Thu chế phẩm probiotic dạng bào tử Bacillus

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện thu nhận chế phẩm bacillus sử dụng làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 76 - 78)

L ỜI MỞ ĐẦU

3.4. Thu chế phẩm probiotic dạng bào tử Bacillus

Dịch bào tửP5QN4 và P4QN11 được sấy phun có sử dụng chất mang là

Maltodextrin 10% (w/v) để thu chế phẩm.

Kết quả sấy phun dịch bào tử thu được của 2 chủng P5QN4 và P4QN11

được thể hiện lần lượt trong 2 bảng, bảng 3.9 và bảng 3.10 như sau:

Bảng 3. 9: Hiệu suất sấy phun chủng P5QN4

P5QN4 Trước sấy Sau sấy

Khối lượng chế phẩm (g) 5,716 3,420

Mật độ (CFU/ml) 3,2.107 1,9.107

Mật độ (CFU/g) 2,8.108 2,76.108

Hiệu suất bao nang 98,57% (theo mật độ CFU/g)

Hiệu suất thu hồi 59,83%

Bảng 3. 10: Hiệu suất sấy phun chủng P4QN11

P4QN11 Trước sấy Sau sấy

Khối lượng chế phẩm (g) 5,489 2,640 Mật độ (CFU/ml) 8,23.106 4,68.106

Mật độ (CFU/g) 7,49.107 4,68.107

Hiệu suất bao nang 62,48% (theo mật độ CFU/g)

65

Hình 3. 12: Chế phẩm P5QN4 thu được sau sấy phun

Nhìn chung, hiệu suất bao mang maltodextrin đạt hiệu quả tốt khi đều đạt 59,38% (CFU/ml) trong khi đó maltodextrin lại là một nguyên liệu rẻ tiền, nguồn phong phú rất thích hợp để ứng dụng trong chăn nuôi. Độẩm chế phẩm đạt 11% giúp chế phẩm có khảnăng bảo quản ở điều kiện nhiệt độ và độẩm thường.

Thiết bị sấy phun trong phòng thí nghiệm ở dạng quy mô nhỏ nên quá trình thu hồi chế phẩm sẽ dễ bị thất thoát khiến hiệu suất thu hồi chế phẩm chỉ đạt 50 - 60%, tuy nhiên khi áp dụng vào quy mô dây truyền thiết bị lớn, vận hành liên tục thì hiệu suất thu hồi sản phẩm sẽđạt giá trị cao hơn.

Chế phẩm P4QN11 thu được có mật độ là 4,68.107 CFU/g trong khi ở

P5QN4 là 2,76.108 CFU/g, mật độ này thỏa mãn yêu cầu về mật độ cần thiết để

probiotic có ảnh hưởng tốt đến vật chủ (106-107 CFU/g), bên cạnh đó mật độ này

cao hơn mật độ của một số chế phẩm sinh học bào tửBacillus có trên thị trường

như: Bio-Acimin của Viet-Duc Pharmaceutical Co. Ltd., chứa B. subtilis, L. acidophilus, S. faecalis mật độ 107 CFU/g.

3.5. Khảo sát các đặc tính probiotic và tỷ lệ sống sót sau bảo quản của chế

phẩm probiotic dạng bào tửBacillus thu được 3.5.1. Khảnăng sinh enzyme của chế phẩm

Khảnăng sinh enzyme của 2 chế phẩm Bacillus P5QN4 và P4QN11 được thể hiện trong bảng 3.8 và hình 3.4 như sau:

66

Bảng 3. 11: Khả năng sinh enzyme của chế phẩm Bacillus

Chủng Giá trị REA

Amylase Cellulose Protease

P4QN11 1,21 1,49 1,49

P5QN4 1,21 1,52 1,71

So với hoạt tính enzyme nhận được từ tế bào sinh dưỡng, thì khả năng

sinh enzyme của các chế phẩm thấp hơn ở cả 3 enzyme ngoại bào. Điều này được lý giải do chế phẩm ở dạng bào tử, khi hoạt hóa mới nảy mầm, các hoạt động sống cũng như các chức năng sản sinh enzyme chưa ổn định.

Tuy nhiên nhìn chung, 2 chế phẩm Bacillus đều có khả năng sinh cả 3 loại enzyme ngoại bào hỗ trợ tiêu hóa. Trong đó P5QN4 có khả năng sinh enzyme

Cellulose và protease tiệm cận mức tốt khi chỉ số REA lần lượt là 1,93 và 1,88 (≈

2)

Hình 3. 13: Khả năng sinh enzyme Amylase của chế phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện thu nhận chế phẩm bacillus sử dụng làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)