Thu và tinh sạch bào tử vi khuẩn Bacillus tiềm năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện thu nhận chế phẩm bacillus sử dụng làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 73 - 75)

L ỜI MỞ ĐẦU

3.3. Thu và tinh sạch bào tử vi khuẩn Bacillus tiềm năng

Bào tử vi khuẩn Bacillus được đánh giá có nhiều ưu điểm hơn các chủng probiotic khác khi ứng dụng trong chăn nuôi do có khả năng chống chịu nhiệt độ

cao (lên tới 95oC) của công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi, sống sót tốt trong

điều kiện pH thấp của môi trường tiêu hóa vật nuôi [52,53], và mật độ (CFU/g) gần như không thay đổi trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ thường. Chính vì vậy. ở nghiên cứu này các chủng vi khuẩn Bacillus sau khi được sàng lọc đáp ứng các điều kiện của một chủng probiotic sẽđược lên men để thu bào tử.

3.3.1. Khảo sát thời gian lên men chủng Bacillus trong môi trường

DSM đạt hiệu suất thu bào tử cao nhất

Chủng Bacillus tiềm năng được nghiên cứu khảo sát quá trình tạo bào tửở

các mức thời gian ủ DSM lần lượt là 24h, 48h, 60h, 72h và 96h. Kết quả thu

62

Bảng 3. 6: Khảo sát thời gian ủ DSM cho hiệu suất thu bào tử cao nhất chủng P5QN4 Thời gian Mật độ ban đầu t=0 (CFU/ml) Mật độ sau ủ DSM (CFU/ml) Mật độ dịch bào tử (CFU/ml) Hiệu suất (%) 24h 1,94.107 6,73.107 2,32. 107 94,09 48h 5,86. 107 3,91. 107 97,74 60h 5,88. 107 3,08. 107 96,80 72h 1,2. 108 2,59. 107 91,76 96h 8,55. 107 2,95. 107 97,26

Nhìn chung, phương pháp thu bào tử Bacillus bằng môi trường DSM cho thấy hiệu quả rất tốt khi hiệu suất ở cả 5 mốc thời gian ủDSM đều đạt trên 90%, so sánh mật độ dịch vi khuẩn tại thời điểm t = 0 (lúc này vi khuẩn vẫn tồn tại ở

dạng tếbào sinh dưỡng) với mật độ dịch bào tử thu được ta thấy gần như 100%

tếbào sinh dưỡng chuyển hóa thành dạng bào tửđiều này đúng với mục đích ban đầu của nghiên cứu khi lựa chọn phương pháp này thay vì các phương pháp tác động khắc nghiệt khác đểthu được hiệu suất tạo bào tử cao nhất. Khi mật độ tiếp giống ban đầu như nhau tại thời điểm t = 0 là 1,94.107 thì thời gian ủ 48h cho thấy hiệu suất bào tửthu được cao nhất ở mức 97,74% cũng như mật độ dịch bào tửthu được cao nhất đạt 3,91.107 CFU/ml, và cho thấy 48h là thời điểm tốt nhất

để ủ vi khuẩn thu bào tửBacillus

Điều này tương đồng với kết quả kiểm chứng khi thực hiện khảo sát với chủng P4QN11 ở 3 thời điểm 24h, 48h, 72h bằng phương nhuộm và đếm bào tử để ngoại suy ra mật độ dịch vi khuẩn sau nuôi DSM và mật độ dịch bào tử thu

được. Kết quảthu được cũng cho hiệu suất cao nhất khi nuôi ủ DSM 48h (Bảng 3.7) đạt mức 99,7%

63

Bảng 3. 7: Khảo sát thời gian ủ DSM cho hiệu suất thu bào tử cao nhất ở chủng P4QN11

24h 48h 72h

Hiệu suất tạo bào tử (%)

95,93 99,70 96,97

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện thu nhận chế phẩm bacillus sử dụng làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)