1.5.1 Khái niệm.
KPI - Key Performance Indicators trong tiếng Anh được hiểu là các chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu, hay chỉ số đo lường sự thành công (Key Success Indicators), hay còn được gọi bằng tên phổ biến là chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động, được xây dựng nhằm đánh giá được hiệu quả, sự tăng trưởng của các hoạt động trong doanh nghiệp so với mục tiêu đã đề ra. Nó giúp doanh nghiệp định hình và theo dõi quá trình hoạt động và tăng trưởng so với mục tiêu của doanh nghiệp
1.5.2 Đặc điểm của chỉ số KPI.
KPI là những chỉ số nhằm đo lường hiệu quả hay sự thành công của các hoạt động trong tổ chức, nhằm đạt được mục tiêu mà nhà quản trị đưa ra. Mỗi một chức
danh, phòng, ban, bộ phận sẽ có bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng. Các nhà quản trị sẽ áp dụng các chỉ số đánh giá hiệu quả các hoạt động đó. Mỗi chức danh, phòng, ban lại có những chỉ số KPI riêng, tuy nhiên, các chỉ số KPI đều mang những đặc điểm như sau:
a) Đáp ứng được năm tiêu chuẩn của một mục tiêu
Năm tiêu chuẩn này được chỉ rõ trong phương pháp quản trị mục tiêu MBO - SMART, đó là:
- S = Specific - Cụ thể, rõ ràng. Các chỉ số đưa ra phải thật cụ thể, rõ ràng. Các chỉ số khi đưa ra phải giải thích được, chỉ số này nói lên điều gì? Tại sao lại lựa chọn chỉ số này? Chỉ số này được đo lường như thế nào?
- M= Measureable - Có thể đo đếm được. Chỉ số KPI chỉ có giá trị khi được xác định và đo lường một cách chính xác. “Trở thành doanh nghiệp nổi tiếng nhất” không phải là chỉ số KPI do không có cách nào đo được sự nổi tiếng của doanh nghiệp hay so sánh nó với doanh nghiệp khác.
- A = Achievable - Có thể đạt được. Có rất nhiều các chỉ số KPI đo lường được nhưng lại không phải là chìa khóa giúp các doanh nghiệp thành công. Khi chọn lựa các KPI nên lựa chọn những chỉ số thực sự cần thiết, giúp doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu. Chỉ số này sẽ theo sát mục tiêu - là những mục tiêu mà doanh nghiệp nhận thấy họ có nhiều yếu tố nhằm đạt được mục tiêu một cách thực tế. Vậy các KPI đưa ra cũng phải là những chỉ số thực tế có thể đạt được.
- R = Realistic - Thực tế. Các chỉ số đưa ra cũng cần cân nhắc và theo sát mục tiêu và thực tế. Không nên đưa ra những chỉ số nằm ngoài khả năng đo lường thực tế, hoặc những KPI không đúng với thực tế công việc.
- T = Timed - Có thời hạn. Các chỉ số này được áp dụng trong thời gian bao lâu, khi nào?
b) Là các chỉ số phi tài chính
KPI không được biểu thị bằng đơn vị tiền tệ như đồng, đôla... Nó có thể là số nhân viên tuyển dụng thành công trong một đợt tuyển dụng hay có bao nhiêu cuộc gặp gỡ hàng ngày của nhân viên bán hàng với khách hàng...
Không giống như các chỉ số đo lường khác, KPI là chỉ số thường xuyên được theo dõi và đánh giá, tùy theo thực trạng doanh nghiệp mà việc đánh giá được tiến hành theo tháng, quý hay năm.
d) Chịu tác động bởi đội ngũ quản trị cấp cao
Việc theo dõi thường xuyên sự biến động, thay đổi của các KPI luôn thu hút đội ngũ quản trị bởi đây là cách làm tương đối đơn giản, làm căn cứ để cấp quản trị đưa ra những quyết định của mình.
e) Đòi hỏi nhân viên các cấp phải hiểu chỉ số và có hành động điều chỉnh phù hợp
KPI có thể được gắn với từng nhân viên, để từ đó đo lường và đánh giá được nhân viên. Vì vậy cần hiểu rõ KPI và có sự điều chỉnh hoạt động làm việc của bản thân nhằm hoàn thành tốt mục đích từ chính phía cá nhân từng nhân viên.
f) Có tác động đáng kể và tích cực tới các chỉ tiêu được đặt ra trong doanh nghiệp
Việc theo dõi KPI sẽ cho doanh nghiệp biết họ phải làm gì, thay đổi như thế nào. Cũng từ đó, sự cải thiện KPI sẽ có tác động tích cực đến các chỉ số khác
1.5.3 Phân loại các chỉ số KPI.
Có rất nhiều các chỉ số KPI đã và đang được sử dụng và phát triển trong các doanh nghiệp, tổ chức. Tùy theo hiện trạng của tổ chức mà các KPI được hình thành, đa dạng, phong phú và phục vụ mục đích của tổ chức, doanh nghiệp. Số lượng các KPI sẽ còn được gia tăng nhiều hơn nữa cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội. Vì vậy, khó mà có thể nói hiện nay có bao nhiêu chỉ số KPI. Tuy nhiên, nhìn chung, có thể phân chia KPI thành theo ba nhóm lớn như sau.
1.5.3.1Nhóm các chỉ số KPI dùng trong các ngành kinh tế lớn
Trong các ngành kinh tế lớn, để đo lường sự thành công và hiệu quả, các nhà quản trị thường xây dựng những chỉ số nhất định, thống nhất để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau. Đây là những chỉ số đã được nghiên cứu và thống nhất trong toàn ngành, dễ dàng trong quá trình theo dõi, đánh giá, chỉ càn qua một vài chỉ số đo lường hoạt động có thể biết các đối thủ cạnh tranh của mình trong ngành đang hoạt động, phát triển ra sao. Ví dụ như trong ngành tài chính, ngân hàng, ta có
thể dùng các chỉ số như: số lượng máy ATM trên toàn quốc khi đánh giá về so sánh dịch vụ ATM giữa các ngân hàng; hay tỷ lệ lãi suất cho vay được ngân hàng áp dụng. Trên thế giới hiện nay đã có khoảng gần hai mươi ngành kinh tế có áp dụng các chỉ số KPI để đo lường hiệu quả hoạt động, như:
• Ngành hàng không, vận tải (gồm 84 chỉ số) • Ngành ngân hàng, bảo hiểm (gồm 57 chỉ số) • Ngành nghiên cứu, giáo dục (gồm 71 chỉ số) • Ngành giải trí (gồm 22 chỉ số)
• Ngành nông nghiệp (gồm 45 chỉ số)
• Ngành sản xuất hàng hóa (gồm 12 chỉ số)....
1.5.3.2Nhóm các chỉ số KPI đánh giá quá trình hoạt động của tổ chức
Mỗi tổ chức để xây dựng, hoạt động và phát triển luôn càn có một bộ máy tổ chức với các hoạt động được diễn ra liên tục và không ngừng thay đổi cùng với việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Hiện nay, trên thế giới phần lớn các hoạt động của tổ chức đều đã có những bộ chỉ số KPI để đo lường, đánh giá. Trong đó, có không ít những chỉ số đóng vai trò quan trọng trong tổ chức, chẳng hạn như những chỉ số liên quan đến khách hàng như: tỉ lệ khách hàng quay lại với cửa hàng, hay tỉ lệ khách mua hàng lần thứ ba trở lên... đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất, kinh doanh của các tổ chức kinh tế. Các hoạt động chủ yếu đã được áp dụng KPI hiện nay gồm có: hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng, hoạt động marketing, hoạt động tài chính, vận tải giao nhận, hoạt động liên quan đến pháp lý... Các chỉ số KPI ứng với các hoạt động này sẽ được gói gọn và phân chia thành bốn nhóm chỉ số KPI như sau:
• Nhóm chỉ số KPI tài chính • Nhóm chỉ số KPI hoạt động • Nhóm chỉ số KPI khách hàng • Nhóm chỉ số KPI nguồn nhân lực
Nhìn chung, các chỉ số KPI đánh giá quá trình hoạt động của tổ chức hiện nay được chú trọng hơn cả, bởi nó phản ánh đúng thực trạng hoạt động của tổ chức, và chỉ ra cho họ thấy họ phải làm gì để phát triển, để cải thiện tình hình, nhằm đạt được mục tiêu từ các nhân viên đến bộ phận và toàn thể doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
KPI là chỉ số được thường xuyên theo dõi, sẽ giúp tổ chức nhanh chóng, kịp thời, sửa chữa thay đổi những yếu kém và cải thiện tổ chức theo hướng tích cực.
1.5.3.3Nhóm các KPI được xây dựng theo các khung chương trình
Mỗi ngành hoạt động bao gồm nhiều quá trình, nhiều hạng mục công việc chính trong ngành đó. Mỗi quá trình ấy, hạng mục công việc ấy sẽ đều được đánh giá bằng các chỉ số KPI nhất định. Chúng tập hợp lại với nhau thành những khung chương trình đánh giá mang tính chuẩn mực tương đối, phục vụ cho các mục đích quản lý khác nhau của nhà quản trị. Ví dụ: Trong ngành công nghệ thông tin, có thể sử dụng các bộ khung như: Cobit hay bộ APM, ASL, BiSL, ITIL, VRM.
1.5.4 Các chỉ số đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực.
Từ các nghiên cứu về KPI, theo người viết, ta có thể hiểu KPI đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực hay chỉ số đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực hay nhóm KPI nguồn nhân lực là những chỉ số được xây dựng nhằm đánh giá được hiệu quả, sự phát triển của các hoạt động thuộc chức năng quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp so với mục tiêu đã đề ra. Nó giúp nhà quản trị có cái nhìn cụ thể hơn về chủ thể quan trọng trong doanh nghiệp, đó là người lao động, là đội ngũ công nhân viên và những vấn đề liên quan chặt chẽ tới nguồn nhân lực nhằm đồng thời vừa giúp nhả quản trị chọn đúng người cho đúng việc và đạt được mục tiêu của mình khi sử dụng lao động, vừa giúp người lao động có thể an tâm làm việc, cống hiến trong công việc.
1.5.4.1KPI đánh giá chuyên môn
Ra đời và tồn tại trong một doanh nghiệp, việc đầu tiên và quan trọng nhất là cần xác định chức năng, nhiệm vụ của phòng, ban, hay nhân viên đó. Chúng tôi phải hoàn thành cái gì? Đó là làm thế nào để thu hút nguồn nhân lực tốt, làm thế nào để quản trị tốt nguồn lực con người trong doanh nghiệp... Và thước đo nào để đo được sự hoàn thành tốt hay không tốt của những công việc trên? Đó là lí do hình thành nên KPI đánh giá chuyên môn - KPI dành đánh giá những hoạt động mang tính chuyên môn trong doanh nghiệp, trong đó có quản trị nguồn nhân lực.
1.5.4.2KPI đánh giá chấp hành kỉ luật và văn hóa doanh nghiệp
Việc các bộ phận và nhân viên cố gắng hết mình nhằm đạt được mục tiêu của bộ phận và cao hơn là mục tiêu công ty là điều rất đáng được trân trọng và khuyến
khích. Tuy nhiên, nhà quản trị cần để tâm tới cách mà mỗi bộ phận, từng nhân viên đó hoàn thành công việc như thế nào, để có thể khẳng định họ làm việc hiệu quả. Công việc chỉ đạt được hiệu quả thực sự khi nó được người thực hiện tiến hành trong bối cảnh, khuôn khổ hoạt động cho phép của doanh nghiệp. Đó là việc chấp hành kỉ luật trong quá trình làm việc, tuân theo đúng quy định, quy trình đã được đưa ra, tránh những tổn thất không đáng có về vật chất, con người do cố gắng làm để đạt mục tiêu đã đề ra, và quan trọng không kém đó là không làm ảnh hưởng tới chính văn hóa và môi trường doanh nghiệp. Đó là những KPI đánh giá chấp hành kỉ luật và văn hóa doanh nghiệp.
1.5.4.3KPI quản lý, phát triển con người
Làm tốt hơn nghĩa là đặt nhân viên vào đúng vị trí mà họ mạnh. Làm tốt hơn nghĩa là cần có thêm những chương trình đào tạo và phát triển năng lực và kiến thức cho bản thân cán bộ, nhân viên. Làm tốt hơn nghĩa là dành cho nhân viên những đãi ngộ xứng đáng để đánh giá hết thực lực làm việc của nhân viên, khiến họ yên tâm làm việc và thấy có động lực để làm việc. Đó là tất cả những gì mà KPI quản lý, phát triển con người cần đo lường.
1.6 Kết luận chương 1
Từ các nghiên cứu về KPI, ta có thể hiểu KPI đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực (hay nhóm KPI nguồn nhân lực) là những chỉ số được xây dựng nhằm đánh giá được hiệu quả, sự phát triển của các hoạt động thuộc chức năng quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp so với mục tiêu đã đề ra. Nó giúp nhà quản trị có cái nhìn cụ thể hơn về chủ thể quan trọng trong doanh nghiệp, đó là người lao động, là đội ngũ công nhân viên và những vấn đề liên quan chặt chẽ tới nguồn nhân lực nhằm đồng thời vừa giúp nhà quản trị chọn đúng người cho đúng việc và đạt được mục tiêu của mình khi sử dụng lao động, vừa giúp người lao động có thể an tâm làm việc, cống hiến trong công việc.
Bảng 1.1 – Tóm tắt ưu khuyết điểm các phương pháp đánh giá
Phương pháp Ưu điểm Khuyết điểm
Các phương pháp đánh giá dựa trên đặc điểm cá tính
1. Không tốn kém khi phát triển phương pháp.
1. Khả năng tiềm ẩn lỗi bình chọn khá cao 2. Sử dụng những thước đo có ý
nghĩa
2. Không hữu ích trong việc tư vấn cho nhân viên
3. Dễ sử dụng
3. Không hữu ích trong việc xác định khen thưởng.
4. Không hữu ích trong
việc quyết định đề bạt.
Các phương pháp đánh giá dựa trên hành vi thực hiện
1. Sử dụng thước đo thực hiện công việc cụ thể
1. Tốn nhiêu thời gian khi phát triển, sử dụng.
2. Được lãnh đạo cấp cao và nhân viên chấp nhận.
2. Tốn kém khi phát triên phương pháp
3. Hữu ích trong việc cung cấp thông tin phản hồi
3. Vài tiềm ẩn về lỗi bình chọn.
4. Công bằng trong việc khen thưởng và quyết định đề bạt.
Các phương pháp đánh giá dựa trên kết quả thực hiện
1. Khuynh hướng chủ quan sẽ ít đi.
1. Tốn nhiều thời gian khi phát triển, sử dụng.
2. Được lãnh đạo cấp cao và nhân viên chấp nhận.
2. Có thể chỉ khuyến khích những triển vọng ngắn hạn.
3. Liên kết giữa thực hiện công việc của nhân viên với hoạt động của tổ chức.
3. Có thể sử dụng những tiêu chuẩn bị đồng nhất không chính xác.
4. Khuyến khích việc cả người quản lý và nhân viên cùng đặt ra mục tiêu.
4. Có thể sử dụng những tiêu chuẩn khiếm khuyết, không bao quát.
5. Tốt cho việc khen thưởng và
quyết định đề bạt
Phương pháp phân tích định lượng (sử
dụng trọng số)
1. Giúp nhà quản lý có thể dễ dàng so sánh, phân loại nhân viên.
1. Tốn thời gian để thực hiện.
2. Giúp nhân viên hiểu rõ, chính xác yêu cầu của doanh nghiệp đối với nhân viên.
3. Giúp nhân viên hiểu được điểm mạnh, yếu của họ trong quá trình thực hiện công việc, từ đó điều chỉnh để tăng hiệu quả thực hiện.
Khi đạt đến một mức thu nhập nhất định để đảm bảo cho cuộc sống , theo lí thuyết nhu cầu của Maslow, người lao động cũng bắt đầu có những nhu cầu cao hơn trong công việc, trong đó có việc họ sẽ được đối xử và nhìn nhận như thế nào, được đào tạo và phát triển ra sao, chế độ đãi ngộ có thích hợp hay không ? Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đã và đang có ngày càng nhiều các công ty nước ngoài vào Việt Nam, họ không chỉ đem theo vốn, máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ cao, mà còn mang theo cả những triết lí kinh doanh, tầm nhìn chiến lược, các phương pháp quản trị nguồn nhân lực hết sức mới mẻ đã tạo nên sức hút không nhỏ với người lao động thuộc mọi tầng lớp tại Việt Nam. Vì vậy, để duy trì nguồn nhân lực tốt, ổn định, tránh tình trạng chảy máu chất xám, đòi hỏi mỗi công ty phải có những tư duy mới, phương pháp quản lý mới, đánh giá hiệu quả hoạt động của người lao động tiên tiến từ đó làm cơ sở đưa ra những chính sách nhân sự, hợp lý và hiệu quả. Trong đó, việc áp dụng những phương pháp tiên tiến như việc áp dụng chỉ số KPI vào quản trị nguồn nhân lực cũng chính là yếu tố mới mẻ trong phương pháp quản lý của nhà quản trị hiện đại.
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP, KHẢO SÁT VÀ SỬA CHỮA
CÔNG TRÌNH KHAI THÁC DẦU KHÍ
2.1 Giới thiệu chung về Xí nghiệp xây lắp, khảo sát và sửa chữa công trình khai thác dầu khí