Khả năng sống sót của chủng vi khuẩn Bacillus trong môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện thu nhận chế phẩm bacillus sử dụng làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 68 - 70)

L ỜI MỞ ĐẦU

3.2.2. Khả năng sống sót của chủng vi khuẩn Bacillus trong môi trường

trường đường ruột giả lập

Các chủng vi khuẩn Bacillusđược sàng lọc từ các thí nghiệm trước, cùng 1 chủng Bacillus sp D7 phân lập từ một số bộsưu tập sẵn lấy từ bộ sưu tập của Viện Công Nghệ Sinh Học và Công Nghệ Thực Phẩm, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội và 01 chủng B. subtilis thương mại được phân phối bởi công ty

Biospring được thử khả năng sống sót trong môi trường đường ruột giả lập xác

định theo phương pháp phương pháp pha loãng liên tiếp và trang đếm trên đĩa

thạch (mục 2.2.4.2). Kết quả thể hiện trên hình 3.8

Hình 3. 8: Khả năng sống sót của các chủng vi khuẩn Bacillus trong điều kiện đường ruột

0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 10.00

BAD7 CHL15 P4QN11 B.Subtilis P4QN13 CHL16 CTY7 P5QN4 P4QN2 P6QN2

M ật đ ộ tế bà o cá c chủng Ba cill us (lo gC FU /m l)

57 Theo hình 3.8 cho thấy tất cả các chủng vi khuẩn Bacillus có khả năng

sống sót trong điều kiện đường ruột là tương đối cao. Khảnăng sống sót của các vi khuẩn Bacillus được đánh giá ngay tại thời điểm 0 phút, 90 phút và 180 phút sau khi tế bào vi khuẩn tiếp xúc với dịch dạ dày và ruột non giả lập để đánh giá tác động cũng như sự thích nghi của tế bào vi khuẩn. Mật độ tế bào vi khuẩn ban

đầu trước khi tiếp xúc với điều kiện tiêu hóa giả lập dao động trong khoảng 107 – 108 CFU/ml.

Khi các tế bào vi khuẩn Bacillus tiếp xúc với dịch dạ dày giả lập chúng tôi thấy rằng mật độ tế bào vi khuẩn giảm mạnh các chủng BAD7, CHL15, B. subtilis có mật độ sống sót là 6,09 – 6,97 log CFU/ml. Tiếp theo là P4QN11, P4QN13, CH16, CTY7, P5QN4, P6QN2 có mật độ sống sót là 5,01 – 5,58 log CFU/ml. Cuối cùng là P4QN2 có mật độ sống sót là 4,83 log CFU.

Trong điều kiện môi trường kiềm của dịch ruột non giả lập chúng tôi quan sát thấy mật độ tế bào vi khuẩn tương đối ít biến động so với mật độ sống sót sau

180 phút trong môi trường axit của dịch dạ dày. Mật độ tế bào giảm mạnh nhất là CTY7, P4QN2 và P6QN2 tỷ lệ sống sót 4,97 – 5,21 log CFU/ml. Tiếp theo là P4QN13, CHL16 có tỷ lệ sống sót là 5,27 – 5,39log CFU/ml và mật độ tế bào giảm trung bình trong khoảng 1,41 – 1,43 log CFU/ml. Các chủng BAD7, CHL15, B.Subtilis, P4QN11 và P5QN4 có tỷ lệ sống sót cao nhất là 5,63 – 6,90 log CFU/ml.

Trong nghiên cứu của Vũ Thanh Thảo và cộng sự năm 2014 [49], cho thấy khi tiếp xúc với dịch dạ dày pH 2 ở thời điểm 90 phút tỷ lệ sống sót của B. sutilis khoảng 95% và khi tiếp xúc với dịch ruột non sau 3 phút tỷ lệ sống sót của

B. subtilislà 75%. Đối chiếu với các kết quả trong nghiên cứu trước cho thấy, kết quả tỷ lệ sống sót của chúng tôi ở chủng B.Subtilis thương mại kiểm chứng có sự tương đồng, sau 180 phút tiếp xúc dịch dạ dày tỷ lệ sống sót của chủng này là 91%, và sau 180 phút tiếp xúc ruột non là 90%. Bên cạnh đó hai chủng Bacillus

trong nghiên cứu của chúng tôi là P5QN4 và P4QN11 có khảnăng sống sót trong

điều kiện đường ruột (sau 180 phút tiếp xúc dịch dạ dày giả lập và 180 phút tiếp xúc dịch ruột non giả lập) tương đối cao và tỷ lệ sống sót trung bình đạt 73% cao

58 Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các bào tử vi khuẩn Bacillus có khả năng nảy mầm trong đường tiêu hóa vật nuôi, nghiên cứu của Gabriella

Casula and Simon M. Cutting năm 2002 [50] chỉ ra rằng bào tửBacillus sau khi cho chuột ăn đã nảy mầm ở ruột non của vật hình thành các tế bào sinh dưỡng. Hoạt động sống của các vi khuẩn Bacillus gây ra việc cạnh tranh loại trừ và tác

động probiotic [36] . Dựa trên khảnăng sống sót của các chủng vi khuẩn Bacillus

trong điều kiện tiêu hóa giả lập và khả năng sinh enzyme (phần 3.2.1), Bacillus

P4QN11 và P5QN4 có tiềm năng lựa chọn để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện thu nhận chế phẩm bacillus sử dụng làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)