7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.1. Những hạn chế
a. Đối với công tác phục vụ kiểm soát thuế TN và phí BVMT
- Về phân công QLT
Hiện nay, phân công quản lý trong ngành thuế theo hƣớng: DN do CQT nào quản lý thì mọi hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế đều nộp cho CQT đó. Việc phân công nhƣ vậy tạo điều kiện tập trung quản lý, tuy nhiên đối với hoạt động khai thác tài nguyên thì rất khó quản lý vì thƣờng địa bàn khai thác tài nguyên rất xa và thuộc vùng sâu nên công tác tiếp cận thực tế của CQT là rất khó trong việc kiểm soát sản lƣợng tài nguyên khai thác.
- Cách thức tổ chức bộ máy kiểm soát:
Chức năng kiểm soát thuế còn lồng ghép trong chức năng QLT, ở các bộ phận khác nhau. Bộ máy kiểm soát còn chồng chéo, trách nhiệm công việc chƣa phân định rõ ràng. Cụ thể:
Bộ phận Kê khai – Kế toán thuế và bộ phận Kiểm tra thuế cùng tham gia vào việc kiểm soát tờ khai thuế trong khâu kê khai thuế của DN, gây lúng túng cho NNT và cả 2 bộ phận đều có thể dẫn đến điều chỉnh số liệu trong trƣờng hợp tờ khai có sai sót.
Bộ phận kiểm tra là một trong những bộ phận chính trong quy trình kiểm soát thuế nhƣng lại kiêm nhiệm quá nhiều công việc nhƣ: kiểm tra hoàn, xử lý vi phạm về hóa đơn, tham gia các chuyên đề chống thất thu, kiểm tra DN theo
kế hoạch, cung cấp thông tin cho các ngành…do đó chƣa đảm bảo đƣợc hiệu quả trong công tác kiểm soát thuế.
- Về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ kiểm soát
Hiện nay, toàn ngành thuế đang sử dụng hệ thống QLT tập trung để khai thác thông tin NNT. Tuy nhiên, vì hệ thống mới đƣợc triển khai sử dụng nên vẫn còn hạn chế, chẳng hạn: Chƣa có sự liên kết khai thác thông tin giữa NNT do Chi cục Thuế quản lý và NNT do cấp Cục Thuế quản lý, công chức cơ quan văn phòng Cục Thuế chỉ khai thác thông tin của NNT thuộc Cục Thuế quản lý, đối với NNT do Chi cục quản lý phải nhờ Chi cục chuyển thông tin, và ngƣợc lại.
Bên cạnh đó, hiện nay chƣa có hệ thống kết nối dữ liệu giữa CQT với cơ quan Tài nguyên và Môi trƣờng về tình hình khai thác của các DN khai thác khoáng sản dẫn đến tình trạng công tác kiểm soát không kịp thời.
b. Đối với kiểm soát trong khâu đăng ký, kê khai thuế TN và phí BVMT
Cục Thuế chƣa kiểm soát đƣợc việc DN thực hiện khai điều chỉnh thông tin khi có sự thay đổi hay phát sinh mới về TK ngân hàng và các thông tin liên quan đến tình trạng hoạt động của DN.
Trong công tác kê khai thuế, tình hình nộp chậm tờ khai hoặc không nộp tờ khai còn phổ biến, nhƣng chƣa có giải pháp cụ thể để hạn chế tình trạng này vì với một số lƣợng lớn DN đang quản lý, việc đôn đốc tờ khai theo quy trình bằng hình thức: điện thoại, qua mail.. nhƣ hiện nay chƣa mang lại hiệu quả. Ngoài ra, hệ thống QLT tập trung của CQT chỉ thực hiện cập nhật thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của DN, chƣa cập nhật thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế, đặc biệt là sản lƣợng tính thuế dẫn đến việc công chức không có dữ liệu thống kê tổng hợp về số liệu này nên việc kiểm soát
gặp khó khăn khi đối chiếu vì phải lấy thông tin trực tiếp từ tờ khai trên hệ thống kê khai qua mạng.
c. Đối với khâu thanh tra/kiểm tra thuế TN và phí BVMT
-Thời gian thanh tra/kiểm tra chưa hợp lý
+ Đối với công tác kiểm tra tại CQT: việc quy định thời gian để DN giải trình, bổ sung thông tin khi thực hiện kiểm tra cho phép tối đa 20 ngày (cho 2 lần thông báo) là quá dài, dẫn đến để hoàn thành một hồ sơ kiểm tra thuế mất rất nhiều thời gian nhƣng số thuế thu thêm qua kiểm tra không cao.
+ Đối với công tác kiểm tra tại trụ sở NNT: Với quy định hiện nay, thời gian cho một cuộc kiểm tra thuế chỉ có 5 ngày làm việc là quá ngắn để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các bƣớc kiểm tra theo quy trình, đồng thời xác định đƣợc sai phạm trọng yếu của DN. Đoàn Kiểm tra trong một số trƣờng hợp không có đủ thời gian để phân tích, đối chiếu, xác minh…dẫn đến kết quả kiểm tra vẫn còn bị hạn chế.
- Công tác lập kế hoạch thanh tra/kiểm tra: Hiện nay, phần mềm lập kế hoạch thanh tra/kiểm tra của ngành thuế chủ yếu thực hiện phân tích các chỉ tiêu trên BCTC nhằm lựa chọn các DN có rủi ro để đƣa vào kế hoạch thanh tra/kiểm tra hàng năm. Đối với các DN khai thác khoáng sản, thì rủi ro phần lớn tập trung sản lƣợng tài nguyên tính thuế khai không đúng, các quy định về giá tính thuế TN, thuế suất thuế TN và mức phí BVMT cũng chƣa đƣợc tích hợp vào phần mềm. Do đó, với việc chỉ dựa vào tiêu chí trên BCTC sẽ không phát hiện đƣợc hết các trƣờng hợp DN khai thác khoáng sản có rủi ro để đƣa vào kế hoạch thanh tra/kiểm tra.
- Công tác phân tích hồ sơ kế toán và hồ sơ khai thuế trước khi thanh tra/ kiểm tra:
+ Phƣơng pháp phân tích rủi ro trƣớc khi thanh tra/kiểm tra chƣa đƣợc chú trọng. Hầu hết các bảng phân tích còn ở mức nhận xét rất chung chung.
Các Đoàn thanh tra/kiểm tra chƣa thu thập thêm các thông tin bên ngoài khi phân tích dữ liệu, cách phân tích còn máy móc, chỉ dừng lại ở việc đối chiếu kê khai với các quy định hiện hành về chính sách thuế TN và phí BVMT.
+ Chƣa ứng dụng công nghệ vào công tác phân tích rủi ro. Việc phân tích đƣợc thực hiện 100% bằng thủ công, không có các tiêu chí rõ ràng, từ đó phụ thuộc khá lớn vào năng lực của công chức phân tích.
- Về phương pháp sử dụng trong thanh tra/kiểm tra:
Các Đoàn Thanh tra/kiểm tra chủ yếu sử dụng phƣơng pháp đối chiếu giữa hồ sơ khai thuế và hồ sơ kế toán của DN; thao tác dựa trên những số liệu thể hiện trên hồ sơ kế toán của DN; chƣa thu thập thông tin từ bên ngoài nhƣ: thông tin từ chính quyền địa phƣơng nơi diễn ra hoạt động khai thác, thông tin từ truyền thông ...
Ngoài ra, quy định của Luật QLT chƣa cho ph p CQT có chức năng điều tra về thuế, do đó trong một số trƣờng hợp Cục Thuế phải chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an và chờ kết quả điều tra của cơ quan Công an mới có thể kết luận đƣợc hành vi vi phạm của NNT.
d. Đối với khâu quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Trong công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế hiện nay chƣa có chế tài đối với các DN nợ thuế bỏ địa chỉ kinh doanh, dẫn đến tình trạng thành lập doanh nghiệp mới đứng tên cá nhân khác. Đây là hành vi chiếm đoạt tiền thuế, gây thất thu lớn cho NSNN.
Bên cạnh đó, quy trình về cƣỡng chế nợ thuế còn có những bất cập nhƣ: Thứ nhất, đối với biện pháp “Trích tiền từ TK của đối tƣợng bị cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế tại Kho bạc Nhà nƣớc, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa TK” thì biện pháp này chỉ thực sự có ý nghĩa khi số dƣ trên TK đủ để thanh toán một phần hoặc toàn bộ cho các nghĩa vụ thuế. Nhƣng thực tế, mặc dù đã có quy định bắt buộc các DN vẫn cố tình không
cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, gây khó cho CQT trong việc xác minh TK của DN để yêu cầu phong tỏa.
Thứ hai, đối với biện pháp “Khấu trừ một phần tiền lƣơng hoặc thu nhập theo quy định”, nhƣng thực tế triển khai cho thấy, biện pháp này không mấy hiệu quả vì áp dụng đối với số tiền lƣơng đƣợc lĩnh, còn thu nhập tự do, thu nhập khác thì không thể áp dụng đƣợc. Về phía cơ quan chi trả tiền lƣơng, thu nhập của cá nhân nợ thuế khi nhận đƣợc quyết định cƣỡng chế từ CQT, thì họ cũng chƣa thực sự hợp tác, thậm chí cố tình trì hoãn, k o dài việc khấu trừ lƣơng, thu nhập của cá nhân nợ thuế với nhiều nguyên nhân.
Thứ ba, đối với biện pháp “Thông báo hóa đơn không còn giá trị”, đây là biện pháp cƣỡng chế thuế có tính pháp lý rất cao, vì nếu thực hiện biện pháp này thì DN có thể sẽ không thể hoạt động đƣợc do không còn hóa đơn. Tuy nhiên, trƣớc khi thực hiện đƣợc biện pháp này thì CQT sẽ phải thu thập thông tin về hóa đơn DN, nhƣng thƣờng thì DN sẽ cố tình tránh n , k o dài thời gian cung cấp thông tin về số hóa đơn còn tồn, vì thế trong thời gian này, DN vẫn cố tình xuất rất nhiều hóa đơn cho khách hàng, nhằm thu tiền và trốn tránh việc nộp tiền thuế nợ vào NSNN.
Thứ tƣ, đối với biện pháp “Kê biên tài sản, bán đấu gía tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt”. Trong thực tế, thực hiện biện pháp này rất phức tạp, nhiều trƣờng hợp khó xử lý trong việc kê biên, bán đấu giá tài sản, điển hình nhƣ việc: ác định quyền sở hữu của đối tƣợng nộp thuế với tài sản bị kê biên mà pháp luật không quy định để đăng ký hoặc việc xác định tỷ lệ trách nhiệm của ngƣời nợ thuế với tỷ lệ đóng góp của DN; Xác định tỷ lệ tài sản đối với các tài sản có đồng sở hữu...
Thứ năm, đối với biện pháp “Thu hồi chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy ph p thành lập, giấy ph p hành nghề”. Thực tế cho thấy, đây là biện pháp mạnh nhất, vì áp dụng biện pháp
này thì coi nhƣ DN sẽ phải giải thể, vì vậy mục đích thu đƣợc nợ thuế dƣờng nhƣ không đạt.