7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. TỔNG QUAN VỀ BIDV KONTUM
2.1.1. Quyết định thành lập
Cùng với việc tái lập tỉnh Kon Tum, nh m đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ngày 30/8/1991 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 129/NH-QĐ về việc giải thể Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển tỉnh Gia Lai – Kon Tum để thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển tỉnh Gia Lai và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển tỉnh Kon Tum. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/10/1991.
2.1.2. Quá trình phát triển
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Kon Tum là đơn vị thành viên của hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam, được thành lập từ 10/1991, qua hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành, hoạt động của Chi nhánh có nhiều chuyển biến tích cực. Từ một Ngân hàng làm nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư chuyển sang làm nhiệm vụ kinh doanh thương mại. Đặc biệt, thực hiện chủ trương đổi mới hoạt động Ngân hàng Đầu tư & Phát triển tháng 02/1995 của Tổng giám đốc, Chi nhánh từng bước chuyển đổi theo hướng kinh doanh đa năng tổng hợp và phục vụ ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Từ năm 1991 đến năm 1994, hoạt động của Chi nhánh chủ yếu là quản lý và cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước. Bên cạnh đó, một
số nghiệp vụ thương mại mới bắt đầu hình thành, đó là huy động vốn b ng hình thức phát hành trái phiếu, cho vay vốn huy động đối với các đơn vị thi công, xây lắp, cung ứng vật liệu xây dựng…nh m đẩy nhanh tiến độ thi công, đưa các công trình và dự án vào đúng tiến độ.
Bắt đầu từ năm 1995 trở lại đây, cùng với hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam, Chi nhánh đã thực sự chuyển sang kinh doanh đa năng tổng hợp như một NHTM. Bên cạnh việc thực hiện cho vay, Chi nhánh không ngừng phát triển các nghiệp vụ kinh doanh của một NHTM như: Huy động vốn, tài trợ thương mại, bảo hiểm, mua bán ngoại tệ, dịch vụ tài chính...
Ngày 04/05/2012, chính thức đổi tên là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum theo lộ trình cổ phần hóa của BIDV. Qua 25 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Kon Tum đã không ngừng phát triển cả về quy mô hoạt động cũng như chất lượng dịch vụ, hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ NHTM được đưa vào triển khai thực hiện, sẵn sàng cạnh tranh cùng các Ngân hàng trên địa bàn.
Chiến Lược Phát Triển của BIDV tầm nhìn đến năm 2020: Với phương châm trong hoạt động: “Chia sẽ cơ hội, hợp tác thành công”. Văn hóa của BIDV: Luôn khơi dậy và phát huy truyền thống con người BIDV “Tư tưởng vững vàng, đạo đức trong sáng, đoàn kết chặt chẽ, nghiệp vụ tinh thông, và mang đậm nét văn hóa BIDV”. Đây chính là nền tảng, động lực mạnh mẽ trong quá trình hội nhập và phát triển bền vững.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Kon Tum
a. Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức BIDV Kon Tum
Cơ cấu tổ chức của BIDV Kon Tum gồm có:
- Ban giám đốc: 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc, trong đó: Phó giám đốc quản lý khách hàng phụ trách chính về mảng tín dụng, Phó giám đốc tác nghiệp phụ trách kế toán, tác nghiệp.
- Tại trụ sở chính (01A Trần Phú, thành phố Kon Tum) có 8 phòng: Phòng Khách hàng cá nhân, phòng Khách hàng doanh nghiệp, phòng Quản trị tín dụng, phòng Kế toán tài chính, phòng Giao dịch khách hàng, phòng Tổ chức hành chính, Phòng Quản lý rủi ro, phòng Kế hoạch tổng hợp.
- Hệ thống mạng lưới hoạt động gồm có 04 phòng giao dịch trực thuộc:
Giám đốc Phó Giám đốc TN Phòng TC-HC Phòng GDKH Phòng QTTD Phòng Kế Phòng QLRR toán Phòng KH-TH Phòng KHCN PGD LHP PGD Đăk Hà Phòng KHDN Phó Giám đốc QLKH PGD Ngọc Hồi PGD PDP
+ Phòng giao dịch Phan Đình Phùng tại 855 Phan Đình Phùng, TP Kon Tum
+ Phòng giao dịch Lê Hồng Phong tại 153 Lê Hồng Phong, Tp Kon Tum
+ Phòng giao dịch Đăk Hà tại thị trấn Đăk hà, huyện Đăk Hà
+ Phòng giao dịch Ngọc Hồi tại 915 Hùng Vương, thị trấn PleiKan, Ngọc Hồi
b. Chức năng của các phòng ban
- Ban giám đốc: Điều hành các hoạt động kinh doanh của BIDV Kon Tum, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về toàn bộ hoạt động của chi nhánh, về thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao về kết quả kinh doanh của Chi nhánh.
- Phòng Khách hàng doanh nghiệp
Phòng khách hàng doanh nghiệp có chức năng tham mưu cho ban giám đốc trong quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh với đối tượng khách hàng doanh nghiệp phù hợp với định hướng tín dụng của BIDV trong từng thời kỳ và chế độ, quy định hiện hành của BIDV. Phòng KHDN có nhiệm vụ chủ động tìm kiếm, khai thác, thẩm định, cung cấp dịch vụ đối với khách hàng doanh ngiệp. Thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại và quản lý nợ của Chi nhánh.
- Phòng Khách hàng cá nhân
Phòng Khách hàng cá nhân tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ Ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức quảng bá, giới thiệu với khách hàng về những sản phẩm dịch vụ của BIDV dành cho khách hàng cá nhân, những tiện ích và những lợi ích mà khách hàng được hưởng. Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ưu hoá doanh thu
nh m đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng.
- Phòng Quản trị tín dụng
+ Nhập thông tin các khoản vay khi giải ngân trên hệ thống SIBS của Ngân hàng
+ Lưu trữ, quản lý hồ sơ tín dụng của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp
+ Quản lý hồ sơ thông tin khách hàng cá nhân tại chi nhánh
+ Theo dõi thu nợ đối với các món vay tiêu dung tín chấp của khách hàng cá nhân
- Phòng Quản lý rủi ro
+ Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh (trung, đài hạn) và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức thẩm quyền phán quyết của trưởng phòng khách hàng cá nhân; tham gia ý kiến về việc cấp tín dụng đối với các dự án trung, dài hạn và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của trưởng phòng Khách hàng cá nhân.
+ Giám sát chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá phân loại, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp
+ Giám sát sự tuân thủ quy định Ngân hàng nhà nước, quy định và chính sách của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam về tín dụng và các quy định, chính sách liên quan đến tín dụng ở các phòng.
+ Đầu mối tổng hợp các báo cáo rủi ro tín dụng.
- Phòng Kế toán – tài chính
Phòng kế toán tài chính thực hiện công tác tài chính kế toán cho chi nhánh (không trực tiếp làm nghiệp vụ kế toán khách hàng và tiết kiệm) bao gồm:
và chế độ báo cáo của các phòng, đơn vị trực thuộc.
+ Hậu kiểm (đối chiếu, kiểm soát) các chứng từ thanh toán của các phòng tại chi nhánh
+ Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán của chi nhánh
+ Tham mưu cho giám đốc về việc thực hiện các chế độ tài chính, kế toán
+ Thực hiện nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ
+ Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của chi nhánh.
- Phòng Tổ chức – hành chính:
Phòng tổ chức hành chính có chức năng tham mưu cho giám đốc chi nhánh trong công tác quản lý nhân sự, văn phòng, hành chính quản trị của Chi nhánh. Phòng có nhiệm vụ thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ công nhân viên của Chi nhánh, quản lý tài sản như nhà cửa, ô tô, kho vật liệu dự trữ của Chi nhánh theo đúng quy định. Thực hiện công tác lễ tân, văn thư lưu trữ, bảo vệ một số nhiệm vụ khác.
- Phòng Kế hoạch tổng hợp:
+ Thực hiện các nghiệp vụ kế hoạch tổng hợp như: Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh, xây dựng các chính sách kinh doanh của chi nhánh; tham mưu cho giám đốc về các an toàn trong hoạt động kinh doanh; Đầu mối tổng hợp, phân tích, báo cáo, đề xuất về các thông tin phản hồi cảu khách hàng, nghiên cứu sản phẩm mới
+ Nhiệm vụ nguồn vốn kinhdoanh: tham mưu giúp giám đốc công tác huy động vốn tại chi nhánh, thực hiện các giao dịch mua-bán ngoại tệ với khách hàng doanh nghiệp, giúp giám đốc chỉ đạo chi nhánh tiến hành hoạt động kinh doanh
giám đốc những vấn đề về pháp lý để Chi nhánh hoạt động đúng pháp luật nhất là những vấn đề pháp lý liên quan đến việc thành lập các đơn vị trực thuộc.
- Phòng Giao dịch khách hàng:
+ Thực hiện các tác nghiệp giải ngân vốn vay cho khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp
+ Mở tài khoản tiền gửi cho các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp + Thực hiện các giao dịch chuyển tiền, gửi tiền tiết kiệm của khách hàng
+ Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng
+Thực hiện các giao dịch thu đổi và mua, bán ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng cá nhân theo thẩm quyền được giám đốc giao
- Phòng Quản lý và dịch vụ -kho quỹ:
Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ có chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, tài sản bảo đảm…của chi nhánh tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển. Nhiệm vụ chính của phòng là quản lý và điều hành tiền mặt, tài sản quý của chi nhánh, quản lý hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng, theo dõi việc xuất nhập tài sản.
c. Phân cấp thẩm quyền đối với hoạt động cấp tín dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm
Mức cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm của một khách hàng cá nhân tại Chi nhánh là 500 triệu đồng, thời gian vay tối đa là 60 tháng. Trong khi mức phán quyết cấp tín dụng bán lẻ của các cấp trừ ban lãnh đạo chi nhánh là:
+ Trưởng phòng khách hàng cá nhân được quyết định cấp tín dụng 1 tỷ đồng
+ Phó trưởng phòng khách hàng cá nhân được quyết định cấp tín dụng 500 triệu đồng
+ Giám đốc phòng giao dịch được quyết định cấp tín dụng 700 triệu đồng
+ Phó giám đốc phòng giao dịch được quyết định cấp tín dụng 350 triệu đồng
Như vậy, Trưởng phòng khách hàng cá nhân, phó trưởng phòng khách hàng cá nhân, giám đốc phòng giao dịch có toàn quyền cấp tín dụng đối với các món cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm, phó giám đốc phòng giao dịch được phán quyết tín dụng đối với các khoản vay tiêu dùng tín chấp không lớn hơn 350 triệu đồng.
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Kon Tum từ năm 2013-2015 2013-2015
a. Hoạt động huy động vốn
ĐVT: tỷ đồng
Biểu đồ 2.1. Huy động vốn của BIDV Kon Tum qua các năm 2013-2015
Tổng nguồn vốn huy động của BIDV Kon Tum tiếp tục tăng trưởng qua các năm từ năm 2013-2015, đến 31/12/2015 tổng nguồn vốn huy động được khoảng 1866 tỷ đồng, tăng 770 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2013 (1096 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ năm 2013-2015 ngày càng nhanh, Năm 2014 tốc độ tăng trưởng huy động vốn so với 2013 là 17,3%, năm 2015 tốc độ tăng trưởng huy động vốn so với 2014 là 45,1%, Mặc dù tình hình cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Kon Tum ngày càng khốc liệt, nhiều Ngân hàng có lãi suất huy động đầu vào cao như HDBank, Sacombank, Đông Á,… thu hút rất nhiều lượng khách hàng của BIDV. Tuy nhiên với nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn, lãi suất cạnh tranh cùng với việc ban lãnh đạo chú trọng giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng cán bộ làm cho kết quả huy động vốn của BIDV Kon Tum qua các năm tăng trưởng tốt.
Theo đối tượng khách hàng thì nguồn tiền gửi huy động tại BIDV Kon Tum chủ yếu là từ nguồn vốn dân cư với tỷ lệ chiếm hơn 56% trong giai đoạn từ năm 2013-2015, đặc điểm của nguồn vốn dân cư là nhàn rỗi nên thường có tính chất ổn định hơn so với nguồn tiền gửi từ các tổ chức.
Theo kỳ hạn thì Huy động vốn thời hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất, nguồn vốn này chủ yếu là đến từ nguồn nhàn rỗi của dân cư. Trong khi đó, nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên hầu như không có.
Bảng 2.1. Cơ cấu huy động vốn của BIDV Kon Tum từ năm 2013-2015 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Tăng trƣởng (%) 2013 2014 2015 Năm 2014/ 2013 Năm 2015 / 2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
- Theo đối tượng 1.096,0 100% 1.286,0 100% 1.866,0 100% 17% 45% + Tiền gửi tổ
chức 475,0 43% 570,0 44% 656,0 35% 20% 15%
+ Tiền gửi dân cư 621,0 57% 716,0 56% 1.210,0 65% 15% 69% - Theo kỳ hạn 1.096,0 100% 1.286,0 100% 1.866,0 100% 17% 45% + Không kỳ hạn 230,2 21% 270,1 21% 410,5 22% 17% 52% + Có kỳ hạn dưới 12 tháng 668,6 61% 771,6 60% 1.026,3 55% 15% 33% + Có kỳ hạn 12 - <24 tháng 197,3 18% 244,3 19% 429,2 23% 24% 76% + Có kỳ hạn 24 tháng trở lên 0,0 0% 0,0 0% 0,0 0% Tổng nguồn vốn huy động 1.096,0 1.286,0 1.866,0 17% 45%
(Nguồn: Báo cáo huy động vốn BIDV Kon Tum từ 2013-2015)
Như vậy, phần lớn nguồn huy động vốn của BIDV Kon Tum đến từ các khách hàng cá nhân và các khách hàng này thường thích gửi tiền với những kỳ hạn ngắn dưới 1 năm.
b. Hoạt động cho vay
BIDV Kon Tum đã xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng ở mức phù hợp, giao và kiểm soát trần dư nợ cho hội sở chính chi nhánh và các phòng giao dịch, giảm chi tiêu tăng trưởng dư nợ đối với các đơn vị có nợ xấu cao,
đặc biệt kiểm soát tăng trưởng dư nợ ngoại tệ cho vay trung dài hạn nh m tuân thủ các tỷ lệ an toàn thanh khoản cho Ngân hàng.
Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ cho vay tại BIDV Kon Tum
ĐVT: Tỷ đồng; % Chỉ tiêu Năm Tăng trƣởng (%) 2013 2014 2015 Năm 2014/ 2013 Năm 2015/ 2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
- Theo thời gian 1.387,0 100% 1.508,0 100% 1.729,0 100% 9% 115%
+ Ngắn hạn 1.068,0 77% 1.131,0 75% 1.227,6 71% 6% 109% + Trung hạn 291,3 21% 346,8 23% 484,1 28% 19% 140%
+ Dài hạn 27,7 2% 30,2 2% 17,3 1% 9% 57%
- Theo ngành kinh tế 1.387,0 100% 1.508,0 100% 1.729,0 100% 9% 115%
+ Nông nghiệp, lâm
nghiệp 277,4 20% 331,8 22% 415,0 24% 20% 125% + Công nghiệp 263,5 19% 316,7 21% 380,4 22% 20% 120% + Thương mại, dịch vụ 582,5 42% 693,7 46% 795,3 46% 19% 115% + Ngành khác 263,5 19% 165,9 11% 138,3 8% -37% 83% - Theo thành phần kinh tế 1.387,0 100% 1.508,0 100% 1.729,0 100% 9% 115% + Cá nhân, hộ gia đình 737,0 53% 722,0 48% 894,0 54% -2% 124% + Doanh nghiệp 650,0 47% 786,0 52% 835,0 46% 21% 106% Tổng dƣ nợ 1.387,0 1.508,0 1.729,0 9% 115%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Kon Tum 2013-2015)
Phân tích dư nợ theo thời gian thì dư nợ cho vay ngắn hạn tại BIDV Kon Tum chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm hơn hơn 70% tổng dư nợ cho vay trong khi đó dư nợ vay trung dài hạn
hướng tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tỷ trọng cho vay trung dài hạn đã