Chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đấu thầu tại trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia (bộ y tế) (Trang 32 - 35)

Tại các nước phát triển, chưa có một định mức rõ ràng trong việc đấu thầu thuốc thành công. Tuy nhiên, mục đích chung của hầu hết các nước khi mua sắm tập trung và đàm phán giá là hiệu quả kinh tế = tỷ lệ giảm giá thuốc sau khi đấu thầu.

Tỷ lệ giảm giá thuốc = 𝑮𝑮𝑮𝑮á 𝒌𝒌ế 𝒉𝒉𝒉𝒉ạ𝒄𝒄𝒉𝒉−𝑮𝑮𝑮𝑮á 𝒕𝒕𝒕𝒕ú𝒏𝒏𝒏𝒏 𝒕𝒕𝒉𝒉ầ𝒖𝒖

𝑮𝑮𝑮𝑮á 𝒌𝒌ế 𝒉𝒉𝒉𝒉ạ𝒄𝒄𝒉𝒉 × 𝟏𝟏𝟏𝟏𝟏𝟏 = 𝒙𝒙 (%)

Đối với công tác mua sắm tập trung, danh mục các thuốc được lựa chọn

thường là các thuốc có giá trị cao, sử dụng phổ biến và thường có nhiều hơn 01

Nhà sản xuất. Hiệu quả kinh tế được đo lường rõ ràng bằng cách so sánh giá sau khi trúng thầu so sánh với giá kế hoạch. Với số lượng nhà thầu tham gia càng nhiều, tính cạnh tranh của gói thầu được đẩy lên cao thì thường giá trúng thầu

thường giảm càng nhiều. Tuy nhiên, nếu một số mặt hàng thuốc MSTT không có nhà thầu nào tham dự, thường là do giá kế hoạch quá thấp, không hấp dẫn với các nhà thầu thì một số mặt hàng đó coi như MSTT thất bại. Nếu ở quy mô quốc gia, MSTT không thể cung cấp thuốc vì lý do không có nhà thầu tham dự thì sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác điều trị bệnh nhân cho các CSYT trên toàn quốc, gây bị động với các cán bộ y tế phụtrách đấu thầu tại các CSYT. Mức độ giảm giá thành công với một mặt hàng sau khi đấu thầu dao động từ 7-15%.

Đối với công tác đàm phán giá, tính hiệu quả kinh tế là một trong những

tiêu chí đểđánh giá mức độ thành công của gói thầu. Tuy nhiên, để đạt được sự

giảm giá trong ĐPG không hề dễdàng như MSTT vì một số nguyên nhân sau: 1. Các thuốc thuộc danh mục ĐPG thường là các thuốc biệt dược gốc có giá thành cao hoặc rất cao.

2. Số lượng nhà sản xuất các thuốc biệt dược gốc nêu trên thường chỉ có từ

1-2 nhà sản xuất trên thế giới.

3. Quy trình đàm phán giá có diễn ra trong thời gian dài, thậm trí tới cả năm.

Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy tại một số quốc gia Châu Âu, nếu đàm

phán thành công, một số thuốc biệt dược gốc có thể được giảm giá nhiều hơn

gầm 3-4 lần tỷ lệ giảm giá của thuốc MSTT thông thường. Mức độ giảm giá thành công với một số mặt hàng đàm phán giá dao động từ 10-30%.

b) Hiệu quả về mặt thời gian

Đấu thầu ở quy mô quốc gia đòi hỏi khối lượng thời gian dài hơn các gói

thầu ở quy mô địa phương. Tuy nhiên, các mốc thời gian vẫn được quy định cụ

thể tại Thông tư 15/2019/TT-BYT. Đối với hai hình thức MSTT và ĐPG cũng

khác nhau vì tính chất, đặc điểm khác nhau.

Đối với công tác MSTT, được thực hiện đấu thầu rộng rãi theo phương

thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, khoảng thời gian được coi là hiệu quả là từ

riêng khâu tổng hợp nhu cầu đảm bảo theo quy định là 6 tháng. Còn từ khi có

cụ thể nhưng nên trước thời điểm cung cấp thuốc (Ví dụ: trước thời điểm

1/1/2022) đểcác CSYT có đầy đủ thuốc.

Đối với công tác đàm phán giá, được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi, một giai đoạn một túi hồ sơ. Đàm phán giá không có quy định cụ thể

phải đàm phán trong thời gian bao lâu nhưng khâu tổng hợp nhu cầu thuốc

tương tự như MSTT. Tuy nhiên, dù là phương thức một giai đoạn một túi hồsơ, nhưng tại khâu thương thảo có thể tốn nhiều thời gian hơn nhiều lần, vì theo quy

định, khi thương thảo với các nhà thầu, các ý kiến cần được tổng hợp thông qua Hội đồng đàm phán giá thuốc.

c) Giá trịđiều tiết thuốc

Khác với các gói thầu ở quy mô nhỏ trong phạm vi một bệnh viện hay địa

phương, khi đấu thầu bằng hình thức MSTT hay ĐPG mang lại không chỉ hiệu quả kinh tế ở tỷ lệ giảm giá thành thuốc, mà giờ đây đơn vị mua sắm cấp quốc

gia đã được hợp pháp hoá công cụ điều tiết thuốc sau khi ký kết hợp đồng. Công cụ này giúp tiết kiệm được khối lượng lớn thuốc ở phạm vi toàn quốc.

Một ví dụ: tại địa phương A tổng hợp nhu cầu một mặt hàng thuốc cao hơn 10% lượng thuốc đã dự trù, giả định có giá trị 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại địa

phương B lại sử dụng hết số thuốc trên trong thời gian thực hiện hợp đồng. Địa

phương có thể làm văn bản xin điều tiết mặt hàng thuốc trên và nhà thầu có thể

cung ứng cho địa phương B từ nguồn dự trù thừa của địa phương A.

Qua ví dụ trên, vô hình chung công cụ điều tiết thuốc của Đơn vị mua sắm cấp quốc gia mang lại những lợi ích sau:

1. Tích kiệm về mặt thời gian cho đơn vị/ địa phương thiếu thuốc, không cần đấu thầu lại tốn thêm thời gian.

2. Tích kiệm được thuốc khi một số địa phương không sử dụng hết thuốc dự trù.

3. Các nhà thầu không bị tồn kho hàng, nếu các thuốc hết hạn thì các nhà thầu chỉ tiêu huỷ.

d) Tỷ lệ sử dụng thuốc

Đây là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá gói thầu có cơ bản đạt

được mục tiêu đề ra hay không. Đơn vị mua sắm cấp quốc gia mua một số mặt hàng thuộc Danh mục do Bộ Y tế ban hành. Tuy nhiên, kể cả khi gói thầu có nhiều nhà thầu tham dự, giảm được giá thành nhưng yếu tố sử dụng các mặt hàng thuốc đó trong thực tế cũng phần nào chỉ ra mức độ thành công của gói thầu. Thường những gói thầu có các mặt hàng đạt tỷ lệ sử dụng ít nhất trên 70% khối lượng trúng thầu là đạt mục tiêu, do hầu hết các địa phương, CSYT thường dự trù sốlượng lớn hơn so với thực tế.

1.4. Các nhân tốảnh hưởng tới công tác quản lý đấu thầu thuốc Nhân tốtác động từ bên ngoài

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đấu thầu tại trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia (bộ y tế) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)