Những khái niệm cơ bản về hành chính nhà nƣớc:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực cho UBND huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 55)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.4. Những khái niệm cơ bản về hành chính nhà nƣớc:

1.3.4.1. Khái niệm về hành chính nhà nƣớc:

Là bộ phận chủ yếu của quản lý nhà nƣớc bao gồm các hoạt động tổ chức và điều hành của cơ quan hành pháp nhằm thực hiện quản lý công việc hàng ngày của đất nƣớc.

Nền hành chính nhà nƣớc là hệ thống tổ chức và thể chế nhà nƣớc có chức năng thực thi quyền hành pháp bằng các hoạt động hành chính nhà nƣớc.

Nền hành chính nhà nƣớc gồm các bộ phận cấu thành: - Hệ thống thể chế hành chính

- Bộ máy hành chính - Công chức hành chính

Ngoài các yếu tố trên còn có thêm hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và phƣơng tiện đƣợc sử dụng trong nền hành chính.

Bốn nhân tố trên gắn bó nhau trong một thế thống nhất tạo thành nền hành chính nhà nƣớc, trong đó nhân tố năng động nhất là nhân tố hệ thống cán bộ công chức hành chính - cái tạo nên nguồn nhân lực hành chính.

1.3.4.2 Cơ quan hành chính nhà nƣớc:

Đó là cơ quan trong hệ thống chính trị của một quốc gia, do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền thành lập, đƣợc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy nhằm thực hiện chức năng chuyên môn và quản lý nhà nƣớc theo quy định của pháp luật, có tƣ cách pháp nhân đầy đủ (trụ sở, con dấu, kinh phí).

1.3.4.3 Cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính:

Tại kỳ họp thứ tƣ Quốc hội khóa XII đã thông qua luật CB,CC và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Trong đó, nêu rõ:

Cán bộ là công dân Việt Nam, đƣợc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc.

Công chức là công dân Việt Nam, đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lƣơng đƣợc bảo đảm từ quỹ lƣơng của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

1.3.3.4. Đặc trƣng của nguồn nhân lực trong khu vực hành chính nhà nƣớc:

a. Là những ngƣời thực thi công vụ:

Chức năng Cán bộ công chức phải thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao, chủ động và phối hợp chặt chẽ đối với các tổ chức, cá nhân trong thi hành công vụ.

b. Là ngƣời cung cấp dịch vụ công: Dịch vụ công là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nƣớc nhằm đáp ứng yêu cầu của ngƣời dân. Do vậy cán bộ, công chức ở một số đơn vị phải thực hiện những hoạt động của cơ quan nhà nƣớc trong việc thực thi chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc và bảo đảm cung ứng các hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội.

c. Hoạt động chuyên nghiệp: Đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ quan nhà nƣớc hầu hết đều đã qua đào tạo, có tiêu chuẩn về bằng cấp cụ thể, với trình độ, chuyên môn nghiệp vụ nhất định, không ngừng nâng cao chất lƣợng, năng lực công tác.

d. Đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo lợi ích khi thực thi công vụ: Cán bộ, công chức đƣợc giao quyền tƣơng xứng với nhiệm vụ; đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và đƣợc pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.

e. Điều kiện làm việc: Cán bộ, công chức đƣợc bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật. Đƣợc cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Nội dung chƣơng 1 đi sâu vào phân tích các vấn đề về cơ sở lý thuyết có liên quan đến nguồn nhân lực trong tổ chức, làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu, phân tích trong các chƣơng tiếp theo.

Đào tạo nguồn nhân lực là hết sức quan trọng, đƣợc thực hiện trong thời gian nhất định nhằm đem lại sự thay đổi và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực bao gồm: Sự thay đổi về nhân cách, năng lực của lực lƣợng lao động với mục tiêu làm cho ngƣời lao động thực hiện nhiệm vụ hiện tại với kết quả cao hơn, hoặc trang bị cho ngƣời lao động những năng lực cần thiết để đảm nhận công việc mới. Do đó hoạt động đào tạo nguồn nhân lực có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển của tổ chức. Đặc biệt đối với UBND huyện Thăng Bình nói riêng và huyện Thăng Bình nói chung. Bên cạnh đó, chƣơng này còn phân tích thực trạng, đặc điểm công tác đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam, kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực ở một số quốc gia trên thế giới để làm cơ sở phân tích thực trạng và đƣa ra các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại UBND huyện.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA UBND HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN THĂNG BÌNH

2.1.1. Giới thiệu chung

+ Tên đơn vị: UBND huyện Thăng Bình. + Mã số thuế: 4000593759

+ Địa chỉ: 282 Tiểu La, thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam. + Website: http://www.thangbinh.quangnam.gov.vn/

+ TEL: (02353).874.414

+ E-mail: congthongtindientuthangbinh@quangnam.gov.vn

+ Lĩnh vực hoạt động: Các hoạt động quản lý nhà nƣớc nói chung.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của UBND huyện Thăng Bình

Thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thƣơng mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lƣới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm dân cƣ nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện ngân sách huyện. Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tƣ pháp, bổ trợ tƣ pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Tổ chức bộ máy của UBND huyện Thăng Bình.

UBND huyện Thăng Bình có 12 cơ quan chuyên môn đƣợc sắp xếp, tổ chức theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/05/2014 của Chính phủ; thực hiện chức năng tham mƣu, giúp UBND huyện quản lý nhà nƣớc về ngành, lĩnh vực ở địa phƣơng và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phƣơng, cụ thể:

+ Văn phòng HĐND và UBND huyện: Tham mƣu tổng hợp cho HĐND và UBND huyện về: Hoạt động của HĐND, UBND; tham mƣu Chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND, UBND và các cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND và UBND; trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hƣớng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức.

+ Thanh tra: Tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nƣớc của UBND huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

+ Phòng Nội vụ: Tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nƣớc; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lƣợng ngƣời làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lƣơng đối với cán bộ, công

chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phƣơng; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, thị trấn và những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thƣ, lƣu trữ nhà nƣớc; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua - khen thƣởng.

+ Phòng Tƣ pháp: Tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực, bồi thƣờng nhà nƣớc và các công tác tƣ pháp khác theo quy định của pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

+ Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Tài chính; kế hoạch và đầu tƣ; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tƣ nhân.

+ Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng: Tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Đất đai; tài nguyên nƣớc; tài nguyên khoáng sản; môi trƣờng; biển.

+ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lƣợng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngƣ nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn.

+ Phòng Kinh tế và Hạ tầng: Tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thƣơng

mại; quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tƣ xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: cấp nƣớc, thoát nƣớc đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; khoa học và công nghệ.

+ Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội: Tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lƣơng; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; ngƣời có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.

+ Phòng Văn hóa và Thông tin: Tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bƣu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin.

+ Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Chƣơng trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trƣờng học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lƣợng giáo dục và đào tạo.

+ Phòng Y tế: Tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dƣợc cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dƣợc; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy UBND huyện

2.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực của UBND huyện Thăng Bình

Bảng 2.1. Thống kê phân tích nguồn nhân lực về giới tính và độ tuổi tại UBND huyện Thăng Bình hiện nay

STT Phân loại theo đối tƣợng

Giới tính và độ tuổi Tổng Giới tính Độ tuổi Nam Nữ Dƣới 30 Từ 30- 50 Trên 50 Tổng 103 70 33 22 49 32

1 Lãnh đạo UBND huyện 5 5 0 0 1 4

2 Cán bộ cấp Trƣởng Phòng 12 12 0 0 4 8

3 Cán bộ cấp phó phòng 21 15 6 2 14 5

4 Chuyên viên tham mƣu các lĩnh

vực 65 38 27 20 30 15

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thăng Bình)

Chủ tịch UBND huyện Phòng Nội vụ huyện Phòng NN&PTNT huyện Phòng TC&KH huyện Phòng TN&MT huyện Phòng KT- HT huyện Phòng LĐ- TB&XH huyện Phòng GD&ĐT huyện Phòng Y tế huyện Phòng Tƣ pháp huyện Thanh tra huyện Phòng Văn hóa Thông tin. Văn phòng HĐND&UBND huyện Các Phó Chủ tịch UBND huyện

Xét một cách tổng quát về nguồn nhân lực tại UBND huyện đang ở độ tuổi lao động sung sức, có kinh nghiệm, đƣợc đào tạo cơ bản với tỷ lệ tƣơng đối đảm bảo phù hợp với tính chất công việc. Đây chính là một lợi thế hết sức quan trọng để UBND huyện tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Bảng 2.2. Thống kê phân tích nguồn nhân lực về trình độ tại UBND huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam hiện nay

STT Phân loại theo đối tƣợng Trình độ đào tạo Tổng Thạc

sỹ

Đại

học Khác

Tổng 103 6 86 11

1 Lãnh đạo UBND huyện 5 0 5 0

2 Cán bộ cấp Trƣởng Phòng 12 1 11 0

3 Cán bộ cấp phó phòng 21 1 20 0

4 Chuyên viên tham mƣu các lĩnh vực 65 4 50 11

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thăng Bình)

Theo số liệu thống kê có thể đánh giá nguồn nhân lực UBND huyện đủ chuẩn, đƣợc đào tạo ở trình độ tƣơng đối cao, trình độ đào tạo của từng nhóm nguồn nhân lực đƣợc phân bố phù hợp với vị trí việc làm.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN THĂNG BÌNH UBND HUYỆN THĂNG BÌNH

Đánh giá nhu cầu về đào tạo, hoạch định chiến lƣợc phát triển nhân lực có ý nghĩa quan trọng để UBND huyện để thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

2.2.1.Thực trạng công tác đánh giá nhu cầu đào tạo

Qua kết quả phỏng vấn ở phụ lục 1 và từ bảng khảo sát ở phụ lục 2 cho thấy trong 3 năm trở lại đây CBCC UBND huyện chủ yếu tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn nhƣ kỹ năng mềm, chuyên môn, kỹ năng tổng hợp, viết báo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực cho UBND huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)