Tính chất probiotic của vi khuẩn Bacillus

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện thu nhận chế phẩm bacillus sử dụng làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 25 - 27)

L ỜI MỞ ĐẦU

1.2.3 Tính chất probiotic của vi khuẩn Bacillus

Theo một số nghiên cứu trước, các chủng có tiền năng probiotic phải có khảnăng chịu được pH thấp giúp chúng vượt qua hàng rào pH trong dạ dày của

14

định sàng lọc của các chủng, khảnăng bám dính trên niêm mạc dạ dày, ruột, khả năng sản sinh các enzyme tiêu hóa và kháng lại các vi khuẩn gây hại trong đường ruột.[22]

Vi khuẩn Bacillus được xem là có nhiều tiềm năng probiotic khi có nhiều chủng thỏa mãn các yêu cầu trên, hơn nữa khả năng tạo bào tử của vi khuẩn này

được xem là điểm mạnh để ứng dụng trong ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi, đáp ứng được yêu cầu chịu nhiệt trong quy trình sản xuất và bảo quản lưu

trữtrong điều kiện thường.

Vi khuẩn Bacillus sinh trưởng và phát triển trên các môi trường dinh

dưỡng có khả năng sản sinh một số chất có hoạt tính sinh học, điển hình là khả năng sinh enzyme như: protease, amylase, cellulase, vv … Các enzyme này đóng

vai trò rất lớn đối với thức ăn của động vật, do nó làm tăng khả năng tiêu hóa –

đồng hóa thành phần thức ăn có nguồn gốc thực vật và động vật, nâng cao tỷ lệ

chuyển đổi thức ăn và gây tăng trưởng tối ưu trên động vật [23].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lâm Đoàn và ctv đã chỉ ra một số chủng

Bacillus được phân lập từ ruột gà có tiềm năng probiotic thông qua các kết quả như: sàng lọc được chủng vi khuẩn thuộc chi Bacillus có tiềm năng probiotic

nhằm sản xuất chế phẩm ứng dụng trong chăn nuôi gia cầm, trong 60 chủng vi khuẩn thuộc chi Bacillus phân lập từ ruột gà đã tuyển chọn được 3 chủng RGB6.11, RGB7.1, RGB8.8 có tiềm năng probiotic tốt với các đặc điểm như:

khả năng chịu axit trong khoảng 1,0-3,0 sau 3 h nuôi cấy; chịu được nồng độ

muối mật 0,3% sau 4 h nuôi cấy OD620nm >0,44; sinh hai enzyme ngoại bào amylase và cellulase cao với vòng phân giải cơ chất từ 13-21 mm; kháng hai vi khuẩn gây bệnh Salmonella TyphimuriumEscherichia coli đường kính vòng kháng khuẩn 9-14 mm; khảnăng bám dính trên biểu mô ruột gà tốt.[24]

Theo nghiên cứu của Xiaohua Guo và các cộng sự, đã tuyển chọn được chủng vi khuẩn Bacillus subtilis MA139 có khảnăng chịu tốt ở điều kiện pH 2, 0,3% muối mật, kháng lại các loại vi khuẩn gây bệnh như Escherichia coli K88, E. coli K99, Salmonella typhimuriumStaphylococcus aureus.[8]

Việc bổ sung B. subtilis DSM 32315 tỉ lệ 109 bào tử/ kg thức ăn khô trên

gà thịt cho kết luận B. subtilis DSM 32315 cải thiện hiệu suất tăng trưởng và cấu trúc đường ruột của gà thịt, tăng trọng lượng cơ thể trung bình và mức tăng trung

15

bình hàng ngày, cũng như chiều cao của lông nhung, giảm mật độ của các vi khuẩn có hại như Vampirovibrio, Escherichia/Shigella Parabacteroides trong gà thịt. [25].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện thu nhận chế phẩm bacillus sử dụng làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)