Đặc điểm của cho vay tiêu dùng tín chấp không có tài sản bảo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh kon tum (Trang 28 - 31)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng tín chấp không có tài sản bảo

đảm tác động đến việc ứng dụng Marketing của Ngân hàng

Nhu cầu vay vốn tiêu dùng của người dân ngày càng tăng. Các khoản vay tiêu dùng tín chấp thường có giá trị nhỏ cho nên thủ tục thường khá đơn

giản, thời gian cho vay nhanh nên mặc dù lãi suất cho vay cao hơn các khoản vay thông thường, sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp vẫn được khá nhiều ngưởi lựa chọn.

Các món vay tiêu dùng tín chấp có quy mô nhỏ lẽ, phân tán nhưng số lượng các món vay rất lớn, đối tượng cho vay là các cá nhân hay hộ gia đình. Khoản vay cá nhân cho mục đích này trực tiếp phục vụ nhu cầu chi tiêu trong cuộc sống như mua sắm vật dụng gia đình, sữa chữa nhà cửa, học tập, chữa bệnh… Số lượng món vay lớn do hướng tới mọi tầng lớp trong xã hội. Do đó, chi phí để duy trì và phát triển cho vay tiêu dùng tín chấp là tương đối nhiều:

+ Chi phí về cơ sở vật chất để mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, điểm giao dịch, chi phí quảng cáo, tiếp thị để tạo thuận lợi cho việc tiếp cận khách hàng, đặc biệt là tiếp cận các đơn vị thanh toán lương.

+ Đội ngũ nhân sự đầy đủ và có năng lực để phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính xác từ việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đến quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ. Ngoài ra cũng cần nhân sự cho công tác tiếp thị cũng như chăm sóc khách hàng.

+ Các chi phí hồ sơ giấy tờ và chi phí liên quan khác; Chi phí văn phòng phẩm, lấy thông tin tín dụng CIC, công tác phí cho cán bộ tín dụng….

Cho vay mà không cần đến tài sản bảo đảm là điều kiện thuận lợi để thu hút khách hàng vì không phải ai cũng có tài sản để cầm cố, thế chấp tại Ngân hàng. Đây là ưu thế khi tư vấn cho khách hàng đặc biệt là các khách hàng có nhận lương qua tài khoản tại các Ngân hàng. Sản phẩm cho vay đơn giản nên các Ngân hàng chỉ cần giới thiệu sản phẩm thông qua tờ rơi, thư ngõ sản phẩm, điện thoại tư vấn hoặc gửi mail cho khách hàng.

Mức lãi suất của sản phẩm cho vay tín chấp hiện cao hơn mức lãi suất cho vay thông thường (cho vay có tài sản đảm bảo), điều này cũng dễ hiểu bởi vì vay tín chấp không cần phải có tài sản đảm bảo nên mức độ rủi ro cũng cao

hơn. Tuy nhiên, lãi suất cho vay tại các Ngân hàng vẫn thấp hơn các công ty tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng đẩy mạnh vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm. Mức lãi suất mà các Ngân hàng cho vay tín chấp hiện dao động từ 0,9% đến 1,5%/tháng, trong khi mức lãi suất cho vay của các công ty tài chính khoảng 1,4% – 2%/tháng.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, sàn lãi suất cho vay đang ở mức khá thấp, các Ngân hàng chịu sức ép cạnh tranh lớn vì tăng trưởng tín dụng đang không đạt như kỳ vọng. Ngân hàng nào cũng muốn đẩy mạnh cho vay nên đưa ra mức lãi suất khá cạnh tranh. Vì vậy, với người có nhu cầu vay vốn mua sắm hay tiêu dùng thì vay tín chấp đang là sự lựa chọn thích hợp.

Đối tượng được vay tín chấp khá rộng dẫn đến trong trường hợp người đi vay sử dụng sai mục đích, không có khả năng trả nợ thì Ngân hàng cũng khó lòng thu hồi được khoản vay này. Không những thế, để cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận, có những Ngân hàng sẵn sàng cho vay đối với các khách hàng chưa đáp ứng được hết các điều kiện đề ra để được vay tín chấp của Ngân hàng mình (hay còn gọi là cho vay dưới chuẩn) và do đó rủi ro thu hồi nợ càng gia tăng. Các nguyên nhân phát sinh rủi ro thường gặp trong hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp:

+ Rủi ro đến từ phía khách hàng vay vốn: Khi các khách hàng cá nhân gặp phải các nguy cơ như thu nhập không ổn định, bị thất nghiệp, bị tai nạn giao thông, …Để giảm thiểu rủi ro này cho Ngân hàng và khách hàng vay, các Ngân hàng xây dựng các chính sách bảo hiểm đồng bộ cho Ngân hàng và khách hàng. Theo đó, bên bảo hiểm sẽ nhận bảo hiểm cho món vay, thay mặt cho khách hàng thanh toán một phần khoản nợ của khách hàng trong trường hợp khó khăn liên quan đến ốm đau, hoạn nạn khách quan. Nếu không có bảo hiểm Ngân hàng sẽ chịu thiệt gấp đôi vì Ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro.

+ Rủi ro đến từ phía Ngân hàng: Khi cán bộ tín dụng vi phạm các nguyên tắc cấp tín dụng của Ngân hàng, phân tích đánh giá sai khách hàng. Đối với các khoản vay tiêu dùng tín chấp, do Ngân hàng cấp tín dụng trên cơ sở thẩm định uy tín của khách hàng tốt hay xấu mà không có sự bảo đảm b ng tài sản. Nếu khách hàng thực sự không có khả năng hoặc không có thiện chí trả nợ thì việc quản lý thông tin về sự thay đổi nơi cứ trú, công việc của khách hàng là không dễ dàng và gây khó khăn cho việc thu hồi nợ của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh kon tum (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)