6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.5. Tác động của rủi ro tín dụng
a. Đối với ngân hàng
- RRTD làm giảm các giá trị thị trƣờng của vốn chủ sở hữu. RRTD làm giảm giá trị sổ sách tài sản của ngân hàng trong khi giá trị thị trƣờng của nợ không đổi. Do đó giá trị thị trƣờng của vốn chủ sỡ hữu sẽ giảm.
- RRTD làm thu nhập ròng của ngân hàng cho vay. RRTD trực tiếp làm cho doanh thu của ngân hàng giảm do không thu đƣợc lãi vay, thậm chí không thu đƣợc gốc, làm thâm hụt đến vốn. RRTD còn làm ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng, tăng chi phí hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, RRTD còn làm cho dòng tiền vào của ngân hàng bị chậm hoặc suy giảm,
ngân hàng mất cơ hội đầu tƣ vào những dự án khả thi, có khả năng mang lại lợi nhuận.
- RRTD làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Vấn đề mà các ngân hàng phải đối mặt hƣờng xuyên là vấn đề dòng tiền. Ngân hàng thực hiện nhận tiền gửi và cho vay, nếu các khoản tín dụng gặp rủi ro thì việc thu hồi nợ vay sẽ không đúng hạn, thậm chí gặp nhiều khó khăn trong khi đó, các khoản tiền gửi của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn.
- RRTD làm giảm uy tín ngân hàng. RRTD làm giảm hình ảnh và thƣơng hiệu của ngân hàng do bị đánh giá là hoạt động kém hiệu quả, tác động tiêu cực đến đánh giá của công chúng. Nền tảng hoạt động của ngân hàng là dựa vào sự an toàn của ngân hàng đó, do vậy, khi một ngân hàng có mức độ rủi ro của các tài sản có cao thì ngân hàng đó thƣờng đứng trƣớc nguy cơ mất uy tín. Không một ai muốn gửi tiền vào một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn vƣợt mức cho phép, có chất lƣợng tín dụng không tốt.
- RRTD làm gia tăng chi phí vay vốn của ngân hàng. RRTD sẽ kéo theo rủi ro thanh khoản do ngân hàng bị giảm khả năng thanh toán. Khách hàng sẽ lo sợ khoản tiền gửi của mình đến hạn không đƣợc thanh toán nên sẽ hạn chế hoặc ngừng quan hệ với ngân hàng để tìm đến ngân hàng khác an toàn hơn hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tƣ khác. Do đó việc huy động vốn của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng cần phải tăng lãi suất huy động cùng với các chính sách khuyến mãi, chính sách marketing tăng cƣờng khác mới có thể huy động đƣợc nguồn tiền cần thiết để duy trì hoạt động của ngân hàng.
- RRTD là nguy cơ dẫn đến phá sản của ngân hàng. RRTD làm gia tăng các loại rủi ro khác đối với ngân hàng cho vay nhƣ: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và kể cả rủi ro vỡ nợ. Ngân hàng gặp RRTD đã làm giảm sút lòng tin đặc biệt là đối với dân chúng. Họ lo sợ bị mất những khoản tiền đã
gửi và sẽ đến rút tiền. Trƣờng hợp nghiêm trọng xảy ra khi có quá nhiều ngƣời đến rút tiền dẫn đến sự phá sản thực sự của ngân hàng.
Hậu quả của sự phá sản ngân hàng không chỉ bản thân ngân hàng phải gánh chịu mà nó còn liên quan đến các ngân hàng bạn có quan hệ với ngân hàng. Điều đó sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền gây ra sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng khác, ảnh hƣởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế.
b. Đối với nền kinh tế - chính trị - xã hội
NHTM là công cụ đƣợc Nhà nƣớc sử dụng để thực hiện chính sách tiền tệ của mình để vận hành và điều tiết nền kinh tế. Do đó, một khi RRTD xảy ra tại NHTM nó không chỉ ảnh hƣởng đến Ngân hàng đó cũng nhƣ hệ thống NHTM mà tác động trực tiếp lên nền tài chính của quốc gia và toàn bộ nền kinh tế đó. Và khi nền kinh tế một quốc gia rối loạn, ngƣng trệ, ngƣời dân mất lòng tin vào chính phủ và khả năng điều hành đất nƣớc của chính phủ thì tình hình an ninh, chính trị, xã hội cũng bất ổn…
c. Đối với khách hàng
Việc hạn chế và phòng ngừa RRTD không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân NHTM đó mà còn tác động đến các khách hàng. Khách hàng vay sẽ yên tâm vì có nguồn cung tiền ổn định để phục vụ nhu cầu SXKD của mình; và khách hàng gửi tiền, sử dụng các dịch vụ của ngân hàng cũng yên tâm về tài sản của mình đƣợc an toàn, lợi ích của mình đƣợc đảm bảo…