Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định tín dụng trong cho vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 82 - 87)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định tín dụng trong cho vay

vay CNKD

a. Về công tác thẩm định khoản vay

Chi nhánh cần phải nhận thức đƣợc đây là một biện pháp cực kỳ quan trọng góp phần hạn chế đƣợc những rủi ro không đáng có khi cho vay. Vì vậy khi phân tích thông tin CNKD cần chú trọng xoáy sâu vào những yếu tố nhƣ:

- Uy tín, tƣ cách cũng nhƣ năng lực kinh doanh của khách hàng: Uy tín của CNKD đƣợc thể hiện qua việc tạo lập, nắm giữ và quản lý tài sản tài chính; thể hiện qua năng lực và cách thức tổ chức kinh doanh, cách tổ chức

sinh hoạt trong gia đình; thể hiện mối quan hệ với họ hàng, địa phƣơng, bạn hàng.v.v… cũng nhƣ qua chính phong cách, thái độ của khác hàng khi đến trực tiếp tham gia vay vốn.

Tùy theo từng khách hàng cụ thể mà CBTD có thể tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh của CNKD trong nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên quan trọng nhất là CBTD phải xem xét xem CNKD đó có kiến thức, hiểu biết về thị trƣờng, về lĩnh vực mà CNKD vay vốn để sản xuất kinh doanh, thời gian thực hiện dự án kinh doanh đó cũng nhƣ kết quả sản xuất kinh doanh mà CNKD đạt đƣợc trong thời gian trƣớc ở cùng ngành sản xuất kinh doanh mà CNKD xin vay vốn.

- Năng lực tài chính, nguồn trả nợ: Để đánh giá chính xác năng lực tài chính của CNKD cần đi sâu phân tích các khoản phải thu, các khoản phải trả, doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Đánh giá tài sản tích lũy, khả năng tạo ra thu nhập thông qua các yếu tố khả năng, sức khỏe, giáo dục, tuổi tác, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực mà CNKD dự định đầu tƣ…; Để xác định nguồn trả nợ thu cần dựa trên cơ sở phân tích hiệu quả của phƣơng án đầu tƣ. Đây đƣợc xem là nguồn thu nợ chính của khoản vay. Ngoài ra, cần phải đánh giá nguồn thu nợ dự phòng, đó là tài sản đảm bảo, đây đƣợc xem là nguồn thu nợ thứ hai. Nếu món vay có ngƣời bảo lãnh thì ngân hàng phải đánh giá khả năng trả nợ của ngƣời bảo lãnh.

- Thẩm định hiệu quả và tính khả thi của phƣơng án vay vốn:

Thứ nhất, Chi nhánh cần coi trọng hơn nữa khả năng tạo ra dòng tiền trả nợ của phƣơng án, đây là điều kiện quan trọng để chi nhánh xét duyệt cho vay. Đánh giá chính xác hiệu quả của phƣơng án kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế nhƣ: IRR, NPV, thời gian hoàn vốn,…và những hiệu quả đem lại cho xã hội. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng phải đánh giá những rủi ro tiềm ẩn của dự án để đƣa ra những quyết định chính xác.

Thứ hai, Chi nhánh cần phải phân tích và dự báo các ảnh hƣởng của môi trƣờng đến dự án kinh doanh: Mỗi một phƣơng án kinh doanh khi lập đều đã tính đến tác động của môi trƣờng. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại các yếu tố bất ngờ làm cho thực tế hoạt động có những sai khác so với tính toán. Chính vì vậy, Chi nhánh cần chú trọng đến công tác phân tích và dự báo các ảnh hƣởng của môi trƣờng đến kết quả kinh doanh của dự án.

Cán bộ thẩm định cần tăng cƣờng khai thác, xử lý thông tin từ nhiều nguồn. Bên cạnh nguồn thông tin hồ sơ khách hàng gửi đến, phỏng vấn khách hàng, thông tin từ CIC, cán bộ thẩm định cũng cần tiến hành nhiều biện pháp thu thập thông tin khác nhƣ: phỏng vấn các thành viên liên quan trong gia đình, hàng xóm, địa phƣơng, bạn hàng.v.v…Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng nên tiếp cần nguồn thông tin từ báo chí, internet và các kênh truyền thông khác…để học hỏi thêm nhiều kiến thức kinh nghiệm trong lĩnh vực phát sinh tín dụng.

b. Tiếp tục hoàn thiện công tác chấm điểm và XHTD nội bộ đối với khách hàng CNKD

Mặc dù hiện tại, Vietinbank đã ban hành văn bản hƣớng dẫn phƣơng pháp chấm điểm trong phân tích tín dụng và cũng đã triển khai đến Chi nhánh. Tuy nhiên nội dung phƣơng pháp này còn nhiều vƣớng mắc, khó khăn cho việc triển khai, áp dụng tại Chi nhánh. Bởi lẽ hệ thống này còn có những tiêu thức chƣa phù hợp với điều kiện và hoạt động cụ thể tại Chi nhánh. Luận văn không có điều kiện để đi sâu phân tích chi tiết phƣơng pháp chấm điểm đã đƣa ra nên chỉ xin dừng lại việc đề nghị khi Chi nhánh áp dụng phƣơng pháp chấm điểm này cần nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp hơn với tình hình cụ thể tại Chi nhánh nhƣ sau:

- Trong hệ thống tính điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng đƣa ra, nguồn thông tin thu thập chủ yếu vẫn là từ lời khai của khách hàng và có xác

nhận của tổ chức quản lý lao động. Điều này chỉ phù hợp với khách hàng vay vốn là những cá nhân làm việc trong các cơ quan Nhà nƣớc, các doanh nghiệp… Để phát huy tốt hiệu quả của phƣơng pháp tính điểm tín dụng, nên chăng bổ sung thêm nguồn thông tin thu thập từ các tổ chức đoàn thể, xã hội địa phƣơng. Nhƣ vậy, thông tin sẽ đầy đủ và chính xác hơn.

- Việc phân loại ngành nghề, lĩnh vực kinh tế trong chấm điểm và XHTD nội bộ khách hàng còn chung chung, chƣa đầy đủ. Bên cạnh đó, mặc dù việc chấm điểm và XHTD nội bộ khách hàng nhằm phân loại, đánh giá khách hàng nhƣng giữa các lĩnh vực hoạt động, ngành nghề khác nhau lại không có sự khác nhau với các chỉ tiêu đánh giá. Dó đó, các chỉ tiêu lựa chọn đánh giá chƣa thực sự phù hợp, một số ngành nghề không có thì vẫn bắt buộc lựa chọn trong khi một số ngành nghề thì lại thiếu.v.v...Việc này gây ra hậu quả công tác chấm điểm và XHTD nội bộ khách hàng chƣa thực sự chính xác, đầy đủ, nhiều lúc chỉ mang tính đối phó, hợp thức hóa quy trình cho vay. Nhìn chung, việc áp dụng mô hình chấm điểm tín dụng thực sự là một công việc phức tạp, cần có thời gian, nguồn lực về con ngƣời và công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và đo lƣờng rủi ro tín dụng. Và dù cho hệ thống chấm điểm và XHTD nội bộ khách hàng có hoàn thiện đến đâu đi chăng nữa thì cũng không thể thiếu sự đánh giá trực tiếp từ cán bộ thẩm định. Vì thế, cần phải nâng cao trình độ cho cán bộ ngân hàng cũng nhƣ không ngừng hoàn thiện hơn hệ thống thông tin của ngân hàng.

c. Về công tác thẩm định TSĐB

- Tài sản đảm bảo là nguồn thu thứ cấp để thu hồi vốn khi có rủi ro xảy ra. Tuy nhiên không phải bất cứ khoản vay có TSĐB nào cũng có khả năng thu nợ chắc chắn và không đem lại rủi ro cho ngân hàng. Việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ chất lƣợng TSĐB, sự suy giảm giá trị tài sản trong quá trình sử dụng và bảo quản hoặc nó còn phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát… Do

đó Chi nhánh cần thành lập tổ định giá TSĐB riêng nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan, có khả năng chuyển nhƣợng, có đủ điều kiện pháp lý và tính khả mại nhằm hạn chế đến mức thấp nhất có thể những rủi ro phát sinh từ khâu này.

- Đào tạo cán bộ làm công tác thẩm định bằng các khóa học do Ngân hàng tổ chức hoặc các khóa học do NHNN, các Trung tâm đào tạo tổ chức.

- Xây dựng bảng khung bảng giá quy định áp dụng của Chi nhánh linh hoạt theo tình hình thực tế, có sự tham khảo, điều chỉnh bảng giá sau khi thu thập thông tin từ các tài sản cùng loại trên thị trƣờng và trung tâm bán đấu giá.

- Thƣờng xuyên theo dõi tài sản đảm bảo, nắm bắt về thông tin tài sản đảm bảo, nếu có biến động lớn thu cần xem xét định giá lại tài sản. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên kết hợp với nhiều cơ quan ban ngành khác trong việc xử lý tài sản đảm bảo và kết hợp các biện pháp bảo hiểm tài sản thế chấp mà ngƣời thụ hƣởng là ngân hàng.

- Khuyến khích khách hàng sử dụng các TSBĐ là giấy tờ có giá, hoặc mở rộng loại hình TSBĐ mà chi nhánh chấp nhận, chỉ cần đảm bảo ba yếu tố: Tính ổn định về giá trị; Tính thanh khoản; và Phƣơng thức quản lý TSBĐ.

- Yêu cầu khách hàng bổ sung TSBĐ khi TSBĐ bị giảm giá trị.

d. Tuân thủ chặt chẽ quy trình, quy định cho vay

Trong đó bao gồm: Thẩm định và phân tích tín dụng trƣớc khi cho vay; Đảm bảo quy trình kiểm tra, giám sát trong khi cho vay; Đảm bảo quy trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay.

Việc tuân thủ đúng quy trình tín dụng nhằm mục đích để việc xét duyệt cho vay đảm bảo khả năng thu hồi vốn, ngăn ngừa các rủi ro có thể lƣờng trƣớc, CBTD cần phải quán triệt đƣợc nguyên tắc đầy đủ kiểm tra trƣớc trong và sau khi cho vay. Việc kiểm tra trƣớc khi cho vay giúp cho việc ra

quyết định cấp tín dụng có cơ sở đúng đắn hay không?. Kiểm tra trong khi cho vay giúp CBTD cho vay đúng đối tƣợng, nhu cầu cho vay của khách hàng, dựa vào các hoá đơn tài chính, các hợp đồng kinh tế... Kiểm tra sau khi cho vay nhằm phát hiện khách hàng có ký khống hợp đồng hay không?..., từ đó có biện pháp kịp thời để sử lý thu hồi vốn vay, hạn chế rủi ro tín dụng ở mức cho phép.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)