7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.4. Tình hình hoạt động kinhdoanh của BIDV KonTum từ năm
2013-2015
a. Hoạt động huy động vốn
ĐVT: tỷ đồng
Biểu đồ 2.1. Huy động vốn của BIDV Kon Tum qua các năm 2013-2015
Tổng nguồn vốn huy động của BIDV Kon Tum tiếp tục tăng trưởng qua các năm từ năm 2013-2015, đến 31/12/2015 tổng nguồn vốn huy động được khoảng 1866 tỷ đồng, tăng 770 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2013 (1096 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ năm 2013-2015 ngày càng nhanh, Năm 2014 tốc độ tăng trưởng huy động vốn so với 2013 là 17,3%, năm 2015 tốc độ tăng trưởng huy động vốn so với 2014 là 45,1%, Mặc dù tình hình cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Kon Tum ngày càng khốc liệt, nhiều Ngân hàng có lãi suất huy động đầu vào cao như HDBank, Sacombank, Đông Á,… thu hút rất nhiều lượng khách hàng của BIDV. Tuy nhiên với nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn, lãi suất cạnh tranh cùng với việc ban lãnh đạo chú trọng giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng cán bộ làm cho kết quả huy động vốn của BIDV Kon Tum qua các năm tăng trưởng tốt.
Theo đối tượng khách hàng thì nguồn tiền gửi huy động tại BIDV Kon Tum chủ yếu là từ nguồn vốn dân cư với tỷ lệ chiếm hơn 56% trong giai đoạn từ năm 2013-2015, đặc điểm của nguồn vốn dân cư là nhàn rỗi nên thường có tính chất ổn định hơn so với nguồn tiền gửi từ các tổ chức.
Theo kỳ hạn thì Huy động vốn thời hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất, nguồn vốn này chủ yếu là đến từ nguồn nhàn rỗi của dân cư. Trong khi đó, nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên hầu như không có.
Bảng 2.1. Cơ cấu huy động vốn của BIDV Kon Tum từ năm 2013-2015 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Tăng trƣởng (%) 2013 2014 2015 Năm 2014/ 2013 Năm 2015 / 2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
- Theo đối tượng 1.096,0 100% 1.286,0 100% 1.866,0 100% 17% 45% + Tiền gửi tổ
chức 475,0 43% 570,0 44% 656,0 35% 20% 15%
+ Tiền gửi dân cư 621,0 57% 716,0 56% 1.210,0 65% 15% 69% - Theo kỳ hạn 1.096,0 100% 1.286,0 100% 1.866,0 100% 17% 45% + Không kỳ hạn 230,2 21% 270,1 21% 410,5 22% 17% 52% + Có kỳ hạn dưới 12 tháng 668,6 61% 771,6 60% 1.026,3 55% 15% 33% + Có kỳ hạn 12 - <24 tháng 197,3 18% 244,3 19% 429,2 23% 24% 76% + Có kỳ hạn 24 tháng trở lên 0,0 0% 0,0 0% 0,0 0% Tổng nguồn vốn huy động 1.096,0 1.286,0 1.866,0 17% 45%
(Nguồn: Báo cáo huy động vốn BIDV Kon Tum từ 2013-2015)
Như vậy, phần lớn nguồn huy động vốn của BIDV Kon Tum đến từ các khách hàng cá nhân và các khách hàng này thường thích gửi tiền với những kỳ hạn ngắn dưới 1 năm.
b. Hoạt động cho vay
BIDV Kon Tum đã xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng ở mức phù hợp, giao và kiểm soát trần dư nợ cho hội sở chính chi nhánh và các phòng giao dịch, giảm chi tiêu tăng trưởng dư nợ đối với các đơn vị có nợ xấu cao,
đặc biệt kiểm soát tăng trưởng dư nợ ngoại tệ cho vay trung dài hạn nh m tuân thủ các tỷ lệ an toàn thanh khoản cho Ngân hàng.
Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ cho vay tại BIDV Kon Tum
ĐVT: Tỷ đồng; % Chỉ tiêu Năm Tăng trƣởng (%) 2013 2014 2015 Năm 2014/ 2013 Năm 2015/ 2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
- Theo thời gian 1.387,0 100% 1.508,0 100% 1.729,0 100% 9% 115%
+ Ngắn hạn 1.068,0 77% 1.131,0 75% 1.227,6 71% 6% 109% + Trung hạn 291,3 21% 346,8 23% 484,1 28% 19% 140%
+ Dài hạn 27,7 2% 30,2 2% 17,3 1% 9% 57%
- Theo ngành kinh tế 1.387,0 100% 1.508,0 100% 1.729,0 100% 9% 115%
+ Nông nghiệp, lâm
nghiệp 277,4 20% 331,8 22% 415,0 24% 20% 125% + Công nghiệp 263,5 19% 316,7 21% 380,4 22% 20% 120% + Thương mại, dịch vụ 582,5 42% 693,7 46% 795,3 46% 19% 115% + Ngành khác 263,5 19% 165,9 11% 138,3 8% -37% 83% - Theo thành phần kinh tế 1.387,0 100% 1.508,0 100% 1.729,0 100% 9% 115% + Cá nhân, hộ gia đình 737,0 53% 722,0 48% 894,0 54% -2% 124% + Doanh nghiệp 650,0 47% 786,0 52% 835,0 46% 21% 106% Tổng dƣ nợ 1.387,0 1.508,0 1.729,0 9% 115%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Kon Tum 2013-2015)
Phân tích dư nợ theo thời gian thì dư nợ cho vay ngắn hạn tại BIDV Kon Tum chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm hơn hơn 70% tổng dư nợ cho vay trong khi đó dư nợ vay trung dài hạn
hướng tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tỷ trọng cho vay trung dài hạn đã có những bước cải thiện đáng kể, tăng dần qua các năm, đến năm 2015 cho vay trung dài hạn chiếm 30% tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh.
Phân tích dư nợ theo lĩnh vực ngành kinh tế thì ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Từ năm 2013 đến 2015, tỷ trong cho vay đối với ngành thương mại dịch vụ tại BIDV Kon Tum chiếm từ 42%-46%. Điều này được lý giải bởi vì BIDV Kon Tum chủ yếu hướng đến đối tượng hộ sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ tập trung trên địa bàn thành phố Kon Tum và hai huyện Đăk hà, Ngọc Hồi.
Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế thì BIDV Kon Tum chủ yếu cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình (chiếm từ 48-54%). Điều này phù hợp với địa bàn tỉnh miền núi như Kon Tum, khi mà các doanh nghiệp trên địa bàn không nhiều b ng các tỉnh thành khác nên nhu cầu cho vay đối tượng doanh nghiệp sẽ ít hơn so với đối tượng khách hàng cá nhân.
d. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Kon Tum từ 2013-2015 TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tăng trƣởng bình quân 2013-2015 I Tổng thu 432,5 471 562 14,1%
1 Thu từ nhập thuần từ lãi (Tín
dụng) 410,9 339,1 326,0 -10,6%
Tỷ trọng 95% 72% 58% 78%
2 Thu khác (không kể thu NNB) 21,6 131,9 236,0 294% II Tổng chi (không tính DPRR) 393,5 423,6 509,7 14% III LN trước thuế (gồm thu NNB) 39 47,4 52,3 16%
Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Kon Tum từ 2013-2015 có những chuyến biến tích cực. Lợi nhuận tăng đều qua các năm, nếu như năm 2013 lợi nhuận của BIDV Kon Tum là 39 tỷ đồng thì đến năm 2015 lợi nhuận là 52,3 tỷ đồng, tăng 13,3 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 16%/năm.
Tỷ trọng thu nhập từ lãi hoạt động tín dụng của BIDV Kon Tum giảm qua các năm từ năm 2013-2015. Đến năm 2015, tỷ trọng này là 58%, giảm 14% so với năm 2014 và giảm 37% tỷ trọng so với năm 2013. Trong giai đoạn 2013-2015, BIDV Kon Tum đã chú trọng việc tăng doanh thu từ các hoạt động phi tín dụng như phí thanh toán, bảo lãnh, phí các loại thẻ, phí dịch vụ đổ lương…Đây là những hoạt động mang lại doanh thu cho Ngân hàng không kém gì so với các hoạt động cho vay truyền thống, cần đẩy mạnh hơn nữa việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ này đến với khách hàng của BIDV Kon Tum.
Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế xã hội có những biến động bất ổn gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các Ngân hàng. Tuy nhiên, b ng nổ lực phấn đấu, tinh thần làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm của ban lãnh đạo, tập thể cán bộ của chi nhánh đã giúp BIDV Kon Tum đạt được những thành tích nhất định. Năm 2013, 2014 được hệ thống BIDV xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ, và đặc biệt năm 2015 chi nhánh đạt được danh hiệu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ toàn hệ thống.
2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG MARKETING 2.2.1. Môi trƣờng vĩ mô
Môi trƣờng kinh tế:
- Về tình hình kinh tế chung:
Kinh tế thế giới nhiều khó khăn và bất định trong năm 2015, tăng trưởng toàn cầu xuống mức thấp nhất kể từ sau khủng hoảng 2007-2008. Giá
hàng hóa thế giới giảm sâu, đặc biệt là giá nhiên liệu và thực phẩm.
Biểu đồ 2.2. Doanh nghiệp thành lập mới, phá sản và giải thể 2013-2015
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế năm 2015 của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia)
Trong nước, sản xuất, kinh doanh tiếp tục phục hồi. Khu vực doanh nghiệp có chuyển biến tích cực, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đầu tư tư nhân và tiêu dùng phục hồi khá. Theo báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2015 trên toàn quốc tăng 28,1% về lượng và 37,7% về vốn (so với cùng kỳ 2014). Trong khi đó, số doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Biểu đồ 2.3. Tình hình lạm phát và lạm phát cơ bản năm 2014-2015
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế năm 2014-2015 của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia)
Ổn định vĩ mô được duy trì. Lạm phát thấp và ổn định. Lạm phát thấp do giá hàng hóa thế giới và chi phí sụt giảm. Trong bối cảnh tổng cầu (đầu tư và tiêu dùng) tăng trưởng tốt thì lạm phát thấp không phải tình trạng thiểu phát mà do giá hàng hóa thế giới và chi phí sản xuất giảm: 9 tháng năm 2015 chỉ số giá bán sản phẩm của hàng sản xuất hàng công nghiệp giảm 0,74% so với cùng kỳ năm 2014
- Về tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum:
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội toàn tỉnh năm 2015 của văn phòng UBND thành phố, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2015 tăng 8,32% so với năm 2014, trong đó: Nông - Lâm - Thủy sản tăng 5,56%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 10,86%; Dịch vụ tăng 9,08%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tình hình kinh tế - xã hội cơ bản ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt kết quả khá, chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục duy trì ở mức thấp góp phần cải thiện đáng kể đời sống của người dân. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 27,5 triệu đồng năm 2014 lên 29,5 triệu đồng năm 2015.
phía Nam cầu Đăk Bla và chuẩn bị đầu tư hạ tầng tại Khu Trung tâm hành chính mới của tỉnh; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 24 đi qua địa bàn tỉnh. Tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ năm 2015 được Trung ương giao là 1.343,367 tỷ đồng, địa phương giao cho các đơn vị là 1.744,237 tỷ đồng.
Môi trƣờng toàn cầu:
Sau khi gia nhập WTO Việt Nam đã có nền kinh tế hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cho nên sự biến động kinh tế của các nền kinh tế trên thế giới có ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Sự hội nhập kinh tế thế giới làm cho các Ngân hàng không chỉ cạnh tranh nội địa với nhau mà còn cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài.
Chính trị - Pháp luật:
Nền chính trị ở Việt Nam được đánh giá thuộc vào dạng ổn định trên thế giới. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành Ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Các hoạt động của ngành Ngân hàng được điều chỉnh một cách chặt chẽ của Ngân hàng Nhà Nước, chịu sự chi phối của các văn bản luật và dưới luật trong ngành như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng, Các Nghị định, Thông tư có liên quan để điều chỉnh các hành vi cạnh tranh đa dạng và liên tục thay đổi nh m duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả các tổ chức tín dụng
Môi trƣờng nhân khẩu học tỉnh Kon Tum:
Theo thống kê điều tra dân số toàn quốc 2011, dân số toàn tỉnh Kon Tum đạt gần 453.200 người, mật độ dân số đạt 47 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 156.400 người, dân số sống tại nông thôn đạt 296.800 người. Dân số nam đạt 237.100 người, trong khi đó nữ đạt 216.100
người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 18,6%
Theo kết quả thống kê, điều tra của Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum, tính đến thời điểm 30/6/2014 toàn tỉnh có 115.449 hộ/486.660 khẩu; trong đó DTTS là 59.120 hộ/268.548 khẩu, chiếm 55,18% so với dân số toàn tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc cùng sinh sống xen kẽ nhau.
Dân số ngày càng tăng cùng với việc tăng thói quen sử dụng các dịch vụ Ngân hàng, đây là một thuận lợi để các Ngân hàng phát triển các dịch vụ Ngân hàng nói chung và dịch vụ cho vay tiêu dùng tín chấp nói riêng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, một bộ phận lớn người dân trên điạ bàn tỉnh Kon Tum là dân tộc thiểu số, họ thường cư trú đông đúc tại các xã, huyện vùng sâu vùng sa. Nơi mà các dịch vụ Ngân hàng chưa được triển khai nhiều và càng khó cung cấp các dịch vụ cho vay tiêu dùng tín chấp đối với các đối tượng này.
Văn hóa –xã hội trên đại bàn tỉnh Kon Tum:
Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, dân trí phát triển cao, đời sống người dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum ngày càng được cải thiện… nhu cầu người dân liên quan đến việc thanh toán qua Ngân hàng, và các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác do Ngân hàng cung cấp ngày càng tăng.
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động tiếp tục được triển khai tích cực, số lao động được tạo việc làm thông qua các chương trình việc làm là 1.118 người; duy trì đào tạo, tuyển mới các lớp hệ trung cấp nghề cho 376 học viên; số lao động nông thôn được đào tạo nghề là 2.362 người, đạt 71,58% kế hoạch; tạo việc làm mới cho 716 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo chung ước thực hiện năm 2015 đạt 42% (theo số liệu báo cáo từ phòng thống kê tỉnh Kon Tum)
Công tác giảm nghèo được tập trung chỉ đạo quyết liệt, các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư phát triển. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời, đúng đối tượng.
Tỉnh tiếp tục giữ vững kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; tích cực triển khai các biện pháp nh m duy trì và nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, chất lượng công tác xóa mù chữ và chống tái mù chữ. Toàn tỉnh có 136 trường đạt chuẩn quốc gia, vượt mục tiêu Nghị quyết tỉnh Đảng bộ XIV đề ra.
Công nghệ:
Sự thay đổi công nghệ đã, đang và sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng. Trong những năm gần đây, khi công nghệ càng cao thì càng cho phép Ngân hàng đổi mới và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ. Đặc biệt khi phát triển các sản phẩm dịch vụ mới như BSMS, IBMB, internet banking, Smartbanking,…. sẽ giúp cho các Ngân hàng giảm được chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng thêm sự trung thành ở khách hàng của mình.
Điều kiện tự nhiên:
Kon Tum n m ở phía bắc Tây Nguyên, với vị thế địa - chính trị, địa - kinh tế quan trọng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, kết cấu hạ tầng từng bước được nâng cấp đồng bộ, Kon Tum có khá nhiều lợi thế để vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.2.2. Môi trƣờng vi mô Các đối thủ cạnh tranh:
Hiện nay, đối thủ cạnh tranh trên thị trường cung cấp dịch vụ cho vay của BIDV Kon Tum bao gồm các Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần và quỹ tín dụng. Trên địa bàn tỉnh có 4 NHTM nhà nước và NH TMCP nhà nước chi phối, 6 Ngân hàng thương mại cổ phần (trong đó 2 Ngân hàng mới khai trương trên địa bàn là HDbank và Lienvietpostbank vào cuối năm 2015), 5 quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng CSXH, Ngân hàng phát triển.
Biểu đồ 2.4. Dư nợ và tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng thương mại trên địa