Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 68)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

a. Từ phía môi trường bên ngoài

bệnh ngày càng hoành hành ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của khách hàng, trong đó bao gồm thu nhập dùng để trả nợ vay ngân hàng.

- Sự đóng băng thị trƣờng bất động sản đã kéo theo sự trì trệ của các ngành lĩnh vực kinh tế khác, đặc biệt là tính thanh khoản cũng nhƣ giá trị của TSBĐ giảm đi nhanh chóng gây thiệt hại lớn cho công tác cho vay của Chi nhánh do khách hàng kinh doanh thua lỗ, việc xử lý nợ chậm, TSBĐ xử lý không đủ thu nợ gốc, lãi.v.v…

- Do sự xuất hiện dày đặc của các ngân hàng trên cùng địa bàn, dƣới áp lực thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đã khiến công tác thẩm định cho vay bị xem nhẹ, hoặc cố tình vi phạm quy trình quy định cho vay, dẫn đến hậu quả là cho vay khách hàng có tƣ cách đạo đức kém, tình hình tài chính yếu, phƣơng án kinh doanh không khả thi, giá trị tài sản bảo đảm thực tế không đủ đảm bảo dƣ nợ cho vay hoặc có tính thanh khoản thấp…

- Hệ thống thông tin tín dụng chƣa phát triển, thông tin cập nhật muộn, không đầy đã đủ ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác thu thập thông tin thẩm định khách hàng, khiến việc đánh giá khách hàng không chính xác, thiếu thông tin.

- Từ phía khách hàng:

+ Khách hàng có vấn đề luôn chủ động tìm đến ngân hàng hoặc nếu đang QHTD với ngân hàng thì khó lòng tất toán đƣợc khoản nợ; trong khi khách hàng tốt lại luôn có xu hƣớng bị các ngân hàng khác lôi kéo.

+ Khách hàng không có sự đổi mới SXKD kịp theo xu hƣớng chung. Do đa phần trình độ của các đối tƣợng CNKD thấp, quản lý, kinh doanh chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, không có một cơ sở khoa học, thêm vào đó sự cạnh tranh thị trƣờng khốc liệt làm cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của họ bị thua lỗ kéo dài, việc trả nợ cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Một thực tế hiện nay đã cho thấy phần lớn các CNKD khi vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, chủ yếu tập trung vốn vào tài sản vật chất, ít có ngƣời mạnh dạn đổi mới tƣ duy quản lý, kinh doanh theo đúng chuẩn mực. Một khi quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tƣ duy quản lý thì những rủi ro dẫn đến sự phá sản của các phƣơng án kinh doanh đầy khả thi là rất lớn, mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.

+ Khách hàng thiếu trung thực trong vay vốn, nhƣ sử dụng vốn sai mục đích xin vay cố ý lừa đảo, chiếm dụng vốn không trả nợ cho Ngân hàng. một số khách hàng bỏ trốn, chây ỳ không có thiện chí trả nợ do đó đã gây cho ngân hàng rất nhiều khó khăn trong việc xử lý nợ.

+ Nội bộ khách hàng có vấn đề: xung đột, tranh chấp, tai nạn, bệnh tật…

b. Nguyên nhân nội tại từ Ngân hàng cho vay

- Công tác quản trị điều hành:

+ Sự chuyển đổi mô hình phê duyệt tín dụng diễn ra liên tục, chƣa có sự chuẩn bị kịp thời:

Từ giữa năm 2012 khi Chi nhánh bắt đầu chuyển đổi mô hình tín dụng giai đoạn 1, tất cả các khoản vay đều phải qua Phòng QLRR và Nợ CVĐ. Trong khi đó, nhân lực phục vụ lại rất mỏng đã gây quá tải cho bộ phận này, kết quả là việc giải quyết hồ sơ kéo dài, bị ách tắc. Đến tháng 5 năm 2013, Chi nhánh lại chuyển sang thực hiện mô hình tín dụng giai đoạn 2 điều chỉnh (bỏ qua thực hiện chuyển đổi mô hình tín dụng giai đoạn 2). Theo mô hình này, thẩm quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh bị thu hẹp rất nhỏ (Đối với cho vay CNKD có TSBĐ không phải là tài sản có tính thanh khoản cao, Chi nhánh chỉ đƣợc phán quyết ở mức 500 triệu đồng và tổng giới hạn tín dụng của các khoản vay không quá 1 tỷ đồng). Hầu hết các khoản vay đều thông qua Phòng Đánh giá xếp hạng và Phê duyệt tín dụng kéo dài tại Tp Hồ

Chí Minh, Phòng kiểm soát giải ngân kéo dài tại Tp Hồ Chí Minh. Theo mô hình mới này, thời gian giải quyết hồ sơ vay khách hàng trên mức phán quyết của Chi nhánh tiếp tục bị dãn ra, thậm chí bị từ chối cho vay hoặc khách hàng chủ động tìm đến quan hệ tín dụng tại các ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn vì nhiều lí do khác nhau nhƣ: những đòi hỏi và yêu cầu quá khắt khe về tài liệu sổ sách, hóa đơn chứng từ; giải trình phƣơng án vay vốn, định giá TSBĐ của khách hàng; sự quá tải, thời gian giải quyết hồ sơ kéo dài của các Phòng “Kéo Dài” này…

Hậu quả sau một thời gian, dƣ nợ cho vay CNKD giảm sút do sự ra đi của một số khách hàng tốt lâu năm không hài lòng với ngƣời phụ trách cho vay ít tuổi mới; khách hàng mới có nhu cầu vay vốn khó tiếp cận đƣợc với nguồn vốn vay của Ngân hàng do những yêu cầu khắc khe và thời gian giải quyết hồ sơ kéo dài của mô hình phê duyệt tín dụng mới…Trong khi đó, nợ có vấn đề lại tiếp tục phát sinh mặc dù Chi nhánh đã tập trung giải quyết và xử lý, xem đây là nhiệm vụ tiên quyết và trọng yếu trong những năm vừa qua. Nhƣ vậy, cùng với việc giảm sụt dƣ nợ không ngừng, công tác hạn chế và xử lý các khoản nợ không đem lại kết quả nhƣ mong muốn đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu không ngừng tăng qua mỗi năm. Kết quả là chất lƣợng dƣ nợ trong hoạt động cho vay CNKD của Chi nhánh ngày càng giảm.

+ Tần suất ra các công văn, văn bản hƣớng dẫn thực hiện, các quy định.v.v… dày đặc, chồng chéo, nội dung quá dài, diễn đạt khó hiểu hoặc gây hiểu nhầm dẫn đến các lỗi tác nghiệp trong quá trình cho vay. Bên cạnh những nội dung liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn tín dụng, các CBTD còn buộc phải nắm rõ các sản phẩm dịch vụ khác của Ngân hàng nhƣ: huy động vốn, thẻ.v.v…Lƣợng công văn không chỉ đƣợc ban hành nhiều mà đôi khi còn xảy ra hiện tƣợng chồng chéo, sai sót nhầm lẫn nên phải đính chính liên tục. Văn bản mới vừa ra chƣa lâu thì đã đƣợc bổ sung, sửa đổi hoặc thậm chí

là thay thế bằng văn bản khác.

+ Quy định xử lý các vi phạm còn chƣa thực sự phát huy hiệu quả. Mặc dù Quy chế nội quy lao động của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam có quy định hình thức kỷ luật đối với các trƣờng hợp ngƣời lao động gây tổn thất thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của Ngân hàng Công Thƣơng nếu có mức thiệt hại từ 20 triệu đồng trở lên. Tuy nhiên, thực tế vẫn không áp dụng đƣợc vì hoạt động tín dụng luôn đi kèm với RRTD, do đó không thể không xảy ra trƣờng hợp CBTD cho vay gây thất thoát vốn vay của Ngân hàng, đặc biệt là ở mức 20 triệu đồng là con số khả năng xảy ra gần nhƣ rất phổ biến

- Quy trình, quy định cho vay:

+ CBTD thực hiện nhiệm vụ xuyên suốt trong quy trình cho vay tạo điều kiện để những CBTD biến chất, suy thoái đạo đức cố tình làm trái quy trình;

+ Công tác quản lý, định giá TSBĐ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, thiếu bộ phận hỗ trợ hiệu quả. Đối với những khoản vay nhỏ, việc định giá TSBĐ phụ thuộc vào CBTD là chủ yếu, do đó còn mang tính chủ quan, nhiều khoản vay có TSBĐ thiếu căn cứ định giá, do đó khi xảy ra RRTD việc xử lý TSBĐ dễ dẫn đến nguy cơ kéo dài do TSBĐ có tính thanh khoản thấp hoặc bán TSBĐ không thu đủ nợ. Đối với những khoản vay lớn, VietinBank có sự hỗ trợ của Đơn vị trực thuộc là Công ty Thẩm định giá AMC, tuy nhiên do mới thành lập và lực lƣợng còn mỏng nên gây ra sự kéo dài trong công tác thẩm định TSBĐ và tăng chi phí đối cho khách hàng.

Chất lƣợng của công tác thẩm định tín dụng chƣa cao, việc thẩm định còn thiếu thông tin tin cậy, còn mang tính chủ quan, cảm tính, có tính chất đối phó, chiếu lệ, trình độ phân tích tín dụng còn hạn chế, dó đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng. Việc thẩm định giá trị TSBĐ không sát với thực tế, chỉ hợp lệ với thủ tục vay vốn, chạy theo chỉ tiêu dƣ nợ cho vay đơn thuần

mà không chú ý tới hiệu quả của đồng tiền vay. Bên cạnh đó việc quản lý, phân loại, cảnh báo về danh mục các TSBĐ chỉ kiểm tra trên hồ sơ pháp lý, không dựa trên giá trị thực tế có bằng chứng cụ thể nên xuất hiện tình trạng giá trị thanh lý thấp hơn so với giá trị thẩm định ban đầu. Do đó, khi xảy ra rủi ro ngân hàng không thể thu hồi đủ nợ gốc và lãi vay.

+ Việc kiểm tra giám sát sau cho vay còn lỏng lẻo, mang tính đối phó, chỉ báo cáo qua biên bản nên tình trạng khách hàng lợi dụng để sử dụng vốn vào những mục đích riêng ngoài tầm kiểm soát. Công tác này bao gồm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và kiểm tra định kỳ hay đột xuất tình hình SXKD của khách hàng.

- Công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ đối với CNKD chƣa chuẩn xác, nhìn chung vẫn còn phụ thuộc vào đánh giá chủ quan, cảm tính, đôi khi mang tính hình thức của CBTD, dẫn đến việc kết quả chấm điểm không chính xác, ảnh hƣởng đến kết quả phân loại nợ để trích dự phòng rủi ro.

- Việc đánh giá phân loại khách hàng chƣa thƣờng xuyên đƣợc quan tâm, do đó việc phân loại nợ cũng không đƣợc tiến hành kịp thời. Hơn nữa việc phân loại khách hàng vẫn còn mang tính hình thức, chƣa chính xác, chƣa thực sự hiệu quả trong quá trình phân loại nợ, do đó làm hƣởng đến việc trích lập quĩ DPRR của chi nhánh.

- Tổ chức quản lý giám sát RRTD chƣa tốt:

Cơ cấu quản lý RRTD: Bộ phận kinh doanh và quản lý rủi ro tín dụng đã tách bạch nhƣng thực tế bộ phận rủi ro vẫn chƣa làm tốt chức năng nhiệm vụ chuyên sâu trong công tác thẩm định rủi ro, mà nặng về soạn thảo văn bản, việc thẩm định rủi ro mang tính chiếu lệ, chƣa thực sự hiệu quả.

Cơ cấu giám sát RRTD: Chƣa sâu sát, phòng quản lý rủi ro chƣa đƣa ra đƣợc các thông tin cảnh báo nhằm tín dụng hoạt động an toàn hiệu quả. Chƣa

có bộ phận riêng chuyên xử lý nợ, cán bộ còn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, không chuyên sâu.

Tuy đã quan tâm đến công tác kiểm tra kiểm soát xong việc kiểm tra định kỳ của phòng kiểm tra nội bộ là chƣa thực hiện thƣờng xuyên liên tục, nên dẫn đến cùng một chi nhánh nhƣng mỗi một điểm lại xử lý trong công tác quản lý rủi ro tín dụng là khác nhau, việc phát hiện nợ có vấn đề còn chậm. Đây cũng là một hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng.

-Công tác xử lý các khoản nợ có vấn đề còn nhiều bất cập thiếu sự hỗ trợ thường xuyên, kịp thời. Trong hoạt động cho vay CNKD tại Chi nhánh, CBTD không có đƣợc sự hỗ trợ nhiều từ các bộ phận khác, đặc biệt là các khoản vay thƣờng xuyên chậm trả lãi, bị quá hạn nhóm 2 chủ yếu CBTD quản lý khoản vay phải trực tiếp giải quyết.

Bên cạnh đó, việc xử lý những khoản nợ của Chi nhánh chủ yếu là gia hạn nợ hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhiều lần. Vì thế, tình trạng nợ gốc, nợ lãi tồn đọng làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động tín dụng của chi nhánh. Việc xử lý nợ xấu còn phụ thuộc lớn từ việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro. Đây cũng là một hạn chế lớn trong việc quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh bởi đến một thời điểm nào đấy khả năng trích dự phòng rủi ro sẽ không đủ để bù đắp phần tổn thất, phải trông cậy vào Ngân hàng cấp trên với mức phí cao, điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của Chi nhánh.

- Chƣa kiên quyết yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm đối với các khoản vay có khả năng rủi ro cao hoặc giá trị bảo hiểm không tƣơng ứng với nghĩa vụ nợ nên khi có rủi ro liên quan dẫn đến tổn thất cho chi nhánh.

- Về nhân sự:

+ Công tác tuyển dụng: VietinBank bắt đầu đẩy mạnh công tác trẻ hóa nguồn nhân lực từ những năm gần đây. Bên cạnh ƣu điểm của đội ngũ CBTD trẻ có sức khỏe, trình độ chuyên môn cao, khả năng thích ứng với sự thay đổi

và tiếp thu nhanh kiến thức mới, đặc biệt là trong việc sử dụng ứng dụng công nghệ hiện đại; thì mặt khuyết điểm là CBTD trẻ nên kinh nghiệm còn ít, khả năng đánh giá khách hàng còn hạn chế, không am hiểu địa bàn.v.v….và đặc biệt rất khó khăn trong quan hệ làm việc với các khách hàng lớn tuổi, có quan hệ tín dụng lâu năm tại Chi nhánh.

+ Công tác luân chuyển nhân sự diễn ra liên tục, đột xuất: Đây vừa là một trong những biện pháp hạn chế tiêu cực trong hoạt động của Ngân hàng Công Thƣơng, bao gồm cả hạn chế RRTD đƣợc toàn hệ thống thực hiện từ năm 2011 nhƣng mặt trái cũng bộc lộ rất nhiều. Việc luân chuyển nhân sự trong Chi nhánh có địa bàn hoạt động trải dài dọc địa bàn tỉnh Bình Định khiến cho đời sống của nhiều ngƣời lao động bị xáo trộn. Những CBTD đặc biệt là CBTD đã có gia đình hết sức khó khăn trong việc thích nghi với môi trƣờng làm việc mới ở xa nơi sinh sống hàng chục đến hàng trăm cây số, địa bàn và khách hàng hoàn toàn mới mẻ. Thêm vào đó, việc luân chuyển nhân sự khiến cho công tác kiểm tra giám sát sau cho vay gần nhƣ bị gián đoạn hoặc buông lỏng.

+ Nguồn nhân lực mỏng và tình trạng quá tải công việc: Trong công tác tín dụng của mình, CBTD không nhận đƣợc sự hỗ trợ nhiều nhƣ các đồng nghiệp tại các ngân hàng khác. CBTD vừa là ngƣời tìm kiếm khách hàng, tƣ vấn và lập hồ sơ, thẩm định và trình duyệt các cấp thẩm quyền, thực hiện tác nghiệp trên hệ thống, chăm sóc và theo dõi khách hàng...CBTD cũng là ngƣời chịu trách nhiệm trực tiếp trong công tác đôn đốc nợ lãi, gốc các khoản vay do mình quản lý, tƣ vấn và bán chéo các sản phẩm khác nhƣ bảo hiểm, thẻ ATM, thẻ TDQT, POS, dịch vụ SMS, Ipay.v.v…; CBTD không chỉ phụ trách riêng mảng tín dụng mà còn chịu sức ép hoàn thành các chỉ tiêu khác nhƣ huy động, mở thẻ ATM, thẻ TDQT, lắp đặt POS, dịch vụ SMS, Ipay...

- Hệ thống thông tin dữ liệu khá lạc hậu, máy móc thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Công tác thẩm định cho vay gặp một phần khó khăn cản trở do hệ thống thông tin dữ liệu, máy móc thiết bị chƣa đƣợc nâng cấp, tốc độ xử lý còn chậm, việc lọc số liệu báo cáo còn thực hiện thủ công gây mất thời gian và thiếu đầy đủ, chính xác. Đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi mô hình phê duyệt tín dụng, việc xử lý công việc trên máy kéo dài đã góp phần gây ách việc xử lý và giải quyết hồ sơ vay vốn khách hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng này tập trung chỉ ra những biện pháp Chi nhánh đã thực hiện nhằm hạn chế RRTD và phân tích kết quả hạn chế RRTD trong cho vay CNKD giai đoạn (2011 – 2014); Bên cạnh đó luận văn còn đánh giá kết quả đạt đƣợc, những tồn tại và lý giải nguyên nhân tồn tại của công tác hạn chế RRTD trong cho vay CNKD tại Chi nhánh.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)