1.3.1.1. Mô hình mua sắm tập trung trên thế giới
Hoạt động mua sắm/đấu thầu có thể được hiểu là một quá trình xây dựng, quản lý và hoàn thiện những hợp đồng liên quan đến việc mua sắm hàng hoá, dịch vụ và việc thuê những nhà thầu để thực hiện công việc sản xuất hàng hoá. Trong những năm gần đây, hoạt động mua sắm đã có những bước phát triển nhất
định - từ một hoạt động mang tính quy trình đơn thuần chuyển sang một hoạt
động mang tính quản lý chuyên nghiệp và dựa trên số liệu thực tế, qua đó hỗ trợ
cho công việc quản trị nâng cao hiệu quả. Theo đó, mua sắm/đấu thầu đã trở
thành một chức năng chiến lược và thiết yếu của chính phủ, giúp quốc gia đạt
Khái niệm MSTT cấp quốc gia được xác định khi toàn bộ quá trình mua sắm được thực hiện bởi một đơn vị nằm ở cấp trung ương, và toàn bộ quá trình ra quyết định (mua sắm mặt hàng gì, mua sắm như thế nào, và khi nào cần mua sắm) đều do đơn vị này quyết định. Ngược lại, MSTT cấp địa phương nói đến việc giao quyền ra quyết định nói trên về một đơn vịởđịa phương. Bên cạnh đó,
mô hình MSTT lồng ghép là mô hình kết hợp giữa MSTT cấp quốc gia và cấp
địa phương, trong đó quyền đưa ra các quyết định mua sắm được chia sẻ giữa hai mô hình cấp địa phương và quốc gia.
- Mô hình MSTT cấp quốc gia (Full centralization): Tất cả quá trình ra quyết định mua sắm (sản phẩm gì, mua sắm như thế nào và khi nào) đều
được quyết định bởi đơn vị MSTT cấp quốc gia. Bên cạnh đó, điều kiện hợp đồng là giống nhau đối với tất cảcác địa phương.
- Mô hình MSTT cấp địa phương (Full decentralization): Địa phương được giao quyền để ra các quyết định mua sắm (sản phẩm gì, mua sắm như thế
nào và khi nào).
- Mô hình MSTT lồng ghép (Hybrid models): là mô hình lồng ghép giữa MSTT cấp quốc gia và cấp địa phương, trong đó quyền đưa ra các quyết
định mua sắm được chia sẻ giữa hai mô hình cấp địa phương và quốc gia. Ví dụ, cấp quốc gia đưa ra các quyết định mang tính chiến lược, trong khi cấp địa phương thực hiện mua sắm trực tiếp.
1.3.1.2. Đặc điểm của hình thức mua sắm tập trung trên thế giới
Thời gian gần đây, nhiều khu vực có xu hướng chuyển sang Mua sắm tập trung (MSTT) cấp quốc gia, bao gồm Châu Âu, Hoa Kỳ, Nam Mỹ và Châu Á.
- Tại Châu Âu, một số đơn vị MSTT cấp quốc gia được thành lập rất sớm bao gồm OGC Buying Solutions (Anh), UGAP và Opache (Pháp), Consip (Italy), Hansel (Phần Lan), SKI (Đan Mạch), Satskontoret (ThuỵĐiển) và BBG (Úc).
- Tại Hoa Kỳ, GSA (General Service Administration) được thành lập vào
năm 1949, hiện là một trong những đơn vị MSTT cấp quốc gia phát triển nhất trên thế giới.
- Tại Châu Á, năm 1949, Hàn Quốc thành lập đơn vị MSTT cấp quốc gia PPS, hiện nay chịu trách nhiệm mua sắm cho 30% khối lượng mua sắm công của Hàn Quốc. Năm 2003, Trung Quốc cũng lần đầu tiên thông qua Luật mua sắm công và đơn vị mua sắm tập trung được đặt dưới các Bộ ngành cơ quan có thẩm quyền.
- Tại Nam Mỹ, một số nước cũng đã thành lập đơn vị MSTT cấp quốc gia bao gồm Mexico, Brazil, Chile.
Trên thực tế, mô hình MSTT quốc gia đã cho thấy hiệu quả tiết kiệm chi phí ở
một số quốc gia Trung Đông, Nam Mỹ, Châu Á và Châu Phi. Ngoài ra, mô hình
này cũng cho thấy hiệu quả khi triển khai ở cấp quốc gia. Hiệu quả này đến từ
lợi thế về kinh tế quy mô và nâng cao quyền lực mua sắm (purchasing power) của đơn vị MSTT. Ví dụ, tại Brazil, triển khai MSTT cấp quốc gia đã giúp tăng cường quyền lực đàm phán giá của chính phủ, qua đó giảm giá thuốc. Ví dụ, thuốc Gleevec (imatinib mesilate), một thuốc điều trị bệnh bạch cầu và các ung
thư khác, đã giảm 51% giá thành sau khi đàm phán, qua đó tiết kiệm được 230 triệu USD trong 2,5 năm cho chính phủ Brazil. Ngoài ra, các thuốc ARV cũng được đàm phán cũng giảm 50% giá thành tại Brazil. Việc giảm giá thuốc không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mua sắm, mà còn giúp giảm chi phí trong tương lai
cho hệ thống y tế. Theo ước tính, với việc giảm giá ARV, chính phủ Brazil đã
tiết kiệm được 2 tỷ USD từ năm 1997 đến 2003 thông qua giảm số lượng người bệnh nhập viện hoặc điều trị tích cực do HIV/AIDS1.
Mô hình MSTT quốc gia có 3 đặc điểm tích cực chính,đến từ lợi thế tập trung nhu cầu của tất cả địa phương và tiến hành mua sắm một cách tập trung trong một quốc gia:
1 Sousa, J.S.F. and W. Francisco., The Role of Governmental Policies in Nurturing the Pharmaceutical Industry in Brazil: The Mix of Centralized Procurement, Public Drug Production and Public-private
- Lợi thế về quy mô kinh tế: giảm giá thành trên một đơn vị sản phẩm. Khối lượng giao dịch lớn và tính chất của sản phẩm đồng bộ sẽ giúp giảm
đáng kể giá cả hàng hoá và giúp nhận được những dịch vụ tốt hơn với chi phí thấp hơn (Monczka, 2002)2.Một số nghiên cứu đã ước tính ưu điểm tiết kiệm chi phí của MSTT quốc gia so với MSTT địa phương, cho thấy tỷ lệ tiết kiệm chi phí vào khoảng 10-203 (Kanepejs, 2018). Bên cạnh đó,
quyền lực mua sắm của đơn vịcũng được nâng cao.
- Lợi thế về mặt quá trình: giảm bớt các thủ tục hành chính và giảm các trùng lặp trong quản lý và chi phí.
- Lợi thế về mặt thông tin và rút kinh nghiệm: các bài học kinh nghiệm
liên quan đến mọi vấn đề trong quá trình mua sắm được chia sẻ và rút kinh nghiệm.
Cụ thể, đặc điểm ưu việt chính của MSTT cấp quốc gia đến từ lợi thế quy mô kinh tế (economies of scale), giúp tiết kiệm chi phí thông qua gói thầu lớn, tối thiểu hoá sự trùng lặp giữa các nhà thầu, và thông qua giảm số lượng giao dịch. Một nhà sản xuất lớn vẫn có tạo ra được lợi nhuận lớn khi họ giảm giá thành các mặt hàng, trong trường hợp họđạt được một hợp đồng lớn với đơn vị
MSTT cấp quốc gia. Bên cạnh lợi nhuận tài chính, họcòn được tiếp cận với một thị trường có quy mô dân số lớn và ổn định về chi phí đầu vào do thường xuyên phải sản xuất đồng thời cung ứng một số lượng lớn sản phẩm. Dây chuyền sản xuất và nhân lực cũng qua đó được tổ chức đồng bộ, hiệu quả hơn. Điều này
cũng sẽ mang lại lợi ích cho các đơn vị MSTT cấp quốc gia khi mua được sản phẩm với giá cạnh tranh. Trong nghiên cứu của Simona Baldi & Davide Vannoni4, tác giả so sánh hiệu quả tiết kiệm chi phí của 3 mô hình: MSTT cấp
địa phương, MSTT cấp quốc gia, và mô hình hỗn hợp. Kết quả cho thấy so với
2 Monczka, R.M., R.J. Trent, and R.B. Handfield, Purchasing and supply chain management. 2nd ed., South Western: Cincinnati, OH, pp. 66–69, 2002.).
3 Kanepejs, Edgars, and M. Kirikova, Centralized vs. Decentralized Procurement: A Literature Review. BIR Workshops, 2018.
4 Baldi, S. and D. Vannoni, The impact of centralization on pharmaceutical procurement prices: the role of
mô hình MSTT cấp địa phương, chi phí mua sắm thuốc của mô hình hỗn hợp thấp hơn 9% và mô hình MSTT cấp quốc gia thấp hơn 20%.
Lợi thế quy mô kinh tế có thể dễ dàng đạt được nếu sản phẩm được chuẩn
hoá cao. Đối với các nhà thầu, các sản phẩm được chuẩn hoá sẽ giúp nhà thầu giảm chi phí đơn vị. Đối với đơn vị MSTT, họ cho phép nhà thầu tập hợp các yêu cầu, tăng số lượng sản xuất và sử dụng đòn bẩy để đàm phán giá thấp hơn.
Vì vậy, sự thành công của mô hình MSTT quốc gia có mối tương quan rõ ràng
với đặc điểm của sản phẩm: sản phẩm càng tương tự nhau thì càng dễ tổng hợp.
Ở mặt khác, khi các sản phẩm mang tính phức tạp cao và đáp ứng các quá nhiều nhu cầu khác nhau, sẽ khó áp dụng mô hình theo mô hình MSTT quốc gia.
Bên cạnh đó, hoạt động MSTT cấp quốc gia thúc đẩy việc thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật cho hệ thống quản trị bằng công nghệ thông tin và ứng dụng phần mềm mới. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này, đòi hỏi quốc gia phải thành lập một cơ quan chuyên vềMSTT, được giao quyền hạn đầy đủ.