Với động lực nhằm kiểm soát chi phí và hợp lý hóa các quy trình, đấu thầu tập trung so với mô hình đấu thầu phân cấp đã thu hút sự quan tâm của dư
luận, các nhà nghiên cứu, các nhà thực hành lâm sàng, các nhà quản trị công; và ngày càng trở nên không thể thiếu đối với các Chính phủ. Trong thời gian qua, nhiều quốc gia đã gia tăng mức độ tập trung hóa; và thực sự, mua sắm, đấu thầu công tập trung xuất hiện như một xu thế rõ ràng ở châu Âu, cũng như ở Hoa Kỳ, Nam Mỹ và châu Á.Việt Nam không thể là ngoại lệ, nằm ngoài xu thế sử dụng
nguồn tài chính tiết kiệm, hiệu quả hơn thông qua công tác quản lý đấu thầu
thông minh hơn.
Hệ thống đấu thầu dược phẩm là yếu tố chính quyết định sự sẵn có của thuốc và tổng chi phí cho thuốc. Ở hầu hết các nước đang phát triển, đấu thầu thuốc chiếm chi phí y tế lớn thứ hai, chỉ sau chi phí nhân sự. Một quy trình mua sắm hiệu quả tìm cách đảm bảo sự sẵn có của đúng loại thuốc với sốlượng phù hợp, giá cả hợp lý và với các tiêu chuẩn chất lượng được công nhận. Với tác
động của các hoạt động đấu thầu đối với vận hành, quản lý và hiệu quả của cung
ứng dịch vụ y tế, điều cần thiết là các hoạt động này phải được thực hiện bởi các cán bộ có thẩm quyền đang áp dụng các quy trình hợp lý, làm việc trong các cơ
quan phù hợp với hệ thống thông tin liên lạc tốt và có quyền truy cập vào các thông tin về tình sử dụng các mặt hàng tại các CSYT. Quản lý đấu thầu tốt cũng đòi hỏi chuyên môn về y tế, dược phẩm, quản lý, tài chính, và chính trị. Một số
quốc gia đang phát triển đã có các áp dụng những chính sách mới về công tác quản lý đấu thầu tại khu vực công tương đối thành công; nhưng ở nhiều quốc
gia, đấu thầu thuốc vẫn chưa đạt được thành công như mong đợi, bất chấp những nỗ lực cải cách sâu rộng và hỗ trợ tài chính đáng kể từ các tổ chức viện trợ.