Vị trí và chức năng và nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đấu thầu tại trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia (bộ y tế) (Trang 53 - 56)

Căn cứ theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia trực thuộc Bộ Y tế ban hành kèm Quyết định số 1650/QĐ-

BYT ngày 27 tháng 4 năm 2017, Trung tâm MSTTT có vịtrí pháp lý như sau:

Giám đốc Trung tâm MSTT thuốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Văn phòng Trung tâm MSTT thuốc Quốc gia (Chức năng tổ chức, kế toán, quản trị, hành chính) Phòng Nghiệp vụ Đấu thầu (Chức năng phụ trách đấu thầu tập trung, vật tư y tế, dự án hợp tác quốc tế, vắc xin, thuốc ARV)

Phòng Nghiệp vụ Dược (Chức năng phụ trách vấn đề chuyên một vềDược, giúp việc về đàm phán giá, điều tiết thuốc thuộc tất cả các

Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế được thành lập theo Nghị quyết số 112/NQ-CP ngày 30 tháng 2 năm 2016 của Chính phủ. Trung tâm

là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi thường xuyên; có tư cách

pháp nhân và con dấu riêng; được mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và

Ngân hàng để giao dịch theo quy định của pháp luật.

Trung tâm có chức năng tổ chức đấu thầu các loại thuốc trong Danh mục mua sắm tập trung thuốc quốc gia do Bộ Y tế ban hành; là đơn vị thường trực giúp việc Hội đồng đàm phán giá thuốc trong quá trình đàm phán mua thuốc thuộc Danh mục thuốc đàm phán giá do Bộ Y tế ban hành.

Trung tâm có những nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức đấu thầu các thuốc thuộc Danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia:

a) Tổng hợp nhu cầu thuốc thuộc Danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia của các CSYT trên cảnước.

b) Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc thuộc Danh mục thuốc

đấu thầu tập trung cấp quốc gia, trình Bộ Y tế xem xét, phê duyệt.

c) Tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung Quốc gia theo kế hoạch đã được phê duyệt và tuân thủcác quy định của pháp luật vềđấu thầu.

d) Ký thỏa thuận khung với các nhà thầu được lựa chọn cung cấp thuốc. 2. Thường trực, giúp việc Hội đồng đàm phán giá thuốc của Bộ Y tế:

a) Tổng hợp nhu cầu thuốc thuộc danh mục thuốc đàm phán giá của các CSYT trên cả nước.

b) Lập kế hoạch đàm phán giá thuốc và xây dựng phương án đàm phán giá

thuốc, trình Bộ Y tế xem xét, phê duyệt.

c) Giúp Hội đồng đàm phán giá thuốc trong việc tổ chức đàm phán giá thuốc, thẩm định, phê duyệt kết quả đàm phán giá; công khai kết quả đàm phán giá theo đúng quy định của Bộ Y tế về đấu thầu thuốc tại các CSYT công lập.

d) Hoàn thiện và ký thỏa thuận khung với các nhà thầu được công nhận trúng thầu thông qua đàm phán giá.

3. Tổ chức quản lý thông tin liên quan đến mua sắm tập trung thuốc:

a) Thông báo tài liệu mô tả chi tiết yêu cầu về kỹ thuật các loại thuốc đã được lựa chọn thông qua đấu thầu tập trung cấp quốc gia và đàm phán giá; hướng dẫn mẫu hợp đồng mua sắm làm cơ sở cho các đơn vị trực tiếp sử dụng ký hợp đồng mua thuốc với nhà cung cấp trong trường hợp áp dụng mua sắm tập trung theo hình thức ký thỏa thuận khung.

b) Điều phối việc ký hợp đồng trong trường hợp có nhiều nhà thầu trúng thầu hoặc được công nhận trúng thầu trong đàm phán giá.

- Công khai kết quả đấu thầu tập trung cấp quốc gia, kết quả đàm phán giá theo quy định;

- Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện việc điều phối, từng bước thực hiện mua sắm qua mạng theo quy định.

4. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ

của Trung tâm và các đơn vị có liên quan trong toàn quốc.

5. Tổ chức việc lưu giữ, bảo mật hồ sơ liên quan đến việc đấu thầu mua thuốc tập trung, tài liệu liên quan đến đàm phán giá thuốc.

6. Kiểm tra, giám sát, điều phối việc thực hiện kế hoạch mua sắm và hợp

đồng mua sắm tại các CSYT sử dụng thuốc thuộc danh mục mua sắm tập trung thuốc quốc gia, danh mục thuốc đàm phán giá.

7. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và kinh phí hoạt động của

Trung tâm theo đúng quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Y tế. 8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộtrưởng Bộ Y tếgiao và theo quy định

của pháp luật.

Quyền hạn của Trung tâm MSTTT Quốc gia bao gồm:

1. Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư và trách nhiệm của bên mời thầu theo quy định tại Luật Đấu thầu trong việc tổ chức lựa chọn nhà thầu cung ứng thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc giam, danh mục thuốc đàm phán giá.

2. Xây dựng phương án đàm phán giá, thời gian đàm phán giá cụ thể đối với từng nhà thầu tham gia quá trình đàm phán, đề xuất với Hội đồng Đàm

phán giá thuốc xem xét, quyết định.

3. Đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân để phát triển hoạt động của Trung tâm theo quy định của pháp luật.

Về cơ bản, cơ cấu tổ chức của Trung tâm đáp ứng được nhiệm vụ được giao trong thời điểm này. Tuy nhiên, với tầm nhìn và quy mô của một trung tâm đấu thầu cấp quốc gia, các phòng cần tiếp tục được chuyên môn hoá, giảm bớt các công việc mang tính kiêm nhiệm, ví dụnhư một số

phòng nghiệp vụ phải kiêm nhiệm chức năng giám sát các nhà thầu sau khi trúng thầu. Ví dụ: Phòng Nghiệp vụĐấu thầu không nên kiêm nghiệm chức năng giám sát tình hình cung ứng các gói thầu đang thực hiện.

2.2. Thực trạng về công tác quản lý đấu thầu thuốc tại Trung tâm 2.2.1. Công tác tổng hợp nhu cầu thuốc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đấu thầu tại trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia (bộ y tế) (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)