Những biện pháp hạn chế RRTD trong cho vay CNKD mà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 56 - 62)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Những biện pháp hạn chế RRTD trong cho vay CNKD mà

VietinBank Phú Tài đã triển khai trong thời gian qua

a. Điều chỉnh chính sách tín dụng theo diễn biến của thị trường

Theo đó, khi thị trƣờng diễn biến theo chiều hƣớng tốt thì Ngân hàng nới lỏng chính sách tín dụng và ngƣợc lại, khi tình hình thị trƣờng có sự biến động xấu thì Ngân hàng thắt chặt hoạt động cho vay thông qua việc đƣa ra các quy định:

- Tăng một số tiêu chuẩn cho vay nhƣ hạ thấp giá trị cấp tín dụng tối đa theo giá trị TSBĐ, theo vị trí TSBĐ, theo mức XHTD khách hàng…

- Hạn chế hoặc dừng cho vay mới, thu hẹp dƣ nợ đối với các khoản vay cũ đối với những ngành nghề bất ổn trên thị trƣờng, có tỷ lệ nợ xấu cao trong dƣ nợ của nền kinh tế nói chung, tại NHCTVN nói riêng nhƣ: ngành thi công - xây dựng - xây lắp, vật liệu xây dựng, bất động sản, gỗ.v.v…Đi đôi với việc thu hẹp tín dụng với những lĩnh vực có mức độ RRTD cao, cũng ban hành chính sách thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng tốt. Một số

chính sách ƣu đãi lãi suất đã đƣợc đƣa ra nhƣ: “1000 tỷ ƣu đãi khách hàng bán lẻ”, “3000 tỷ cho vay hàng nông sản”, “Cho vay ƣu đãi KHCN mới”…

- Điều chỉnh lãi suất phù hợp theo diễn biến thị trƣờng: sử dụng chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý nhằm đảm bảo sự an toàn cho hoạt động kinh doanh tiền tệ vừa đảm bảo lợi ích cho khách hàng vay vốn, tránh tình trạng lãi suất tăng quá cao, kéo dài gây áp lực trả nợ lớn và suy giảm khả năng tài chính của khách hàng, góp phần giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới trong sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ trên thị trƣờng.

b. Xây dựng ngày càng hoàn thiện các quy trình, quy định cho vay CNKD

Kể từ năm 2013 Ngân hàng TMCP Công Thƣơng VN bắt đầu quá trình cải cách, đổi mới toàn diện hoạt động tín dụng, trong đó bao gồm hoạt động cho vay CNKD. Cụ thể nhƣ sau:

- Phân lại thẩm quyền quyết định tín dụng:

NHCTVN thực hiện chuyển đổi mô hình phê duyệt tín dụng đi đôi với việc ban hành mới quy định về cấp tín dụng cho khách hàng thay thế quy trình cũ đã lạc hậu, không phù hợp trong tình hình diễn biến mới.Theo đó, Ngân hàng TMCP Công Thƣơng VN đã tiến hành thành lập các bộ phận dƣới sự quản lý và giám sát của mình nhƣ sau: Thành lập các phòng Đánh giá XHTD và Phê duyệt kéo dài tại Hà Nội và TP HCM; Thành lập các phòng Kiểm soát giải ngân kéo dài tại Hà Nội và TP HCM. Các phòng này có trách nhiệm thẩm định các khoản tín dụng vƣợt quyền phán quyết của các chi nhánh, trong đó bao gồm cả khoản vay và giải ngân CNKD.

Trong mô hình phê duyệt tín dụng mới này, nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động cho vay, quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh theo đó cũng bị giới hạn hơn trƣớc. Hiện nay, Chi nhánh xếp loại 4 nên giao cho mức phán quyết tín dụng tƣơng đối thấp. Cụ thể, giao cho

Ban giám đốc mức cho vay CNKD tối đa là 1 tỷ đồng có TSBĐ, các phòng giao dịch tối đa là 500 triệu đồng. Trƣờng hợp vƣợt mức phán quyết trên, phải trình phòng đánh giá xếp hạng xét duyệt. Biện pháp giúp tăng cƣờng quản lý mức vay một cách chặt chẻ, tránh việc CBTD tùy tiện đƣa ra mức vay không hợp lý.

- Ban hành mẫu biểu mới trong hồ sơ vay vốn của khách hàng nhƣ: giấy đề nghị vay vốn, hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, hợp đồng bảo đảm tiền vay, biên bản định giá tài sản, biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay.v.v…đầy đủ, chặt chẽ, khoa học và có tính pháp lý cao hơn mẫu cũ.

- Thay thế quy định về thực hiện đảm bảo tiền vay cũ đã lạc hậu bằng quy định mới phù hợp hơn; Đồng thời ban hành thƣờng xuyên các văn bản bổ sung, sửa đổi quy định về đối tƣợng đƣợc nhận làm TSBĐ, định giá và tỷ lệ cấp tín dụng theo giá trị TSBĐ theo từng thời kỳ.

- Từng bƣớc đổi mới và hoàn thiện quy định, quy trình và hệ thống chấm điểm và XHTD nội bộ khách hàng. Từ năm 2013, hệ thống chấm điểm và XHTD nội bộ khách hàng CNKD đƣợc xây dựng đầy đủ, chi tiết hơn, giúp đánh giá chính xác hơn khả năng của khách hàng khi vay vốn, trong đó bao gồm các chỉ tiêu đánh giá tài chính và phi tài chính thay vì trƣớc kia chỉ đánh giá yếu tố phi tài chính của khách hàng.

- Thực hiện công tác kiểm tra sau khi cho vay. Đây là công việc không thể bỏ sót trong quy trình cho vay mà mỗi CBTD bắt buộc phải tuân thủ. Việc kiểm tra giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc sử dụng vốn vay, theo dõi dòng tiền, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng nhằm phát hiện kịp thời những dấu hiệu xảy ra RRTD để có biện pháp ngăn chặn, xử lý cần thiết.

c. Công tác tổ chức, quản lý RRTD

- Cơ cấu, tổ chức lại hoạt động của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ: Từ tháng 4 năm 2013, thành lập Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ ở

từng khu vực dƣới sự quản lý và giám sát của Trung ƣơng, theo đó bộ phận này sẽ quản lý các chi nhánh theo khu vực mình hoạt động, thay thế phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ trực thuộc Chi nhánh trƣớc đây. Chi nhánh KCN Phú Tài chịu sự kiểm tra giám sát của Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ KV16. Việc chuyển đổi quyền quản lý Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ tách khỏi Chi nhánh giúp bộ phận này hoạt động khách quan và hiệu quả hơn. Phát hiện và khắc phục, xử lý kịp thời những RRTD trong cho vay CNKD.

- Thực hiện phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng rủi ro đầy đủ, kịp thời và đúng quy định.

d. Tích cực xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề và các khoản vay có nguy cơ xảy ra RRTD cao, bao gồm các biện pháp

- Gia hạn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng. Biện pháp này thƣờng đƣợc Chi nhánh áp dụng đối với khách hàng có nguồn thu nhập suy giảm tạm thời hoặc dòng tiền trễ hơn so với kế hoạch dự tính ban đầu do nguyên nhân khách quan, trên cơ sở đánh giá thiện chí, tƣ cách pháp lý, lích sử vay trả cũng nhƣ khả năng tài chính của khách hàng.

- Tiếp thêm vốn hoặc hỗ trợ khách hàng tìm đầu ra cho sản phẩm để có nguồn thu duy trì hoạt động kinh doanh, vƣợt qua giai đoạn khó khăn và có thể thanh toán nợ vay cho Ngân hàng.

- Tận dụng mọi nguồn thu từ hoạt động SXKD của khách hàng để thu hồi nợ vay, kể cả yêu cầu khách hàng tự bán TSBĐ hoặc Ngân hàng tiến hành phát mãi TSBĐ trong trƣờng hợp khách hàng không tự bán đƣợc TSBĐ theo cam kết.

- Khởi kiện khách hàng khi khách hàng không có thiện chí hợp tác trả nợ Ngân hàng, có tình chây ì, né tránh nghĩa vụ của mình thì Chi nhánh kiên quyết tiến hành thủ tục khởi kiện khách hàng nhằm bảo vệ lợi ích của mình.

toàn bộ hoặc một phần lãi vay nhƣng xét thấy khách hàng có thái độ thiện chí hợp tác nhƣng không còn khả năng trả nợ vay ngân hàng.

Có thể nói, giai đoạn 2011 – 2014, trong bối cảnh chất lƣợng dƣ nợ giảm sút nhanh chóng trong hệ thống NHTM thì NHCTVN nói chung và Chi nhánh nói riêng cũng không nằm ngoài vòng xoáy của cuộc khủng hoảng. Đặc biệt trong năm 2013 đƣợc xem là năm quyết liệt nhất trong công tác xử lý nợ có vấn đề, nợ xấu và xử lý rủi ro của Chi nhánh. Dƣới sự chỉ đạo của NHCTVN, đây đƣợc xem là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu quyết định việc đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh do TW giao.

e. Phân tán rủi ro thông qua việc tăng cường công tác bán chéo sản phẩm bảo hiểm

Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thƣơng VN đƣợc thành lập ngày 17/12/2008 với các sản phẩm bảo hiểm đa dạng, cung cấp cho khách hàng dịch vụ tài chính trọn gói một cửa: ngân hàng – bảo hiểm. Việc triển khai ứng dụng phần mềm bán hàng Bancassurance đã giúp cán bộ VietinBank có thể cấp đơn trực tiếp cho khách hàng giúp tiết kiệm đƣợc thời gian so với cách cấp đơn bảo hiểm truyền thống. Bên cạnh việc phát triển, đa dạng hóa nhiều sản phẩm dịch vụ bảo hiểm cũng nhƣ triển khai nhiều chƣơng trình khuyến mại ƣu đãi phí bảo hiểm nhằm thu hút khách hàng . cũng thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo tập trung, trong đó đặc biệt chú trọng các sản phẩm bảo hiểm kết hợp tín dụng. Theo đó, Ngân hàng vừa phân tán đƣợc rủi ro lại vừa tăng đƣợc thu nhập từ hoạt động bảo hiểm.

Cán bộ tín dụng tham gia trực tiếp công tác tƣ vấn và yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm đối với các khoản vay có mục đích kinh doanh mang nhiều nguy cơ nhƣ: kinh doanh dịch vụ vận tải, khai thác và đánh bắt hải sản, kinh doanh hàng dễ cháy nổ (vải, giấy, đồ khô…) hoặc khách hàng có độ tuổi gần hết tuổi quy định cho vay, khách hàng có nhiều ngƣời phụ thuộc kinh tế,

khách hàng ở vùng thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng thiên tai.v.v…

f. Đối với công tác quản trị, đào tạo nguồn nhân lực

- Thực hiện công tác tuyển dụng tập trung và công khai, tiêu chuẩn tuyển dụng cao nhƣ tiêu chuẩn nghiệp vụ (xếp loại học lực, ngành học, trƣờng đại học); tiêu chuẩn ngoại ngữ; tiêu chuẩn sức khỏe; tiêu chuẩn giao tiếp…;

- Hoàn thiện và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng thông qua việc thƣờng xuyên tổ chức các đợt đào tạo tập trung hoặc mở các lớp học trực tuyến đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng đánh giá và phân tích khách hàng, phƣơng án vay vốn, thẩm định TSBĐ…; phổ biến và hƣớng dẫn các văn bản quy định, quy trình và các sản phẩm nói chung trong đó có cả cho vay CNKD.

- NHCTVN tổ chức thi nghiệp vụ định kỳ trên toàn hệ thống đã góp phần củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi cán bộ ngân hàng. Theo đó các cá nhân vi phạm quy chế thi hoặc không đạt yêu cầu sẽ bị các hình thức kỷ luật tƣơng ứng nhƣ hạ lƣơng, không tăng lƣơng trong nửa năm, chuyển vị trí công việc xuống một bậc, và không cân nhắc lên chức nếu nằm trong quy hoạch cán bộ nguồn; Các tổ chức, cá nhân đạt thành tích cao sẽ đƣợc khen thƣởng và các hoạt động động viên khác.

- Bên cạnh đó, việc sửa đổi bổ sung thƣờng xuyên Quy chế nội quy lao động đi đôi với công tác triển khai tập trung đến từng chi nhánh trong đó chỉ rõ trách nhiệm và biện pháp xử lý đối với những sai phạm gây thiệt hại cho NHCT, giúp mỗi ngƣời lao động nhận thức rõ trách nhiệm và quyền hạn của bản thân trong công tác chuyên môn cũng nhƣ thƣờng xuyên tu dƣỡng đạo đức, phẩm chất, giữ vững lập trƣờng trƣớc những cám dỗ từ bên ngoài.

- Từ cuối năm 2011, thực hiện công tác luân chuyển cán bộ trên toàn hệ thống, theo đó việc luân chuyển sẽ thực hiện định kỳ trong nội bộ từng chi nhánh hoặc đột xuất theo sự sắp xếp và chỉ đạo của Trung ƣơng.

Có thể nói, thông qua việc tuyển dụng nguồn nhân lực đầu vào chất lƣợng cao, đồng thời luôn duy trì và nâng cao chất lƣợng chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng thông, cộng với công tác giáo dục, nhắc nhở mỗi cá nhân luôn tu dƣỡng phẩm chất đạo đức và thực hiện nghiêm túc công tác luân chuyển cán bộ định kỳ, VietinBank đã hạn chế hiệu quả RRTD trong hoạt động tín dụng nói chung và cho vay CNKD nói riêng. Trong đó, ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ xảy ra rủi ro đạo đức và rủi ro tác nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 56 - 62)