6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2. Đặc điểm về các nguồn lực của công ty
a. Đặc điểm về nguồn nhân lực
Con người là nguồn tài nguyên quan trọng nhất đối với Công ty, đây là yếu tố then chốt trong việc phát triển của công ty trong thời gian đến. Vì vậy, Công ty luôn đặt mối quan tâm hàng đầu về công tác nhân sự, thường xuyên cử cán bộ, nhân viên đi học để nâng cao nghiệp vụ và công tác quản lý điều hành.
Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của Công ty qua các năm (2011-2013) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ tiêu SL (Người) T ỷ lệ (%) (NgSL ười) T ỷ lệ (%) (NgSL ười) T ỷ lệ (%) Tổng lao động 1.050 100 1.104 100 1.074 100 Sau đại học 4 0,38 5 0,45 6 0,56 Đại học 116 11,05 122 11,05 124 11,55 Cao đẳng 28 2,67 29 2,63 32 2,98 Trung cấp 104 9,90 108 9,78 115 10,71
Công nhân kỹ thuật 623 59,33 656 59,42 630 58,66
Lao động phổ thông 175 16,67 184 16,67 167 15,55
Nguồn: Phòng Nhân sự - Hành chính – Pháp chế
Từ số liệu ở bảng 2.1 ở trên cho thấy, lao động trong Công ty được đào tạo ngày càng tăng. Công ty đã chú trọng công tác đào tạo và tuyển dụng, chỉ
trong 3 năm số lượng lao động có trình độ chuyên môn qua đào tạo đều tăng, cụ thể lượng lao động có trình độ sau đại học tăng qua các năm ( tăng đều mỗi năm một nhân viên); trình độ đại học tăng từ 116 người lên 124 người, mức tăng là 6,9%; trình độ cao đẳng tăng từ 28 người lên 32 người, mức tăng là 14%; trình độ trung cấp tăng từ 104 người lên 115 người, mức tăng là 10,5%. Trong khi đó, lực lượng lao động phổ thông ngày càng giảm từ 175 người còn
167 người, với mức giảm là 4,5%. Điều đó chứng tỏ một bộ phận lao động phổ thông đã được đào tạo để nâng cao trình độ cao hơn trong giai đoạn này.
Bảng 2.2: Phân loại cơ cấu nguồn lao động của Công ty theo
độ tuổi, giới tính và trình độ chuyên môn năm 2013 STT Chỉ tiêu Tỷ lệ (%) I Phân loại theo độ tuổi 100,00 1 Độ tuổi dưới 30 51,3 2 Độ tuổi từ 30 – 45 43,3 3 Độ tuổi từ 46 – 60 5,4 II Phân loại theo giới tính 100,00 1 Nam giới 35,7 2 Nữ giới 64,3
III Chia theo độ tuổi 100,00
1 Sau đại học 0,56 2 Đại học 11,55 3 Cao đẳng 2,98 4 Trung cấp 10,71 5 Trình độ khác 74,21 Nguồn: Phòng Nhân sự - Hành chính – Pháp chế
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tỷ lệ lao động trong Công ty có sự phân bố
không đều theo độ tuổi, giới tính và trình độ chuyên môn. Cụ thể:
- Về cơ cấu lao động theo độ tuổi: Số lao động có độ tuổi dưới 30 trong công ty chiếm tỷ lệ khác cao 51,3%; tỷ lệ này khá lớn cũng gây ra những tác
động nhất định đến hoạt động SXKD của Công ty. Trước hết là những tác
động tích cực, nhờđó mà Công ty có đội ngũ lao động trẻ, năng động và sáng tạo. Hơn nữa, do hoạt động trong ngành thuỷ sản với yêu cầu về công việc có nhiều đặc thù hơn những ngành nghề khác, hoạt động liên tục theo ca và làm việc ngay cả trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt trời nắng cũng như
trời mưa. Do vậy, lao động trong Công ty phải có sức khoẻ tốt, dẻo dai. Để đáp ứng yêu cầu này thì độ tuổi lao động dưới 30 luôn được Công ty ưu tiên
vì đây là độ tuổi sung sức nhất. Ngoài ra, họ cũng dễ tiếp thu và tiếp cận những thông tin mới, phản ánh kịp thời nên phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, lực lượng lao động có độ tuổi dưới 30 là những người còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý và sản xuất, Công ty phải mất một khoản chi phí đào tạo, đào tạo lại, đồng thời lực lượng lao động này luôn có tỷ lệ vi phạm kỷ luật lao động trong công ty ở mức cao.
- Về cơ cấu lao động theo giới tính: Số lượng là nữ giới chiếm ưu thế
hơn so với nam giới. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi lao động nam khó đáp ứng
được những yêu cầu tỉ mỉ, khéo léo trong công việc, mà đa số chỉ hoạt động tại các phòng ban, công tác quản lý và các công việc nặng nhọc trong công ty.
- Về cơ cấu lao động theo trình độ: Trình độ của CBCNV trong Công ty
được thể hiện ở hình 2.1 phản ánh được trình độ tay nghề của họ trong từng phòng, ban và nhà máy. Số lượng CBCNV có trình độ sau đại học, đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ chưa cao (chiếm tỷ lệ 15,08%). Đây là con sốđáng báo
động trong khi yêu cầu về chất lượng hàng hoá ngày càng cao và trong bối cảnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước diễn ra quyết liệt. Tuy nhiên, đội ngũ quản lý của Công ty đều có trình độ Đại học nên rất thuận lợi cho Công ty trong việc quản lý. Vì vậy, trong những năm tới, Công ty cần phải từng bước nâng cao tay nghề của người lao động đểđạt được những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao hơn và có uy tín trên thị trường, được khách hàng ưa chuộng.
b. Đặc điểm về nguồn tài chính
Sau khi cổ phần, công ty bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 1/2007 với vốn điều lệ ban đầu là 55.000 triệu đồng. Đến năm 2008, vốn điều lệ của công ty tăng lên là 75.600 triệu đồng.
Tình hình biến động tài chính của Công ty trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3: Tình hình tài chính của Công ty trong 2 năm (2012-2013)
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
I. TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn 416,504625,573 388,449,547,552 1. Tiền & khoản tương đương 22,598,631,264 14,914,815,977 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 215,146,465,365 211,135,789,766 3. Hàng tồn kho 170,541,934,297 156,299,508,955
4. TSNH khác 8,217,594,647 6,099,432,854
B. Tài sản dài hạn 83,747,177,808 72,451,592,385 1. Tài sản cốđịnh 75,356,470,598 64,428,846,865 2. Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn 7,823,659,261 7,823,659,261 3. TSDH khác 567,047,949 199,086,259 TỔNG TÀI SẢN 500,251,803,381 460,901,139,937 II. NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 378,812,678,432 343,421,751,180 1. Nợ ngắn hạn 371,992,265,923 343,380,842,089 2. Nợ dài hạn 6,820,412,509 40,909,091 B. Vốn chủ sở hữu 121,439,124,949 117,479,388,757 TỔNG NGUỒN VỐN 500,251,803,381 460,901,139,937
Nguồn: Ban Tài chính – Kế toán
Qua bảng 2.3 trên ta thấy tổng tài sản năm 2013 của Công đạt hơn 460 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu đạt 117 tỷ chiếm 25 % tổng nguồn vốn. Các khoản nợ phải trả của công ty là quá lớn chủ yếu là trả nợ vay và lãi vay ngân hàng. Có thể thấy công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh, tuy nhiên điều này là vô cùng rủi rỏ trong giai đoạn khó khăn như hiện nay. Có thể nhận xét tình trạng sức khỏe về hoạt động tài chính của công ty không
được tốt.
c. Đặc điểm về cơ sở vật chất
Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực XNK thuỷ sản. Vì vậy, máy móc thiết bị rất đa dạng và đòi hỏi cao về tiêu chuẩn kỹ thuật. Để có thể cạnh tranh mạnh, giảm chi phí đến mức thấp nhất, công ty đã mạnh dạn đầu tư vào các
trang thiết bị này. Nhìn chung các máy móc, phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn trong tình trạng hoạt động tốt, điều này giúp Công ty tiết kiệm được một khoản chi phí lớn trong việc đầu tư được thể hiện qua bảng 2.4 như sau:
Bảng 2.4: Danh sách máy móc thiết bị chính năm 2013
STT Tên thiết bị Công suất Số lượng
1 Cối đá vảy 15 Tấn 15 tấn/ 24 giờ 5
2 Cối đá vảy 10 Tấn 10 tấn/ 24 giờ 4
3 Kho chờđông 15 tấn 2
4 Tủđông gió 500 kg/h 4
5 Tủđông tiếp xúc 500 kg/h 4
6 Dây chuyền IQF 500 kg/h 2
7 Kho lạnh 240 tấn 4
8 Hệ thống sản xuất đá vẩy 20 tấn/ngày
9 Máy hút chân không 24m3/h 8
10 Máy rà kim loại 500 kg/h 6
11 Máy X-Tray 2
12 Máy mạ băng 500 kg/h 3
13 Bơm nước cao áp 7
14 Xe nâng 1000Kg 13
Nguồn: Ban Tài chính – Kế toán
Qua bảng 2.4 ta thấy Công ty đã đầu tư mua sắm các loại máy móc thiết bị rất đa dạng và hiện đại. Để đáp ứng được việc vận hành, sử dụng các loại máy móc thiết bị trên phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quảđòi hỏi người lao động phải không ngừng nâng cao tay nghề.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty vài năm gần đây
Về sản phẩm, công ty đã phát triển một cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu khá đa dạng , đáp ứng khá tốt nhu cầu của khách hàng bao gồm: tôm, mực, cá và các sản phẩm nhóm nhuyễn thể ( nghêu, ốc, ghẹ,…)
Bảng 2.5: Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong 02 năm (2012-2013)
Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013
1- Tổng doanh thu Tỷđồng 1.296,06 1.624,66 2- Kim ngạch XNK Triệu USD 55,632 66,512
Xuất khẩu Triệu USD 29,928 30,799 Nhập Khẩu Triệu USD 25,704 35,713 3- SX, gia công, KD thức ăn nuôi TS-GC Doanh thu Tỷđồng 35,01 28,514 Sản lượng SX: Tấn 21.247 20.141,27
4- Doanh thu KD Kho vận, cho
thuê nhà Tỷđồng 8,408 13,802
5- Khấu hao TSCĐ Tỷđồng 12,78 13,462
6- Lợi nhuận Tỷđồng 3,023 1,547
Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2013
Năm 2013, mặc dù hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đều đạt ở mức cao: tổng doanh thu đạt 1.624,66 tỷđồng vượt 19% kế hoạch và tăng 24,5% so với năm 2012; Kim ngạch xuất nhập khẩu: đạt 66,51 triệu USD, vượt 15,94% kế hoạch và tăng 19,56% so với năm 2012 (trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 31,67 triệu USD (bằng 97,25% kế hoạch năm), kim ngạch nhập khẩu đạt 35,71 triệu USD, vượt 38,96% kế hoạch), nhưng một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận chỉ đạt 1,547 tỷ đồng. Có thể đánh giá, 2013 là một năm vô cùng khó khăn với Seaprodex Danang.
Hoạt động sản xuất - xuất khẩu thủy sản đạt 28,388 triệu USD (đạt 101,39% kế hoạch, tăng 6,24% so với năm 2012) tương ứng 3.126 tấn sản phẩm, trong đó với sản lượng sản phẩm giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng khoảng 40%. Thị trường xuất khẩu không có nhiều biến động so với những năm trước, về sản lượng Nhật vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 69 %, thị trường EU duy trì ở mức 18%; thị trường Mỹ chiếm 8%, các thị trường khác chiếm 5%.
Hình 2.1: Thị trường xuất khẩu năm 2013
Qua hình ta có thể nhận thấy thị trường Nhật chiếm một tỉ lệ khá cao 69% có thể nói đây là một thị trường rất tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, khi các chính sách chất lượng luôn được kiểm soát nghiêm ngặt ở thị
trường này.
2.2. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN MIỀN TRUNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN MIỀN TRUNG
2.2.1. Thực trạng về mục tiêu đánh giá thành tích nhân viên
Hiện nay, mục đích công tác đánh giá nhân viên tại Công ty được xác
định nhằm ba mục đích chính sau đây:
- Đánh giá thành tích để trả lương, khen thưởng cho nhân viên - Đánh giá thành tích để bố trí công việc
- Đánh giá thành tích để làm cơ sở trước khi bổ nhiệm
Ngoài ra, tại Công ty Cổ phần XNK thủy sản Miền Trung còn đánh giá vào các mục đích khác: đánh giá thành tích để nâng bậc lương, đánh giá thành tích
để xem xét ký kết hợp đồng lao động đối với lao động mới được tuyển dụng.
a. Đánh giá thành tích trả lương cho nhân viên
CBCNV tăng năng suất lao động, hiệu quả công tác và chất lượng phục vụ, cũng như chấp hành kỷ luật lao động, các quy định của ngành. Công ty thực hiện việc đánh giá thành tích nhân viên để trả lương kinh doanh cụ thể như
sau:
Tiền lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm người lao động thực hiện được, công việc hoàn thành đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định.
Tiền lương sản phẩm của công ty gồm có: 1. Lương sản phẩm trực tiếp:
Được tính theo công thức sau
Lsp= ∑( Qi x Gi ) Trong đó:
i=1,n : Loại thành phẩm/ bán thành phẩm người lao động sản xuất ra Lsp: Tiền lương theo sản phẩm
Qi: Số lượng thành phẩm/ bán thành phẩm loại i hoàn thành đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Gi: Đơn giá tiền lương của sản phẩm i.
Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tài liệu thống kê kết quả lao động về thời gian lao động và sản lượng đạt được trong từng công đoạn sản xuất, và đơn giá tiền lương của sản phẩm mà Công ty áp dụng với từng loại sản phẩm, công việc.
Đơn giá tiền lương sản phẩm được xây dựng trên cơ sỏ định mức lao
động trung bình tiên tiến, đơn giá lương thời gian chuẩn và hệ số sản xuất. 2. Lương sản phẩm gián tiếp: là tiền lương trả cho những lao động không trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất lao
động của công nhân trực tiếp sản xuất (như bộ phận phục vụ sản xuất, bộ
Được tính theo công thức sau
Lgt = ∑ (Qi x Gi) Trong đó:
Lgt: Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp. Qi: Số lượng sản phẩm loại I sản xuất ra.
Gi: Đơn giá tiền lương gián tiếp của sản phẩm loại i. i = 1,n: Loại sản phẩm người lao động sản xuất ra.
- Lương sản phẩm gián tiếp được xác định căn cứ vào thành phẩm sản xuất ra trong kỳ tính lương và đơn giá lương sản phẩm.
- Đơn giá tiền lương sản phẩm được xây dựng trên cơ sở định mức lao
động trung bình, đơn giá lương thời gian chuẩn và hệ số sản xuất.
Tiền lương theo công việc: là tiền lương được trả căn cứ vào tính chất, trách nhiệm công việc, thời gian làm việc. Lương công việc được áp dụng cho các bộ phận lao động gián tiếp của Công ty.
Được tính theo công thức sau:
Ltgi = MLi / Ci * NCi * HSBi
Trong đó:
Ltgi: là lương thời gian theo công việc của công việc i. MLi: Mức lương bậc 1 của nhóm công việc i.
Ci: Công chuẩn của nhóm công việc i. NCi: Số ngày làm công việc i.
HSBi: Hệ số bậc công việc của công việc i.
Bên cạnh đó, Công ty còn áp dụng lương khoán công việc cho các bộ
phận khác như bộ phận bảo vệ và nhà ăn của công ty và lương khoán sản phẩm cho lao động mùa vụ của Công ty.
b. Đánh giá thành tích để khen thưởng nhân viên
giá thành tích để khen thưởng đối với các cá nhân và tập thể vào các đợt tổng kết hoạt động của Công ty.
Kết quả khen thưởng thành tích được sử dụng cho mục đích khen thưởng dưới các hình thức trao tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” và các mức cao hơn như: chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, bằng khen… và kèm theo tặng phẩm vật chất cho các cá nhân, tập thể.
Việc xét thành tích cuối năm khen thưởng, cũng như giá trị khen thưởng
được thực hiện rất hình thức và dựa vào thành tích không chính xác. Do vậy, những danh hiệu được khen tặng cũng như kết quả đánh giá nhân viên nhanh chóng lãng quên vì nó không ảnh hưởng nhiều đến công việc, thu nhập, cơ
hội đào tạo, thăng tiến của họ.
Bảng 2.6: Các danh hiệu khen thưởng thành tích cuối năm 2013
ĐVT: %
STT Bộ phận khen thưởng Tỷ lệ
1 Cán bộ quản lý cấp cao 100
1.1 Lao động giỏi 64,88
1.2 Khen thưởng mức cao hơn 35,12
1.3 Không đạt 0
2 Cán bộ quản lý cấp cơ sở 100
2.1 Lao động giỏi 63,35
2.2 Khen thưởng mức cao hơn 1,46
2.3 Không đạt 35,19
3 Nhân viên nghiệp vụ 100