Hoàn thiện nội dung đào tạo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực cho UBND huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 81)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3.Hoàn thiện nội dung đào tạo

Qua phỏng vấn đại diện các phòng, ban thuộc UBND huyện ở phụ lục 1 hầu hết ý kiến phản hồi cho rằng xác định nhu cầu đào tạo CBCC cần dựa trên chiến lƣợc phát triển và kế hoạch nhân sự của tỉnh, của huyện, quy hoạch phát triển của địa phƣơng và nhu cầu của đơn vị. Trong đó, quá trình đào tạo phải đúng với từng chức danh, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của từng vị trí công việc. Đối với lãnh đạo nên tập trung đào tạo các kỹ năng quản lý chuyên nghiệp, nâng cao khả năng định hƣớng, tầm nhìn chiến lƣợc và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin. Đối với CBCC tập trung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt kỹ năng mềm để giải quyết các công việc chuyên môn và tham mƣu cho lãnh đạo.

Để hoàn thiện nội dung đào tạo, UBND huyện cần bám sát vào mục tiêu của các chƣơng trình đào tạo để triển khai các nội dung phù hợp và sát với nhu cầu thực tiễn của đơn vị. Trong các chƣơng trình đào tạo, ngƣời đào tạo ngoài kiến thức chuyên môn, nội dung đào tạo cần phải đƣợc mở rộng cả

kiến thức liên quan tạo điều kiện cho ngƣời học dễ tiếp thu. Ngoài ra, nội dung đào tạo nên cô đọng, gắn liền với thực tiễn, hoạt động thực hành nhiều hơn giảng lý thuyết.

Đối với các khóa đào tạo đã xác định ở phần đánh giá nhu cầu đào tạo đối với các 3 nhóm đối tƣợng thì tác giả đề xuất nội dung đào tạo cụ thể nhƣ sau:

- Kỹ năng lãnh đạo, quản lý:

+ Phần 1: Nâng cao sự hiểu biết về vai trò của ngƣời lãnh đạo; + Phần 2: Cách ủy thác công việc;

+ Phần 3: Kỹ năng động viên và nghệ thuật lãnh đạo;

Qua đó, Giảng viên khóa học sẽ giảng dạy về một số vấn đề: 1- Lòng dũng cảm và tính kiên định;

2- Sự tự chủ;

3- Một ý thức mãnh liệt về sự công bằng; 4- Quyết định rõ ràng;

5- Những kế hoạch cụ thể;

6- Thói quen làm việc vƣợt quá thù lạo; 7- Một tính cách dễ chịu

8- Cảm thông và thấu hiểu 9- Nắm vững các chi tiết

10- Sẵn sàng nhận lấy hoàn toàn trách nhiệm về mình 11- Sự hợp tác

- Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc hiệu quả:

+ Phần 1: Kỹ năng lập kế hoạch nhằm Khái quát về lập kế hoạch, hiểu đƣợc lợi ích của việc lập kế hoạch. Nhận biết đƣợc các loại lập kế hoạch và phƣơng pháp lập kế hoạch. Đồng thời, xác định mục tiêu, qua đó phân tích tình hình để chuẩn bị các nguồn lực để xây dựng kế hoạch. Thực hiện kiểm

soát thực hiện kế hoạch. Sử dụng đƣợc các công cụ lập kế hoạch thông dụng: GANTT, CPM, PERT; Hình thành bản kế hoạch: quy trình 5W2H.

+ Phần 2: Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả: Biết đƣợc các phƣơng pháp tổ chức công việc. Hình thành quy trình, định biên nhân sự. Qua đó lập mô tả công việc. Kiểm soát và đánh giá công việc. Thực hiện việc tổ chức công việc cá nhân. Biết cách sắp xếp công việc theo thứ tự ƣu tiên, sắp xếp hồ sơ, nơi làm việc, thực hiện việc quản lý thông tin.

- Kỹ năng phân tích, tổng hợp, viết báo cáo: + Phần 1: Kỹ năng phân tích và tổng hợp + Phần 2: Kỹ năng viết báo cáo

Khóa học sẽ cung cấp những kiến thức: Nắm rõ đƣợc nguyên lý và phƣơng pháp phân tích tổng hợp; Vận dụng đƣợc các công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin, dữ liệu liên quan tới công việc;Trình bày một cách tự tin, rõ ràng và rành mạch các thông tin dữ liệu thu thập đƣợc theo hƣớng phân tích có dẫn chứng; Vận dụng công cụ và kỹ thuật phù hợp để lập kế hoạch và triển khai kế hoạch công tác của cá nhân cũng nhƣ đơn vị;Nắm đƣợc hệ thống loại hình văn bản giao dịch; Xác định đƣợc mục đích và đối tƣợng đọc báo cáo; Lựa chọn và vận dụng các kỹ thuật để viết đoạn văn và câu văn trong các loại báo cáo cụ thể; Biết cách cấu trúc theo FLOWCHART và viết báo cáo. Xây dựng đƣợc các mục tiêu khả thi và thực tiễn cho kế hoạch công tác theo SMART.

- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình nội dung học gồm các phần: + Phần 1: Các kỹ năng giao tiếp và ứng xử hiệu quả

Thái độ và tinh thần hợp tác trong giao tiếp; Tâm lý con ngƣời trong giao tiếp; Ứng xử với các kiểu ngƣời khác nhau; Sử dụng ngôn từ tích cực trong giao tiếp; Phong cách chuyên nghiệp trong giao tiếp; Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại.

+ Phần 2: Kỹ năng lắng nghe hiệu quả: Khái niệm và tầm quan trọng của lắng nghe; Thời lƣợng sử dụng các kỹ năng; Nguyên nhân nghe không hiệu quả.

+ Phần 3 Kỹ năng hồi đáp trong giao tiếp và lắng nghe: Vai trò và mục tiêu của hồi đáp; Nguyên tắc hồi đáp; Các kỹ năng hồi đáp

+ Phần 4: Kỹ năng thuyết trình hiệu quả: Tầm quan trọng của thuyết trình lý thuyết truyền thông; Quy trình và nghệ thuật soạn thảo bài thuyết trình thành công; Các kỹ năng thuyết trình và nghệ thuật thuyết phục hiệu quả; Những khuyến cáo, kinh nghiệm thuyết trình

- Kiến thức ngoại ngữ, tin học:

Trong đó, kiến thức ngoại ngữ đƣợc đào tạo tƣơng đƣơng với Chứng chỉ tiếng Anh A2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam phù hợp với đối tƣơng thi công chức hoặc đang là công chức hạng chuyên viên. Nội dung của khóa học gồm:

+ Phát âm: Học viên đƣợc làm quen với 44 âm tiết trong tiếng Anh và luyện tập cách nói có trọng âm, ngữ điệu và tự mình có khả năng đọc đƣợc một từ khi nhìn phiên âm trong từ điển.

+ Từ vựng: Học viên đƣợc bổ trợ từ vựng thuộc các chủ điểm quen thuộc, xuất hiện nhiều trong kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh A2.

+ Ngữ pháp: Hệ thống kiến thức ngữ pháp cơ bản tiếng Anh

+ Luyện kỹ năng làm bài thi: Luyện kỹ năng theo định hƣớng thi lấy chứng chỉ tiếng Anh.

- Đối với kiến thức tin học thực hiện khóa học đào tạo tin học cho ngƣời đi làm của học viện CNTT Microsoft tại Đại học Đà Nẵng.

Hƣớng dẫn sử dụng Microsoft Office 365, MS Word, MS Excel, MS PowerPoint để ứng dụng vào công việc, giảm thời gian thực hiện công việc, quản lý công việc một cách hiệu quả hơn.

3.2.4. Lựa chọn phƣơng pháp đào tạo

Việc kết hợp các phƣơng pháp đào tạo sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác đào tạo bởi vì nó kết hợp đƣợc những ƣu điểm và khắc phục những yếu điểm của các phƣơng pháp. Hiện này UBND huyện chỉ áp dụng phƣơng pháp:đào tạo tại chỗ, cử đi học ở các trƣờng chính quy; luân chuyển, thuyên chuyển công việc là chủ yếu.

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã có nhiều phƣơng pháp đào tạo mà UBND huyện cần tiếp cận áp dụng. Tùy theo mục tiêu đào tạo sẽ lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp. Có một số nội dung đào tạo sẽ đạt hiệu quả tốt nhất với hình thức gửi đi đào tạo tập trung, nhƣng cũng có một số kỹ năng chỉ cần áp dụng hình thức đào tạo trong công việc.

Qua kết quả phỏng vấn đối với các nhóm đối tƣợng cần đƣợc đào tạo tại phụ lục 5, tác giả nhận thấy các phƣơng pháp đào tạo phù hợp với chƣơng trình đào tạo từng nhóm đối tƣợng cụ thể tại UBND huyện, cụ thể nhƣ sau:

Đối với nhóm lãnh đạo UBND huyện là đối tƣợng cần nhiều thời gian để xử lý công việc của bản thân. Thƣờng xuyên mở các hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm giữa các cá nhân, tập thể. Các cuộc trao đổi này có thể tiến hành ngay trong tổ chức hoặc kết hợp với các đơn vị khác, tổ chức những khóa đào tạo ngắn hạn đối với các kỹ năng lãnh đạo, quản lý và kỹ năng lập kế hoạch, hoạch định chiến lƣợc và hoạch định công việc.

Đối với nhóm cán bộ cấp Trƣởng, phó phòng: Có thể lựa chọn phƣơng pháp luân chuyển và thuyên chuyển công việc hoặc kèm cặp, chỉ bảo đối với kỹ năng lãnh đạo, quản lý vì những phƣơng pháp này giúp cho họ học hỏi đƣợc nhiều kỹ năng ở các lĩnh vực, vị trí khác nhau, đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ những cán bộ giàu kinh nghiệm và tăng khả năng giải quyết công việc; phƣơng pháp tổ chức các lớp cạnh tổ chức đối với kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. Đối với nhóm chuyên viên cần duy trì phƣơng pháp đào tạo theo

kiểu chỉ dẫn công việc hoặc kèm cặp chỉ bảo đối với Kỹ năng phân tích, tổng hợp, viết báo cáo, bởi vì phƣơng pháp này rất phù hợp với tính chất công việc của UBND huyện, không đòi hỏi nhiều về chi phí mà lại rất hiệu quả đối với đội ngũ chuyên viên giúp họ hòa nhập nhanh với môi trƣờng làm việc mới, vừa tăng khả năng giải quyết công việc nhờ sự hƣớng dẫn, kèm cặp của các cán bộ giàu kinh nghiệm; sử dụng phƣơng pháp tổ chức các lớp cạnh tổ chức đối với kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phƣơng pháp này khá phù hợp với đặc tính công việc, cũng nhƣ giảm chi phí đi lại, ăn ở cho chuyên viên.

Đối với nhu cầu đào tạo kỹ năng về ngoại ngữ-tin học UBND huyện cần trang bị công tác đào tạo theo kiểu chƣơng trình hóa với sự trợ giúp của máy tính để đăng ký học các khóa học trực tuyến, đồng thời có thể kết hợp đào tạo theo phƣơng pháp đào tạo từ xa để tham gia các khóa học về tin học cho cán bộ cấp trƣởng, phó phòng và chuyên viên.

3.2.5 Lựa chọn phƣơng tiện, tài liệu và giảng viên

Để nâng cao chất lƣợng đào tạo và phát triển thì UBND huyện cần nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên vì nó nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả đào tạo. Có thể lựa chọn các giáo viên từ những ngƣời trong biên chế của UBND huyện và quan tâm đánh giá nhiều mặt cụ thể nhƣ: trình độ chuyên môn, uy tín, kiến thức quản lý, phƣơng pháp giảng dạy,….Đặc biệt là giáo viên dạy theo phƣơng pháp kèm cặp, bởi vì họ có ảnh hƣởng trực tiếp đến kỹ năng, cách thức làm việc, suy nghĩ, tƣ tƣởng của học viên.

Để có thể thiết kế nội dung chƣơng trình đào tạo phù hợp nhất với thực tế, có thể kết hợp giáo viên thuê ngoài và những ngƣời có kinh nghiệm lâu năm trong UBND huyện, có thể cử Trƣởng phòng hoặc những chuyên viên có triển vọng tham gia các khóa đào tạo chuyên nghiệp tại các trƣờng lớp chính quy. Sau đó chính đội ngũ này sẽ là giảng viên giảng dạy cho các cán bộ, chuyên viên còn lại trong UBND huyện hoặc kèm cặp những chuyên viên trong phòng. Việc kết hợp này cho phép ngƣời học tiếp cận với kiến thức

mới, đồng thời không xa rời với thực tiễn tại. Các giáo viên cần phải đƣợc tập huấn để nắm vững mục tiêu và cơ cấu của chƣơng trình đào tạo chung.

- Bộ phận phụ trách đào tạo cần phối hợp với các phòng ban chức năng để lựa chọn đúng đối tƣợng cần đào tạo, thông báo lịch học, sơ đồ địa điểm tập trung và tạo các điều kiện cần thiết để họ tham gia đào tạo có hiệu quả.

- Tìm kiếm các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ đào tạo để chọn đơn vị cung cấp đào tạo phù hợp nhất và ký kết hợp đồng và phối kết hợp với giảng viên, giáo viên trong việc xây dựng chƣơng trình đào tạo có mục tiêu học tập phù hợp.

- Lựa chọn thời gian và địa điểm đào tạo phù hợp. - Đảm bảo các điều kiện hậu cần về lớp học.

Qua khảo sát về thời gian tổ chức lớp học có phù hợp hay không. Phần lớn ý kiến cho rằng các lớp tổ chức trong thời gian cuối năm dẫn đến thực trạng CBCC đƣợc cử đi đào tạo thƣờng không đúng đối tƣợng và không phù hợp với nhu cầu công việc hoặc đúng đối tƣợng nhƣng họ không thể tham dự đầy đủ suốt khóa học do khối lƣợng công việc cuối năm nhiều. Do đó, cần tổ chức các khóa học thời điểm quí 1-3 và trong một số trƣờng hợp, khóa học cần đƣợc tổ chức tại địa phƣơng để thuận tiện cho việc bố trí công việc ở đơn vị và giảm chi phí, thuận tiện đi lại, ăn ở cho CBCC tham gia khóa học.

3.2.6 Đảm bảo nguồn kinh phí đào tạo

Để đảm bảo nguồn kinh phí đào tạo, trƣớc hết cần xây dựng chính sách sách đúng, thực hiện có hiệu quả thì phải dựa trên việc tiến hành khảo sát mức độ thỏa mãn của ngƣời đƣợc cử đi đào tạo. Xây dựng chính sách huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân cho phát triển nguồn nhân lực cho UBND huyện Thăng Bình. Đồng thời căn cứ các quy định các cơ chế, chính sách của nhà nƣớc để dự trù kinh phí cho từng chƣơng trình đào tạo và từng học viên cụ thể tham gia các khóa đào tạo. Bên cạnh đó, cần

khuyến khích học viên tự chi trả kinh phí đào tạo để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn.

3.2.7. Đánh giá kết quả đào tạo

Việc đánh giá kết quả đào tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì nó giúp tổ chức hiệu chỉnh kế hoạch đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Để hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc đào tạo nguồn nhân lực UBND huyện Thăng Bình, tác giả đề xuất sử dụng mô hình đánh giá kết quả đào tạo của tiến sĩ Donal Kirpatrick trong phần lý thuyết của chƣơng 2 để đánh giá đối với các khóa học cụ thể nhƣ sau:

- Sử dụng bảng hỏi số 1 ở phụ lục 7 để kiểm tra ở mức độ 1 về phản ứng của ngƣời học và quan sát xem học viên có hài lòng đối với các chƣơng trình học hay không.

- Tiếp tục sử dụng bảng hỏi số 2 ở phụ lục 7 để kiểm tra ở mức độ 2 xem ngƣời học có nắm bắt đƣợc những kiến thức nhƣ mong muốn hay không. Bài kiểm tra có thể dƣới hình thức bài tập tình huống, câu hỏi trắc nghiệm, vv..vv. Thông thƣờng giảng viên sẽ là ngƣời tiến hành kiểm tra và cho ý kiến phản hồi về bài kiểm tra tại chỗ.

- Cách tốt nhất để đo lƣờng đƣợc hiệu quả của các khóa học trong việc áp dụng vào công việc là quan sát quá trình làm việc và phỏng vấn theo thời gian. Tuy nhiên ở phạm vi đề tài này, tác giả tiếp tục đề xuất phƣơng pháp đánh giá kết quả đào tạo bằng cách sử dụng bảng hỏi số 3 ở phụ lục 7.

Có thể đánh giá kết quả đào tạo ở cấp độ 4 đối với những kết quả đạt đƣợc và mục tiêu phát triển của UBND huyện phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Tuy nhiên việc đánh giá kết quả đào tạo ở cấp độ 4 khá tốt chi phí. Do phải liên kết với toàn bộ tổ chức chỉ để thu thập dữ liệu thực hiện khảo sát và phỏng vấn trong một quá trình lâu dài. Do vậy, tác giả không khuyến cáo UBND huyện sử dụng phƣơng pháp này để đánh

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 chủ yếu phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại UBND huyện.

Các giải pháp cần chú trọng đó là đổi mới quy trình đánh giá nhu cầu đào tạo, phƣơng pháp đào tạo, hoàn thiện nội dung đào tạo, lựa chọn đúng đối tƣợng đào tạo, phƣơng tiện, tài liệu, giảng viên cũng nhƣ phƣơng pháp đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, đặc biệt là những kỹ năng, kiến thức và mức độ áp dụng vào công việc sau đào tạo.

KẾT LUẬN

Đào tạo, nâng cao năng lực CBCC là một trong những chiến lƣợc quan trọng của các tổ chức. Thông qua nghiên cứu, luận văn đã khái quát và hệ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực cho UBND huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 81)