Khả năng sống sót trong điều kiện đường ruột của chế phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện thu nhận chế phẩm bacillus sử dụng làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 78 - 80)

L ỜI MỞ ĐẦU

3.5.2. Khả năng sống sót trong điều kiện đường ruột của chế phẩm

Khả năng sống sót sau quá trình bảo quản là một trong các tiêu chí quan trọng đểđánh giá tính ứng dụng của chế phẩm đó, hầu hết các chế phẩm sinh học probiotic dạng khô hay nước đều cần có thời gian bảo quản từ 3 tháng ở điều kiện bảo quản thường. Vì vậy, xác định khả năng sống sót của chế phẩm trong

67

điều kiện bảo quản thường là thí nghiệm sau cùng để đánh giá chế phẩm

probiotic thu được trong nghiên cứu này.

Hai chế phẩm Bacillusđược thử nghiệm khảnăng sống sót trong điều kiện

đường ruột như phương pháp ở mục 3.2.2, kết quảthu được như sau:

Hình 3. 14: Khả năng sống sót trong môi trường đường ruột

giả lập của chế phẩm

Dựa vào kết quả ở hình 3.5 có thể thấy, cả 2 chế phẩm đều cho thấy khả năng chống chịu, thậm chí sinh trưởng tốt trong môi trường đường ruột giả lập sau 180 phút tiếp xúc dịch dạ dày giả lập và 180 phút tiếp xúc dịch ruột non giả

lập.

Với chế phẩm P5QN4, mật độ tại t = 0 là 8,14 logCFU/ml thì sau 180 phút tiếp xúc dịch dạ dày giả lập mật độ tăng lên 8,41 logCFU/ml, và đạt mức 7,95 logCFU/ml sau 180 phút tiếp xúc dịch ruột non giả lập, tỷ lệ sống sót đạt 97,7%.

Trong khi đó chế phẩm P4QN11 mật độ tại t = 0 là 7,13 logCFU/ml thì sau 180 phút tiếp xúc dịch dạ dày giả lập mật độ tăng lên 7,76 logCFU/ml, và đạt mức 8,06 logCFU/ml sau 180 phút tiếp xúc dịch ruột non giả lập, tỷ lệ sống sót đạt 100% và thậm chí có khả năng sinh trưởng trong môi trường dịch ruột non giả

68

môi trường chứa enzyme muối mật và pH thấp của dịch giả lập. Chứng minh ưu

thế tuyệt vời của chế phẩm dạng bào tửBacillus so với các loại chế phẩm khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện thu nhận chế phẩm bacillus sử dụng làm probiotic trong chăn nuôi (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)