từ 20 ngày xuống còn 10 ngày (đối với 01 lần thông báo) nhằm tránh lãng phí thời gian, đồng thời nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế của DN và tăng cƣờng biện pháp kiểm tra tại trụ sở NNT trong trƣờng hợp NNT không thực hiện giải trình theo quy định.
+ Đối với công tác thanh tra/kiểm tra tại trụ sở NNT: Cần tăng thời gian kiểm tra tối đa tại trụ sở NNT từ 5 ngày làm việc lên 10 ngày, và từ 30 ngày làm việc lên 40 ngày làm việc đối với một cuộc thanh tra để việc thanh tra/kiểm tra, đối chiếu, xác minh có thể thực hiện đầy đủ trong trƣờng hợp cuộc thanh tra/kiểm tra có nội dung phức tạp, phải thực hiện nhiều phƣơng pháp, giúp cho kết quả của công tác thanh tra/kiểm tra có hiệu quả và chất lƣợng.
- Hiện nay việc sử dụng Bảng kê thu mua với các quy định còn khá dễ dàng (trong Bảng kê thu mua chỉ cần có xác nhận việc mua bán giữa hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra và chủ DN, trong đó việc xác minh hộ, cá nhân trong thực tế rất khó khăn và mất nhiều thời gian), cho nên nhiều DN đã lợi dụng để hợp thức hóa chi phí, trốn thuế, phí. Do đó, cần có quy định chặt chẽ hơn đối với các trƣờng hợp đƣợc sử dụng Bảng kê thu mua các mặt hàng nhƣ đất, cát, đá... chẳng hạn nhƣ: Trong Bảng kê thu mua cần có xác nhận của
chính quyền địa phƣơng nơi có hoạt động khai thác tài nguyên nhằm tăng cƣờng tính pháp lý cho chứng từ này khi DN hạch toán chi phí và kê khai thuế.
- Trƣớc đây, NNT nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng cho CQT phải đính kèm Bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào bán ra, dựa vào đó công chức kiểm tra có thể biết thông tin về ngƣời mua, ngƣời bán và giá trị giao dịch. Qua đó, có thể kiểm tra về tình trạng hoạt động, tình hình sử dụng hóa đơn của NNT có giao dịch (dựa vào mã số thuế), đồng thời gửi xác minh hóa đơn đến CQT quản lý giúp nhận diện các đối tƣợng có rủi ro. Tuy nhiên, thực hiện chủ trƣơng cải cách thủ tục hành chính thuế cho NNT, Bộ Tài chính đã bỏ quy định phải đính kèm các Bảng kê này, dẫn đến công tác kiểm soát của CQT gặp nhiều khó khăn do CQT không nắm rõ đƣợc NNT giao dịch với ai và giá trị bao nhiêu, ngoài ra khi thực hiện xác minh thông tin hóa đơn mất nhiều thời gian do CQT phải chủ động liên hệ với NNT cung cấp hóa đơn để xác định các thông tin giao dịch. Do vậy, đề xuất phục hồi bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào và hàng hóa dịch vụ bán ra của tờ khai thuế giá trị gia tăng để kiểm soát đƣợc tình hình kê khai thuế của DN và hạn chế đƣợc tình trạng mua bán hóa đơn bất hợp pháp.