Việc thiết kế và lựa chọn phương pháp đánh giá phải phụ thuộc vào mục đích của đánh giá, tính chất, đặc điểm của công việc từ đó thiết kế nội dung cho phù hợp.
Các nhà quản lý cần nắm rõ được đặc điểm công việc,mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty để từ đó lựa chọn những phương pháp thích hợp, từ đó xây dựng những tiêu chí đánh giá cho phù hợp với đặc điểm, tính chất của công việc.
Bước này hết sức quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng tới kết quả cả một hệ thống ĐGKQCV của công ty. Khi lựa chọn phương pháp đánh giá không đúng, xây dựng các tiêu chí đánh giá không phù hợp với tính chất đặc điểm công việc. Sẽ gây khó khăn trong công tác đánh giá cho người đánh giá cũng như người lao động. Họ sẽ không hiểu về hệ thống đánh giá, cách đánh giá, tiêu chí đánh giá…điều đó sẽ làm cho họ có thái độ làm việc không tích cực, họ luôn tìm cách trống chế lại các tiêu chí đánh giá. điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới năng suất lao động, cũng như ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh của tổ chức.
Các tổ chức vừa và nhỏ có thể áp dụng những phương pháp sẵn có để áp dụng vào việc đánh giá của tổ chức mình. Bởi vì những tổ chức này thường có số lượng lao động ít, mức độ phức tạp của công việc không cao. Điều đó sẽ không gây lãng phí thời gian, tiền bạc cho tổ chức. Đồng thời hiệu quả đánh giá vẫn cao. Đối với
các tổ chức, doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh quy mô lớn như: Độ phức tạp của công việc cao, khối lượng công việc lớn, lao động nhiều…Thông thường các doanh nghiệp này thường thuê các chuyên gia để thiết kế phương pháp đánh giá. Mặc dù tốn kém tiền bạc nhưng hiệu quả mang lại sẽ rất cao.