7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Kiểm soát khâu thanh tra/kiểm tra hồ sơ khai thuế
a. Kiểm tra tại trụ sở CQT
Công tác kiểm tra, giám sát tờ khai tại CQT đƣợc tiến hành dựa trên kế hoạch đƣợc xây dựng từ phần mềm lập kế hoạch thanh tra/kiểm tra theo rủi ro. Công chức thực hiện kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp theo phƣơng pháp đối chiếu, so sánh nhƣ sau:
+ Đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai thuế với các tài liệu kèm theo. + Đối chiếu với các quy định của các văn bản pháp luật về thuế TN và phí BVMT.
+ Đối chiếu với các dữ liệu của ngƣời nộp thuế có quy mô kinh doanh tƣơng đƣơng, có cùng ngành nghề kinh doanh.
Qua đó, công chức theo dõi phát hiện những dấu hiệu kê khai thiếu thuế hoặc gian lận thuế, từ đó yêu cầu DN giải trình trong thời gian nhất định, nếu không giải trình đƣợc thì tiến hành thông báo khai thiếu (yêu cầu khai điều chỉnh theo số thuế xác định của công chức thực hiện dựa trên số liệu mà DN cung cấp) hoặc kiểm tra tại trụ sở DN theo nội dung nghi ngờ.
Bảng 2.7. Kết quả kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế TN và phí BVMT tại trụ sở CQT giai đoạn 2014-2016 Năm Tổng hồ sơ quyết toán thuế TN và phí BVMT Tổng số hồ sơ đã kiểm tra tại bàn Tỉ lệ Hồ sơ chấp nhận Hồ sơ điều chỉnh Hồ sơ đề nghị kiểm tra tại DN Số hồ sơ Tỷ lệ Số hồ sơ Tỷ lệ Số hồ sơ Tỷ lệ 2014 134 32 24% 18 56% 14 46% 0 0 2015 130 14 10,7% 6 43% 8 57% 0 0 2016 144 12 8,3% 8 67% 4 33% 0 0 (Nguồn: Cục Thuế TP Đà Nẵng)
Từ kết quả trên cho thấy: Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế TN và phí BVMT hàng tháng và quyết toán năm chƣa đƣợc chú trọng, tỷ lệ hồ sơ đƣợc kiểm tra so với tổng số tờ khai đã nộp còn thấp. Những hồ sơ khai thuế qua kiểm tra có tỉ lệ chấp nhận rất cao. Tỉ lệ hồ sơ phải điều chỉnh mặc dù có tăng qua các năm nhƣng vẫn tƣơng đối thấp. Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế TN và phí BVMT tại CQT đối với lĩnh vực khai thác khoáng sản vẫn chƣa phát hiện nhiều dấu hiệu rủi ro.
Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế TN và phí BVMT của DN khai thác khoáng sản tại CQT còn gặp một số khó khăn: thời gian giải trình của DN tƣơng đối dài (20 ngày) do đó DN có thời gian hợp thức hóa hồ sơ cho phù hợp; nguồn nhân lực ở bộ phận kiểm tra quá mỏng trong khi phải kiểm tra nhiều loại hồ sơ thuế khác và giải quyết nhiều công việc sự vụ nên số lƣợng hồ sơ kiểm tra chỉ đạt ở mức tƣơng đối, dẫn đến nguy cơ NNT gian lận, sai sót cao làm thất thu tiền thuế do không kiểm soát hết.
b. Thanh tra/kiểm tra tại trụ sở NNT
trụ sở NNT của các Đoàn thanh tra/kiểm tra thuế, tác giả tiến hành khảo sát và nghiên cứu trực tiếp trên hồ sơ lƣu trữ tại CQT giai đoạn 2014-2016. Kết quả khảo sát và nghiên cứu hồ sơ thanh tra/kiểm tra lƣu trữ tại Cục Thuế TP Đà Nẵng cho thấy, khi tiến hành một cuộc thanh tra/kiểm tra thuế, các Đoàn Thanh tra/kiểm tra đã thực hiện nhƣ sau:
*Về trình tự thủ tục thanh tra/kiểm tra thuế: Các bƣớc cơ bản đƣợc thực hiện nhƣ sau:
Bƣớc 1: Chuẩn bị nội dung thanh tra/kiểm tra
Trƣớc khi tiến hành thanh tra/kiểm tra, các Đoàn thanh tra/kiểm tra tập hợp các thông tin, tài liệu có sẵn tại Cục Thuế, liên quan đến nội dung thanh tra/kiểm tra nhƣ: thông tin chung về DN (thời gian hoạt động, vốn điều lệ, ngành nghề, số lao động, chi nhánh, ngƣời đại diện pháp luật, vv…), số TK ngân hàng, tờ khai tháng và tờ khai quyết toán năm của thuế TN và phí BVMT. Sau khi có những thông tin trên, công chức đƣợc phân công sẽ đối chiếu các thông tin kê khai với quy định tại các văn bản thuế liên quan, đồng thời đối chiếu số thuế kê khai với quy mô DN, rút ra những nhận x t nghi vấn về hành vi gian lận thuế của DN và lập bảng nhận x t, đề xuất nội dung trọng tâm dự kiến sẽ thanh tra/kiểm tra.
Bƣớc 2: Ban hành quyết định thanh tra/kiểm tra
Qua số liệu đã phân tích, Đoàn thanh tra/kiểm tra sẽ đề xuất ban hành quyết định thanh tra/kiểm tra tại trụ sở của NNT. Quyết định thanh tra/kiểm tra đƣợc gửi cho NNT trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi ban hành, đồng thời Đoàn thanh tra/kiểm tra lập bảng phân công nhiệm vụ, xem x t nội dung để xác định số ngày dự kiến hoàn thành công tác thanh tra/kiểm tra. Việc phân công giao nhiệm vụ dựa vào năng lực của các thành viên Đoàn thanh tra/kiểm tra để có thể đáp ứng nội dung yêu cầu thanh tra/kiểm tra.
tra lập phiếu yêu cầu DN chuẩn bị các hồ sơ có liên quan đến thuế TN và phí BVMT nhƣ: Giấy ph p khai thác; Hồ sơ khai thuế và phí; Hợp đồng cung cấp đất, đá, cát...cho các công trình thi công xây dựng; Biên bản nghiệm thu và hồ sơ quyết toán công trình...và các hợp đồng mua cát, đất, đá...trong trƣờng hợp DN thu mua tài nguyên từ các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình...
Bƣớc 3: Tiến hành thanh tra/kiểm tra tại DN
Thời gian thực hiện một cuộc kiểm tra tối đa là 5 ngày làm việc và một cuộc thanh tra tối đa là 30 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định. Trƣờng hợp trong quá trình thanh tra/kiểm tra, cần phải đối chiếu, xác minh, thu thập thêm bằng chứng thì có thể gia hạn thời gian nhƣng tối đa không quá 5 ngày làm việc đối với kiểm tra và 30 ngày đối với thanh tra. Tất cả các nội dung thanh tra/kiểm tra đƣợc xác nhận bằng biên bản chi tiết cho từng nội dung, khoản mục thanh tra/kiểm tra, số liệu này là cơ sở để tổng hợp và lập biên bản chính thức, ban hành kết luận thanh tra/kiểm tra. Quá trình tiến hành thanh tra/kiểm tra đều đƣợc ghi vào nhật ký, với mục đích xác định và kiểm soát thời gian cũng nhƣ nội dung công việc đã làm của đoàn thanh tra/kiểm tra. Nội dung thanh tra/kiểm tra thuế TN và phí BVMT đối với DN khai thác khoáng sản đƣợc thực hiện bằng cách xem x t số liệu và xác lập hồ sơ chứng cứ nhƣ sau:
- Kiểm tra đối chiếu số liệu tổng hợp:
+ Kiểm tra việc mở sổ sách và tính hợp pháp của sổ cái, sổ chi tiết; kiểm tra đối chiếu số liệu tổng hợp giữa bảng cân đối số phát sinh với sổ cái, sổ chi tiết;
+ Kiểm tra tính chính xác, trung thực của các nội dung trên tờ khai thuế TN, phí BVMT hàng tháng và quyết toán năm, đối chiếu giữa số kê khai trên tờ khai thuế với sổ sách kế toán.
-Kiểm tra chi tiết:
về nội dung đăng ký kinh doanh, giấy ph p khai thác khoáng sản; + Đối chiếu số liệu giữa chứng từ kế toán với sổ kế toán;
+ Kiểm tra nội dung kinh tế ghi trên hoá đơn chứng từ, truy vấn các nội dung có nghi vấn của hoá đơn bán ra;
+ Kiểm tra chứng từ nộp thuế tại DN, đối chiếu số tiền thuế đã nộp từ chứng từ nộp với số liệu trên BCTC, tình hình thực hiện nộp ngân sách với số thuế đã nộp do CQT theo dõi trên hệ thống QLT tập trung;
+ Tiến hành lập các biên bản chi tiết theo từng nội dung thanh tra/kiểm tra nhƣ: kiểm tra sản lƣợng tính thuế/phí, giá tính thuế, thuế suất, mức phí làm cơ sở cho lập biên bản kết luận sau thanh tra/kiểm tra.
Kết thúc thanh tra/kiểm tra sẽ thiết lập biên bản tổng hợp về tình hình chấp hành pháp luật về thuế, chế độ kế toán, chế độ hoá đơn, chứng từ. Biên bản sẽ đƣợc thông báo công khai cho DN đƣợc thanh tra/kiểm tra biết, xác nhận số liệu thanh tra/kiểm tra. Trƣởng đoàn thanh tra/kiểm tra lập báo cáo lãnh đạo Cục Thuế về kết quả thanh tra/kiểm tra và đề xuất xử lý vi phạm.
Bƣớc 4: Kết luận và xử lý sai phạm
Căn cứ vào biên bản kết luận các hành vi vi phạm và đề xuất của Đoàn thanh tra/kiểm tra, Lãnh đạo Cục Thuế sẽ ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính về thuế, trong đó bao gồm xử phạt hành vi trốn thuế, kê khai sai, phạt hành chính về thủ tục và phạt chậm nộp thuế. Quyết định xử lý sẽ đƣợc gửi đến cho NNT trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký.
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các hồ sơ thanh tra/kiểm tra lƣu trữ tại Cục Thuế TP Đà Nẵng đều thực hiện đầy đủ các bƣớc và các thủ tục trong quy trình trên. Có một số trƣờng hợp bị chậm tiến độ do các nguyên nhân khách quan nhƣ: DN nộp công văn xin gia hạn, hồ sơ chuyển sang cơ quan công an chờ kết quả điều tra, hồ sơ chờ chỉ đạo của TCT…
Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy các Đoàn thanh tra/kiểm tra thực hiện khâu phân tích trƣớc khi thanh tra/kiểm tra rất sơ sài, không dựa trên đặc thù của từng loại hình DN để tiến hành phân tích rủi ro, gần nhƣ tất cả các hồ sơ đều phân tích chung chung ở các chỉ tiêu về sự biến động bất thƣờng của doanh thu, chi phí giữa các năm với nhau, do đó chƣa phát hiện rủi ro thực sự của từng loại hình DN khi phân tích, dẫn đến việc đề xuất thời kỳ thanh tra/kiểm tra và nội dung thanh tra/kiểm tra bị sai lệch, ảnh hƣởng đến chất lƣợng của cuộc thanh tra/kiểm tra.
* Về phương pháp thanh tra/kiểm tra: Thực chất của việc kiểm soát thuế TN và phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản thông qua công tác thanh tra/kiểm tra là kiểm soát về sản lƣợng tính thuế/phí và các quy định hiện hành về phƣơng pháp tính thuế/phí.
Qua khảo sát hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp các công chức làm công tác thanh tra/kiểm tra tại Cục Thuế TP Đà Nẵng, tác giả nhận thấy các Đoàn thanh tra/kiểm tra tại Cục Thuế chủ yếu sử dụng phƣơng pháp đối chiếu giữa sổ sách và chứng từ kế toán, giữa sổ sách và hồ sơ khai thuế, giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết trên các tài khoản.
Bảng 2.8. Tỉ lệ DN khai thác khoáng sản vi phạm qua thanh tra/kiểm tra tại trụ sở NNT giai đoạn 2014-2016
Năm
Kế hoạch thanh tra/kiểm tra tại
trụ sở NNT (cuộc)
Số DN khai thác khoáng sản có trong kế hoạch thanh tra/kiểm tra
Số DN khai thác khoáng sản có vi phạm Tỉ lệ DN khai thác khoáng sản có trong kế hoạch Tỉ lệ DN có sai phạm 2014 522 25 22 4,8% 88% 2015 561 19 16 3,4% 84% 2016 465 7 4 1,5% 57% (Nguồn: Cục Thuế TP Đà Nẵng)
Qua nghiên cứu hoạt động kiểm soát trong công tác thanh tra/kiểm tra thuế đối với các DN khai thác khoáng sản do Cục Thuế TP Đà Nẵng thực hiện từ năm 2014 đến 2016, tác giả sử dụng 20 hồ sơ đã đƣợc thanh tra/kiểm tra, tiến hành phân tích, đánh giá hành vi vi phạm phổ biến. Tổng hợp từ 20 biên bản thanh tra/kiểm tra thuế cho thấy tình hình có các sai phạm nhƣ sau:
Bảng 2.9. Tổng hợp hành vi vi phạm qua thanh tra/kiểm tra thuế TN và phí BVMT
STT Hành vi vi phạm Số DN vi phạm 1 Khai sai sản lƣợng tính thuế, phí 7 2 Khai không đúng giá tính thuế TN 3 3 ác định không đúng mức phí BVMT 4 4 ác định không đúng thuế suất tính thuế TN 5 4 Không kê khai thuế TN, phí BVMT 1 5 Quy đổi không đúng đơn vị tính của sản lƣợng tính thuế 2 Mỗi DN có những hành vi vi phạm khác nhau. Để phát hiện vi phạm, công chức thanh tra/kiểm tra đã linh hoạt sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau để thu thập, kiểm tra và xử lý, trong đó phƣơng pháp xác minh, đối chiếu dựa trên hồ sơ khai thuế và hồ sơ kế toán tại đơn vị vẫn là phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhiều nhất. Trên thực tế, các phƣơng pháp thanh tra/kiểm tra này đôi khi chƣa đạt đƣợc hiệu quả, chƣa kiểm soát hết các hành vi trốn thuế do thời gian thanh tra/kiểm tra ngắn, lực lƣợng không đủ, nhiều công chức thuế chƣa đủ trình độ truy vấn vấn đề tới cùng. Ngoài ra, CQT không có chức năng điều tra, do đó nhiều vụ việc phải chuyển sang cơ quan Công an để điều tra mới có kết quả xử lý. Tình trạng vi phạm pháp luật thuế từ thủ tục khai thuế đến trốn thuế khá phổ biến, hành vi đa dạng tinh vi nhƣng do cơ chế chính sách nhiều chỗ còn khe hỡ tạo cơ hội để DN vận dụng lách thuế, nhiều
trƣờng hợp CQT phát hiện DN lách luật để trốn thuế nhƣng chƣa xử lý đƣợc, chẳng hạn nhƣ: Chuyển trách nhiệm kê khai thuế TN từ DN chuyển sang cá nhân, hộ gia đình trực tiếp khai thác bán ra bằng cách lập Bảng kê thu mua để giảm thuế TN phải nộp. Ví dụ: DN A khai thác đất san lấp, giá bán đất san lấp trên thị trƣờng là 15.000đ/m3
, giá tính thuế TN do UBND TP Đà Nẵng quy định là 11.000đ/m3. Nếu DN A không kê khai đất khai thác mà chuyển sang kê khai đất mua thu gom (lập Bảng kê thu mua của cá nhân, hộ gia đình trực tiếp khai thác bán ra) với giá mua 11.000đ/m3
; thỏa thuận với cá nhân, hộ gia đình trực tiếp khai thác có trách nhiệm kê khai nộp thuế. Nhƣ vậy, DN A đã trốn đƣợc thuế TN của đất khai thác là 4.000đ/m3
.
Ngoài phƣơng pháp đối chiếu sổ sách, hồ sơ khai thuế thì một số trƣờng hợp các Đoàn thanh tra/kiểm tra có thu thập dữ liệu thêm từ các cơ quan chức năng khác nhƣ Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, tuy nhiên phƣơng pháp này chƣa đƣợc sử dụng nhiều.