Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh kon tum (Trang 99 - 101)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Chưa có bộ phận chuyên trách dẫn tới những hạn chế trong việc đánh giá, phân tích các hoạt động Marketing, đúc rút ra những kinh nghiệm cần thiết. Cán bộ phòng Khách hàng cá nhân còn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ.

- Nhiều cán bộ quản lý khách hàng chưa nắm vững được các nghiệp vụ bên mảng phi tín dụng (phí dịch vụ thẻ, chính sách tiếp thị đổ lương….) điều này hạn chế cho công tác bán hàng và bán chéo các sản phẩm dịch vụ BIDV của cán bộ quản lý khách hàng.

- Mức phí thu từ việc cấp hạn mức thấu chi, thẻ tín dụng,… được thu theo mức phí từ BIDV Trung ương quy định.

- Nhu cầu mua sắm qua thẻ tín dụng của người dân trên địa bản thành phố Kon Tum là rất thấp. Hơn nữa, thu nhập của người dân thấp nên nhu cầu chi tiêu sẽ không nhiều b ng các thành phố lớn, thói quen mua sắm b ng tiền mặt chi phối một bộ phận lớn người dân. Do đó việc phát triển sản phẩm cho thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ visa là rất khó khăn.

- Việc mở thêm phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum phải có sự đồng ý của ngân hàng nhà nước. Hơn nữa BIDV Trung ương quy định mỗi

chi nhánh có tối đa 4 phòng giao dịch trực thuộc và BIDV Kon Tum đã có 4 phòng giao dịch.

- Các chương trình khuyến mại hầu hết triển khai từ các chương trình của BIDV trung ương, mang tính rập khuôn từ năm này qua năm khác nên không tạo được điểm nhấn cho các sản phẩm vay tiêu dùng tín chấp của BIDV Kon Tum.

- Chi phí chăm sóc các đơn vị thanh toán lương còn hạn chế, việc tính tổng hòa lợi ích của các đơn vị thanh toán lương chưa thực sự chính xác. Do đó, còn hạn chế trong việc lên kế hoạch chăm sóc các đơn vị thanh toán lương tại chi nhánh.

- Quy trình giải ngân vay tiêu dùng tín chấp theo quy trình cho vay chung của BIDV trung ương để giảm thiểu rủi ro tín dụng khi qua nhiều cửa từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khi giải ngân khoản vay. Phòng giao dịch khách hàng đổ lương vào tài khoản, phòng quản trị tín dụng lập danh sách thu nợ vay, phòng khách hàng cá nhận chịu trách nhiệm đòi nợ khi khách hàng không trả được nợ. Cán bộ phòng quản trị tín dụng không bị gán trách nhiệm khi thu hồi nợ không được, trách nhiệm này chỉ gán cho cán bộ quản lý khách hàng nên chưa có sự phối hợp thu nợ kịp thời khi khách hàng vay tiêu dùng bị quá hạn.

- Thời gian phát hành thẻ tương đối lâu do việc phát hành thẻ không được thực hiện tại chi nhánh mà phải thông qua trung tâm phát hành thẻ tại Trung ương, gây mất thời gian trong quá trình chuyển, tiếp nhận hồ sơ.

- Hàng năm Chi nhánh có lên kế hoạch để mua sắm công cụ dụng cụ, lấy ý kiến đề xuất từ các phòng. Tuy nhiên, công tác này rất chậm và chưa thực sự hiệu quả, qua nhiều khâu trình ký, cân nhắc chi phí mới mua được máy móc, thiết bị mới.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG KHÔNG CÓ TÀI SẢN BẢO

ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KON TUM

3.1. BỐI CẢNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV TRÊN ĐỊA BẢN TỈNH KON TUM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh kon tum (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)