6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.6. Đánh giá kết quả đào tạo
Đánh giá hiệu quả của chƣơng trình đào tạo: Sau khi thực hiện chƣơng trình đào tạo tổ chức phải tiến hành đánh giá kết quả và hiệu quả của chƣơng trình. Công việc đánh giá cần xác định đƣợc trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý của cán bộ công chức trƣớc và sau khi đào tạo, xem nó đem lại kết quả và hiệu quả nhƣ thế nào đối với hoạt động của tổ chức. Việc đánh giá kết quả là yêu cầu tối thiểu bắt buộc các tổ chức phải thực hiện, nhƣng để đánh giá hiệu quả thì đây là một công việc khó, đòi hỏi phải có những kỹ năng và tốn nhiều thời gian công sức, những nhà quản lý phải hết sức cố gắng và tùy thuộc vào những quan điểm để đánh giá
Kết quả đào tạo không phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá hiệu quả đào tạo, kết quả đào tạo tốt có thể mang lại hiệu quả tốt hoặc không tốt vì nó còn phụ thuộc vào ý thức tinh thần làm việc của những cán bộ viên chức, nhƣng kết quả đào tạo kém thì chắc chắn việc đào tạo không có hiệu quả.
Đánh giá từ phía giảng viên:
Giảng viên đánh giá kết quả đào tạo thông qua các tiêu chí đánh giá sau:
- Mức độ chuyên cần của học viên, mức độ tập trung chú ý, mức độ hƣng phấn và mức độ hiểu bài của học viên trong quá trình học tập.
- Đánh giá giảng viên về chƣơng trình đào tạo : Giảng viên có thể tham gia đánh giá về công tác tổ chức phục vụ lớp học để giúp tổ chức thực hiện các khóa đào tạo sau đƣợc hiệu quả hơn
Đánh giá từ phía ngƣời quản lý lớp:
- Mức độ nghiêm túc của giảng viên trong quá trình giảng dạy.
- Mức độ nghiêm túc và nhiệt tình của học viên trong quá trình học tập Đánh giá từ phía học viên:
Sau khi kết thúc khóa học, học viên có thể đánh giá thông qua các phiếu đánh giá về khâu tổ chức lớp, tài liệu học tập, nội dung phƣơng pháp giảng dạy, đề xuất và nhận xét khác…để phục vụ cho việc điều chỉnh chƣơng trình đào tạo.