Bài học cho Việt Nam trong thực hiện công tác quản lý đấu thầu thuốc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đấu thầu tại trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia (bộ y tế) (Trang 49 - 52)

Bảng 1.6: Sơ đồ đàm phán giá thuốc mới tại Đức.

(TS.DS Kiều Thị Tuyết Mai, Giảng viên Trường Đại học Dược)

Dựa vào sơ đồ trên, có thể nhận thấy quy trình đàm phán giá diễn ra rất chặt chẽ tại Đức. Những phiên đàm phán giá có thể kéo dài hàng háng, thậm chí lên tới hàng năm trời. Kết quả cuối cùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người được thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế. Hơn nữa, kiểm soát được giá thuốc cũng

góp phần kiểm soát được lạm phát tại Đức.

1.3.4. Bài học cho Việt Nam trong thực hiện công tác quản lý đấu thầu thuốc thuốc

Vì yếu tố lịch sử, chính trị, Hàn Quốc đã có một mô hình MSTT khá lâu

đời, hoàn chỉnh khi PPS là đơn vị được đặt dưới Bộ Kinh tế và Tài chính. PPS

có 11 văn phòng phụ trách 11 khu vực là một đặc điểm tích cực để hỗ trợ công tác giám sát, công tác hậu cần cũng như bảo trì các gói thầu. Thực tế cho thấy một cơ quan MSTT ở Trung ương không thể kiểm soát hết mọi công tác kiểm

tra, bảo trì các mặt hàng. Nếu chỉ với mặt hàng thuốc, việc có các văn phòng đại diện ở cả 3 miền sẽ tạo nên một bộ máy cồng kềnh, tiêu tốn thêm tiền Ngân sách

nhà nước. Tuy nhiên, nếu các danh mục các loại mặt hàng MSTT được tăng lên ở quy mô lớn hơn, việc có các văn phòng đại diện tại các khu vực, vùng sâu vùng xa là rất đáng cân nhắc.

Trong khi đó, Trung Quốc là một nước có diện tích, quy mô dân số lớn hơn

nhiều lần Hàn Quốc. Vậy nên, việc áp dụng một chính sách có tính ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sức khoẻ người dân cần sự thận trọng nhất định. Việt Nam có thể học tập về. Chính sách 4+7 của Trung Quốc được đặt dưới sự quản lý của Quốc vụ Viện Trung Quốc cho thấy tầm quan trọng của chính sách thí

điểm này trong con mắt các nhà lãnh đạo cao cấp. Việc lựa chọn 4 thành phố

trực thuộc Trung ương và 7 thành phố lớn trực thuộc tỉnh là có sự chọn lọc đầy khôn ngoan, bởi vì sự kết nối về giao thông giữa các thành phố này sẽ mang lại sự thuận tiện lớn cho công tác hậu cần, vận chuyển hàng hoá. Mặt trái của chính

sách thí điểm này là những người dân ởvùng nông thôn, nơi thu nhập bình quân

đầu người thường không cao bằng các thành phố lớn lại hó có thể tiếp cận những loại thuốc có giá hợp lý trong danh mục thuốc chính sách 4+7. Những nhà lập pháp, hành pháp Trung Quốc nổi tiếng thận trọng. Với kết quả tích cực, giá thành các loại thuốc trong danh mục 4+7 giảm trung bình trên 60%, MSTT chắc chắn sẽ là một công cụ hiệu quả để Trung Quốc kiểm soát giá thuốc. Việt Nam nên học tập cách triển khai chính sách của Trung Quốc. Bằng việc thí điểm tại một số thành phố lớn, Trung Quốc chắc chắn sẽ tạo được tiền đề vững chắc từ sựủng hộ của dự luận, người dân.

Mô hình GSA của Hoa Kỳ được sử dụng từ khá sớm, vậy nên GSA đã

chứng minh được sức ảnh hưởng của mình trong hệ thống kinh tế, chính trị Hoa Kỳ. So sánh với Việt Nam, GSA có thêm chức năng dự trữ tương đối giống với Tổng cục Dự trữ mà Việt Nam đã thành lập từ khá sớm. Điều chúng ta có thể

học được từ GSA là vị trí pháp lý của GSA là một cơ quan dưới sự quản lý của Chính phủ, có thể nói là tương đương cấp Bộ. MSTT tại Việt Nam chưa thực sự được chú trọng đến mức phải thành lập một cơ quan ngang Bộ. Tuy nhiên, nếu

vị trí pháp lý của một cơ quan MSTT đặt dưới Chính phủ, xu hướng MSTT sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn, sẽ tiết kiệm được tiền từ Ngân sách nhà nước chi cho các mặt hàng, dịch vụ không chỉ thuốc.

1.6. Kết luận chương

Đấu thầu là quá trình để tìm ra bên cung cấp sản phẩm, dịch vụ với chi phí, giá thành thấp nhất. Ở Việt Nam, công tác đấu thầu cần tuân thủ 4 yếu tố chính: “cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ra đời ra góp phần tạo một hành lang pháp lý vững chắc để đấu thầu được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Tiếp theo đó là các nghị định, thông tư đã được cụ thể hoá do các cơ quan quản lý nhà nước hướng dẫn chi tiết hơn về công tác đấu thầu. Đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm thuốc, Luật Đấu thầu đã quy định riêng một chương chỉ ra tầm quan trọng, phức tạp của lĩnh vực này. Các cơ

quan quản lý nhà nước về đấu thầu nói chung và đấu thầu mua sắm thuốc nói

riêng đã thường xuyên tiếp thu các ý kiến của các bên có liên quan như đơn vị

mua sắm thuốc, các chủ đầu tư, các nhà thầu để hoàn thiện thêm cơ sở pháp lý. Dù vậy, Việt Nam vẫn nên tham khảo cách mua sắm thuốc trên thế giới. Điển hình về mua sắm tập trung thuốc là các nước như Hoa Kỳ, Trung Quốc và đàm

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤU THẦU THUỐC TẠI TRUNG TÂM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đấu thầu tại trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia (bộ y tế) (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)