6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Những vấn đề tồn tại
Là một NHTM, Chi nhánh không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình quản lý các khoản nợ và gây ra những rủi ro đáng tiếc. Công tác hạn
chế khả năng xảy ra RRTD và hạn chế tổn thất RRTD của Chi nhánh vẫn còn hạn chế một số mặt nhƣ sau:
- Việc trích lập dự phòng rủi ro vẫn được thực hiện một cách thủ công,
từ đó dễ xảy ra sai sót trong tác nghiệp, đòi hỏi cần có sự thay đổi, cải tiến trong công tác trích lập dự phòng rủi ro tại Chi nhánh nói riêng, VietinBank nói chung.
- Các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro tín dụng chưa được phát hiện kịp thời, tiếp tục xuất hiện các khoản nợ chậm thanh toán lãi, gốc đến hạn.
- Nợ nhóm 2tiếp tục phát sinh ở mức khá cao, cho thấy khâu thẩm định và xét duyệt cho vay vẫn phụ thuộc vào tƣ duy chủ quan duy ý chí của ngƣời ra quyết định. Phần rất nhỏ các khoản nợ nhóm 2 quay về nhóm 1 sau thời gian thử thách theo quy định của VietinBank hoặc đƣợc khách hàng tất toán khoản vay bằng việc xử lý TSBĐ hay bằng các nguồn khác. Thông thƣờng các khoản nợ nhóm 2 sau khi quay về nhóm 1, nợ lãi vẫn thƣờng xuyên bị thanh toán chậm trễ hoặc sau một thời gian khoản nợ này lại tiếp tục nhảy nhóm nợ; Phần đa số còn lại sẽ tiếp tục chuyển lên nhóm nợ cao hơn.
- Công tác xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế. Phần lớn các khoản nợ xấu sau khi xử lý TSBĐ đều không thu hồi hết toàn bộ nợ vay (bao gồm nợ gốc, lãi đến hạn và lãi phạt quá hạn), thậm chí có nhiều khoản vay chỉ thu hồi một phần nợ gốc.
- Công tác thu hồi nợ XLRR chưa hiệu quả, tiến độ thực hiện chậm.
Chi nhánh hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đƣợc TW giao hàng năm với kết quả rất thấp. Năm 2014, Chi nhánh chỉ hoàn thành 5,4% kế hoạch thu hồi nợ XLRR, tức chỉ thu hồi đƣợc 4.343 triệu đồng trong chỉ tiêu 80.426 triệu đồng.