Đàm phán giá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đấu thầu tại trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia (bộ y tế) (Trang 27 - 32)

1.2.3.1 Khái niệm về đàm phán giá

Từ “đàm phán” được định nghĩa như sau: Đàm phán là phương tiện cơ bản giúp chúng ta đạt được những điều mà chúng ta mong muốn từ người khác. Hầu hết các quyết định trong mọi vậtcủa cuộc sống đều đạt được thông qua đàm

phán. Đàm phán là phương tiện dùng để giải quyết mâu thuẫn giữa các bên. Trong hoạt động quản lý dự án, các bên tham gia ít khi có quan hệ cấp trên cấp dưới mà thường là quan hệ đối tác (Chủ đầu tư – Nhà thầu – Tư vấn – Nhà cung

cấp – Người thụ hướng dự án) với các lợi ích không cùng chiều nhau. Để dung hòa các lợi ích không cùng chiều này các bên tham gia phải ngồi vào bàn đàm phán. Đàm phán là hành vi và quá trình điều hòa quan hệ giữa các bên tham gia, thông qua hiệp thương mà đi đến ý kiến thống nhất. (Theo Trung tâm Tư vấn Thưong mại Quốc tế - ĐH Ngoại Thương)

Vậy ta có thể hiểu đàm phán giá liên quan nhiều đến công việc đạt được một thoả thuận chung, thống nhất về giá của một mặt hàng, dịch vụ. Trong lĩnh

vực mua sắm thuốc trên thế giới, đã có nhiều Chính phủ, liên hiệp các tổ chức thuộc Chính phủ đã áp dụng hình thức đàm phán giá với các tập đoàn dược phẩm để đạt được một sự thống nhất về giá thuốc khi cung cấp cho hệ thống y

tế, người dân của họ.

1.2.3.2. Cơ sở pháp lý về đàm phán giá

Luật Đấu thầu số 43 /2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP đều là những căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện công tác đấu thầu bằng hình thức

đàm phán giá (ĐPG). Căn cứ theo thông tư 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy

định Bộ Y tế là cơ quan có thẩm quyền ban hành danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá. Do đó, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 15/2019/TT-

BYT và Thông tư số 15/2020/TT-BYT trong để một loại thuốc được đưa vào

Danh mục thuốc ĐPG cần đáp ứng một trong những tiêu chí sau đây:

a) Thuốc thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc do Bộ trưởng Bộ Y tế

ban hành.

b) Thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm do Bộtrưởng Bộ Y tế ban hành. c) Thuốc chỉ có một hoặc hai nhà sản xuất.

Về cơ quan có thẩm quyền cao nhất để thực hiện chức năng đàm phán giá

Hội đồng đàm phán giá thuốc do Bộtrưởng Bộ Y tế thành lập và quy định cụ

thể chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế hoạt động.

- Tuy nhiên, vẫn có một số sửa đổi, bổsung đáng lưu ý giữa Thông

tư 15/2019/TT-BYT và Thông tư 15/2020/TT-BYT như sau:

+ Bổ sung Khoản 5Điều 42 Thông tư số 15/2019/TT-BYT như sau: “5. Căn cứ đàm phán và thực hiện đàm phán giá thuốc:

+ Đối với thuốc đàm phán là các thuốc biệt dược gốc do Bộ Y tế công bố được sản xuất toàn bộ tại các nước thuộc danh sách SRA có từ hai (02) giấy đăng ký lưu hành thuốc generic Nhóm 1, phương án đàm phán và thực hiện đàm

phán giá thuốc căn cứ vào số lượng giấy đăng ký lưu hành của thuốc generic; giá trúng thầu thuốc generic sản xuất tại các nước tham chiếu. Trường hợp không có giá trúng thầu thuốc sản xuất tại nước tham chiếu thì căn cứ vào giá trúng thầu thuốc sản xuất tại các nước thuộc danh sách SRA; khả năng thay thế tại thời điểm thực hiện đàm phán giá.

b) Đối với thuốc đàm phán là các thuốc biệt dược gốc do Bộ Y tế công bố được sản xuất toàn bộ tại các nước thuộc danh sách SRA có từ hai (02) giấy đăng ký lưu hành thuốc generic Nhóm 1 cần thiết cho nhu cầu điều trị; các thuốc biệt dược gốc do Bộ Y tế công bố được sản xuất toàn bộ tại các nước thuộc danh sách SRA có ít hơn hoặc bằng một (01) giấy đăng ký lưu hành thuốc generic Nhóm 1; các thuốc có từ một (01) đến hai (02) nhà sản xuất, ngoài căn cứ quy định tại điểm a Khoản này thì phương án đàm phán và thực hiện đàm phán giá thuốc còn căn cứ vào việc đánh giá giữa chi phí - an toàn, hiệu quả, chi phí - lợi

ích và chi phí - công dụng;

c) Các thuốc biệt dược gốc do Bộ Y tế công bố gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam thì phương án đàm phán và thực hiện đàm phán giá theo lộ trình gia công, chuyển giao công nghệ.”

+ Sửa đổiđiểm b Khoản 2 Điều 46 Thông tư số 15/2019/TT-BYT như sau: “b) Đối với các thuốc thuộc Danh mục thuốc áp dụng hình thức đàm phán giá đàm phán không thành công (bao gồm cả thuốc biệt dược gốc gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam), Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia căn cứ ý kiến của Hội đồng đàm phán giá để đề xuất phương án mua sắm hoặc giải pháp thay thế trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định. Đối với thuốc biệt dược gốc do Bộ Y tế công bố được sản xuất toàn bộ tại các nước thuộc danh sách SRA có từ hai (02) giấy đăng ký lưu hành thuốc generic nhóm 1 quy định tại Điều 7 Thông tư này đàm phán giá không thành công, các cơ sở y tế được tổ chức lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi tại gói thầu thuốc generic theo thông báo của Bộ Y tế”.

1.2.3.3. Các đơn vị liên quan trong đàm phán giá thuốc

- Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia: xây dựng kế hoạch và lộ trình ĐPG; xây dựng, thẩm định và phê duyệt hồ sơ; đánh giá hồ sơ đề

xuất; xây dựng phương án ĐPG dự kiến; công khai kết quả; giám sát, điều tiết việc cung cấp và sử dụng thuốc; tham gia trong quá trình ĐPG và tổng hợp cung cấp thông tin liên quan; thực hiện nhiệm vụ khác.

- Hội đồng ĐPG: xem xét, quyết định phương án ĐPG do Trung tâm

MSTTTQG xây dựng; thực hiện ĐPG theo kế hoạch đã được phê duyệt.

“Hội đồng đàm phán giá thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập và quy

định cụ thể chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế hoạt động. Thành viên của Hội đồng bao gồm 01 Chủ tịch (hiện nay là một Thứ trưởng Bộ Y

tế kiêm nhiệm), 02 Phó Chủ tịch (một là Giám đốc Trung tâm MSTTTQG,

hai là một Lãnh đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam) và các thành viên là đại diện của các Vụ/Cục của Bộ Y tế và các bộ/ngành liên quan như Bộ KHĐT, Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam và một số chuyên gia độc lập. Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia là đơn vị thường trực của Hội đồng đàm phán giá thuốc.”

Hội đồng đàm phán giá thuốc làm việc theo chế độ Thủ trưởng. Chủ tịch Hội

đồng quyết định và chịu trách nhiệm trên cơ sở ý kiến của các thành viên Hội

đồng. Thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, cá nhân tham gia Hội đồng Tư vấn quốc gia về đấu thầu thuốc thì không tham gia Hội đồng đàm

phán giá.

- Hội đồng tư vấn quốc gia về đấu thầu thuốc có nhiệm vụ tư vấn cho Bộ trưởng BYT trong tất cả các khâu của quá trình ĐPG.

- Vụ Kế hoạch Tài chính – Bộ Y tế: tổ chức thẩm định kế hoạch ĐPG, kết quả ĐPG trình Bộtrưởng BYT.

- Bộ KHĐT, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và một số Vụ/Cục liên quan của BYT: cửđại diện tham gia Hội đồng đàm phán giá thuốc. - Cơ sở y tế: ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.

- Cơ quan BHYT: thực hiện thanh toán thống nhất trên tất cả CSYT công lập theo kết quả ĐPG đã được công bố.

- Nhà thầu: cung cấp thuốc theo sốlượng, tiến độ cho các CSYT.

1.2.3.4. Quy trình, nội dung và tổ chức thực hiện công tác đàm phán giá thuốc

Quy trình thực hiện

Bảng 1.4: Quy trình thực hiện đàm phán giá

- Tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc do Đơn vị mua sắm thuốc cấp quốc gia thực hiện như theo quy định của mua sắm tập trung thuốc quốc gia. Các CSYT tại các địa phương gửi lên Sở Y tế, sau đó các Sở Y tế có trách nhiệm thẩm định số lượng dự trù và nộp lên Đơn vị mua sắm cấp quốc gia.

- Xây dựng kế hoạch ĐPG: Đơn vị mua sắm cấp quốc gia Lập kế hoạch

đàm phán giá thuốc theo: tên, giá gói thầu; giá kế hoạch từng mặt hàng thuốc ĐPG, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và thời gian giao hàng, dự

kiến thời gian đàm phán giá. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, Trung tâm gửi xin ý kiến Hội đồng đàm phán giá nếu cần thiết.

- Phê duyệt kế hoạch: Vụ Kế hoạch và tài chính tổ chức thẩm định kế

hoạch và trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt (Lấy ý kiến tư vấn của Hội

đồng tư vấn quốc gia về đấu thầu thuốc trước khi phê duyệt nếu cần thiết)

1.Tổng hợp

nhu cầu 2.Xây dựng kế hoạch 3.Phê duyệt kế hoạch 4. Tổ chức đàm phán định kết quả5. Thẩm

6. Công khai kết quả 7. Ký kết hợp đồng 8. Thanh quyết toán 9. Giám sát

- Tổ chức đàm phán giá: Đơn vị mua sắm thuốc cấp quốc gia giúp Hội

đồng ĐPG tổ chức thực hiện. Hội đồng ĐPG thuốc sẽ tiến hành đàm

phán với từng nhà cung cấp

- Thẩm định, phê duyệt kết quả: Đơn vị mua sắm thuốc cấp quốc gia tổng hợp gửi kết quả đến cơ quan thuộc BYT được giao thẩm định. Bộ trưởng BYT sẽ phê duyệt kết quả

- Ký kết hợp đồng, thanh quyết toán: Đơn vị mua sắm thuốc cấp quốc gia ký kết thỏa thuận khung, công khai kết quả. Cơ sở y tế căn cứ vào kết quả và thỏa thuận khung để ký kết hợp đồng với nhà thầu và chịu trách nhiệm thanh quyết toán theo quy định

- Giám sát, điều tiết cung cấp thuốc được thực hiện như quy định đối với thuốc đấu thầu tập trung. Đơn vị mua sắm thuốc cấp quốc gia sẽ là đầu mối điều chuyển thuốc giữa các địa phương có số lượng thuốc thừa hoặc thiếu trong suốt quá trình thực hiện các hợp đồng. Với các CSYT cần

điều chuyển tại địa phương, Bộ Y tế đã phân cấp cho các Sở Y tế có chức năng tựđiều chuyển.

1.3. Chỉtiêu đánh giá a) Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đấu thầu tại trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia (bộ y tế) (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)