Nhân sự thực hiện đánh giá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống đánh giá kết quả công việc tại xí nghiệp xây lắp, khảo sát sửa chữa công trình khai thác dầu khí thuộc vietsovpetro (Trang 63 - 65)

Nhìn chung, nhân sự chính thực hiện đánh giá chủ yếu là quản lý trực tiếp các bộ phận – phòng ban. Ý kiến đánh giá của bản thân nhân viên ít được coi trọng và chỉ mang tính hình thức. XNXL chưa có cán bộ chuyên trách để thực hiện, quản lý và theo dõi công tác đánh giá thực hiện công việc.

Việc đánh giá của lãnh đạo chưa được coi trọng đúng mức và đào tạo bài bản nên mang những hạn chế tất yếu :

- Lỗi thiên kiến

Nhiều lãnh đạo ĐGKQCV chỉ nhìn dưới một góc độ nào đó hoặc dựa trên một yếu tố hoặc đặc điểm nổi trội nào đó. Vỉ dụ : nhân viên có khả năng trình bày mang tính thuyết phục về công việc mình làm nhưng thực chất hiệu quả công việc không cao. Người lãnh đạo thường bị ngộ nhận giữa một nhân viên “nói giỏi”, “viết giỏi” với nhân viên làm việc hiệu quả nhưng không có khả năng diễn đạt kết quả công việc của mình.

- Lỗi định kiến và cục bộ cá nhân

Lãnh đạo có những định kiến về giới tính, tuổi tác, quê quán, v.v... Ví dụ : những lãnh đạo có đầu óc cục bộ địa phương thường ĐGKQCV theo vùng miền; những lãnh đạo có tính gia trưởng thường đánh giá khả năng làm việc của nhân viên nữ không cao; những lãnh đạo lớn tuổi, không có trình độ, có tính cố chấp, hẹp hòi thường thành kiến với nhân viên trẻ, có năng lực, v.v....

- Lỗi bình quân chủ nghĩa

Đây là xu hướng ĐGKQCV của những lãnh đạo có thái độ “dĩ hoà vi quí” không muốn đụng chạm, ngại đối mặt với dư luận bất lợi. Lỗi “bình quân chủ nghĩa” xuất phát do lãnh đạo không giám sát được việc thực hiện công việc của nhân viên. Những lãnh đạo này thường đánh giá tất cả nhân viên theo hướng không tốt quá cũng không kém quá. Cách đánh giá này sẽ không mang lại lợi ích gì cho tổ chức, không tạo động lực làm việc cho nhân viên giỏi, làm cho nhân viên thiếu trách nhiệm với công việc hoặc không có năng lực làm việc không thể tốt hơn. Hậu quả của lỗi đánh giá này là cả tổ chức và cá nhân nhân viên đều không phát triển.

Lỗi bình quân chủ nghĩa sẽ không giúp người lãnh đạo nhìn thấy những điểm nổi trội của nhân viên - một điều mà người nhân viên nào cũng mong mỏi là lãnh đạo nhìn thấy và ghi nhận hiệu suất công việc, hành vi xử lý và những đặc điểm khác của họ trong thực hiện công việc.

- Lỗi thiển cận

Một vài lỗi đánh giá liên quan đến vấn đề thời gian. Hoạt động rà soát thực hiện công việc của nhân viên có khuynh hướng không thiên về thuận lợi hay không thuận lợi mà tùy thuộc vào thông tin thực hiện công việc được người lãnh đạo thu thập, đánh giá và tổ chức như thế nào qua thời gian. Ví dụ : khi đánh giá căn cứ phần lớn vào những hành vi xử lý công việc gần đây tốt hay xấu, người lãnh đạo đã phạm lỗi thiển cận. Người lãnh đạo cũng có thể đánh giá cao hơn bởi vì họ tin rằng nhân viên “đang thể hiện sự tiến bộ”, vì thế phạm lỗi thiển cận có ý thức. Nếu không có những tài liệu ghi nhận công việc trong suốt quá trình đánh giá, người lãnh đạo buộc phải nhớ lại những công việc gần đây của nhân viên để thực hiện đánh giá. Những lãnh đạo ghi nhận thành quả và thất bại của nhân viên trong công việc một cách đều đặn trong suốt quá trình đánh giá thường tránh được lỗi này.

Hiện trạng công tác đánh giá của lãnh đạo XNXL như trên có thể được minh họa bằng ý kiến của các cán bộ tại XNXL :

Bảng 2.7 – Kết quả khảo sát về việc thực hiện đánh giá của lãnh đạo XNXL

STT Câu hỏi

Số lượng %

1 2 3 4 5 TC 1 2 3 4 5 TC

1.12

Anh/chị có cho rằng lãnh đạo cần được đào tạo bài bản về phương pháp đánh giá khi thực hiện đánh giá nhân viên ?

0 5 18 42 49 114 0.0 4.4 15.8 36.8 43.0 100.0

1.13

Anh/chị có cho rằng lãnh đạo cần được đào tạo về tâm lý học khi thực hiện đánh giá nhân viên ?

3 17 19 30 45 114 2.6 14.9 16.7 26.3 39.5 100.0

1.14

Anh/chị có cho rằng lãnh đạo cần tránh lối đánh giá "Thiên kiến" (đánh giá kết quả công việc chỉ nhìn dưới một góc độ nào đó hoặc dựa trên một yếu tố hoặc đặc điểm nổi trội nào đó) ?

1.15

Anh/chị có cho rằng lãnh đạo cần tránh lối đánh giá "định kiến và cục bộ cá nhân" ?

0 3 11 30 70 114 0.0 2.6 9.6 26.3 61.4 100.0

1.16

Anh/chị có cho rằng lãnh đạo cần tránh lối đánh giá Bình quân chủ nghĩa ?

0 5 12 23 74 114 0.0 4.4 10.5 20.2 64.9 100.0

1.17

Anh/chị có cho rằng lãnh đạo cần tránh lối đánh giá Thiển cận (chỉ dựa trên vài kết quả thấy được) ?

0 4 15 31 64 114 0.0 3.5 13.2 27.2 56.1 100.0

1.22

Việc đánh giá hiện tại có phản ánh đúng kết quả làm việc của anh/chị ?

67 30 13 4 0 114 58.8 26.3 11.4 3.5 0.0 100.0

1.23

Anh/chị có cho rằng cần cải thiện hệ thống đánh giá kết quả công việc ?

0 5 12 24 73 114 0.0 4.4 10.5 21.1 64.0 100.0

(1 : Hoàn toàn không đồng ý; 5 – Hoàn toàn đồng ý)

Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, hầu hết các cấp lãnh đạo tại XNXL đều chưa được đào tạo đúng mức về phương pháp ĐGKQCV, cách thức tiến hành ĐGKQCV như thế nào là khoa học và mang lại hiệu quả. Điều này mang lại những ảnh hưởng rất không tốt cho công tác ĐGKQCV.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống đánh giá kết quả công việc tại xí nghiệp xây lắp, khảo sát sửa chữa công trình khai thác dầu khí thuộc vietsovpetro (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)