6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.1. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định
Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh KCN Phú Tài có địa bàn hoạt động chủ yếu tại tỉnh Bình Định, do đó hoạt động kinh doanh của Chi nhánh chịu ảnh hƣởng trực tiếp với môi trƣờng kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Vì vậy, để định hƣớng đúng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nói chung, trong hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay CNKD nói riêng, VietinBank Phú Tài cần nắm rõ định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn hoạt động tỉnh Bình Định.
a. Định hướng phát triển và các nhiệm vụ chủ yếu:
- Thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình phát triển theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành, lĩnh vực, cơ cấu lao động theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2011 – 2020): (i) Hoàn thiện thể chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; (ii) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ; (iii) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
- Tiếp tục đổi mới, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các thành phần kinh tế, nhất là khu vực doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, kinh tế hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa…; bảo đảm cạnh tranh bình đẳng.
- Tăng nhanh tiềm lực và bảo đảm an ninh tài chính quốc gia; lành mạnh hóa hệ thống tài chính; ổn định các cân đối vĩ mô; huy động, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho phát triển nền kinh tế.
- Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, phát triển giáo dục – đào tạo và phát mạnh khoa học – công nghệ. Phát triển văn hóa, xã hội, thể dục thể thao, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng. Tập trung giảm nghèo bền vững. Thực hiện các chính sách lao động, việc làm gắn với phát triển thị trƣờng lao động. Chủ động, tích cực phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế. Xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh, phát huy các di sản văn hóa dân tộc, tăng cƣờng công tác thông tin truyền thông; phát triển mạnh phong trào thể dục, thể thao nâng cao thể chất ngƣời dân. Thực hiện tốt chính sách dân tộc và tôn giáo; bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ. Chú trọng công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của trẻ em; phát triển thanh niên.
- Tăng cƣờng quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng và chủ động ứng biến với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai.
- Tăng cƣờng tiềm lực quốc phòng, an ninh; kết hợp phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Tăng cƣờng công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Tạo môi trƣờng hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển tỉnh Bình Định.
b. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020
- Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) bình quân tăng 7,5 – 8%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 2%/năm. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2020 là 4.000 USD;
- Một số ngành, lĩnh vực kinh tế:
+ Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Phấn đấu mức tăng trƣởng bình quân giá trị sản xuất ngành công nghiệp là 24%/năm; Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguồn nguyên liệu theo hƣớng tăng tỷ trọng những mặt hàng tinh chế nhƣ: chế biến thủy hải súc sản, chế biến gỗ, bột giấy và lâm sản, chế biến nông sản, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất dƣợc phẩm…; Từng bƣớc gia tăng các sản phẩm công nghiệp mới, sản phẩm công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế nhƣ: điện - điện tử, hoá dầu, công nghiệp năng lƣợng (nhiệt điện, phong điện, thuỷ điện vừa và nhỏ), công nghiệp cảng biển, cơ khí...; Phát triển một số ngành công nghiệp khác ở nông thôn nhằm giải quyết lao động tại chỗ, nâng cao thu nhập vùng nông thôn; đồng thời khôi phục một số làng nghề, mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.
+ Nông, lâm nghiệp: Phát triển nông, lâm, ngƣ nghiệp theo hƣớng gắn với sản xuất hàng hoá, sản xuất xuất khẩu; nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở đầu tƣ mạnh về khâu giống; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; tăng cƣờng công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ năng lực đáp ứng đƣợc yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn; Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông
nghiệp, đến năm 2020 tăng lên trên 50%; Tập trung chuyển đổi đất sản xuất 3 vụ lúa/năm sang sản xuất 2 vụ lúa/năm ở một số vùng sản xuất 3 vụ bấp bênh do thời tiết. Hình thành, ổn định thâm canh, tăng năng suất các vùng nguyên liệu: mía, mì, cây điều, cao su, cây nguyên liệu giấy... đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy chế biến; Phát triển chăn nuôi dƣới hình thức tập trung, công nghiệp; trang trại bố trí xa khu dân cƣ với quy mô đàn hợp lý. Nâng cao chất lƣợng con giống, đa dạng hóa sản phẩm; Hoàn thiện cơ sở hạ tầng gồm giao thông, điện, thuỷ lợi, nƣớc sinh hoạt, mạng lƣới chợ và các dịch vụ khác cho khu vực nông nghiệp và vùng nông thôn. Hình thành vành đai nông nghiệp phục vụ thành phố Quy Nhơn, các thị xã, các khu và cụm công nghiệp; Đẩy mạnh trồng rừng tập trung, phấn đấu trung bình mỗi năm trồng đƣợc 5.000 - 6.000 ha.
+ Thuỷ sản: Tổng sản lƣợng đánh bắt đến năm 2020 ổn định 150.000 tấn/năm. Đóng mới và trang bị đồng bộ đội tàu câu cá ngừ đại dƣơng hiện đại có công suất 150 - 600 CV để tăng sản lƣợng đánh bắt xa bờ, hạn chế tàu đánh bắt cá ven bờ; Phấn đấu sản lƣợng tôm và thuỷ đặc sản nuôi đến năm 2020 đạt 10.000 tấn/năm. Đa dạng hoá trong nuôi trồng thuỷ sản cả nƣớc mặn, nƣớc lợ và nƣớc ngọt; đồng thời, chú trọng các giải pháp để gắn nâng cao hiệu quả sản xuất với bảo vệ môi trƣờng; Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá.
+ Hoạt động du lịch, dịch vụ và phát triển đô thị: Về du lịch, phấn đấu đến năm 2020, đạt khoảng 2 triệu lƣợt khách/năm (khách quốc tế 25%). Tiến hành quy hoạch về không gian các tuyến, các khu, cụm, điểm du lịch và chú trọng đầu tƣ phát triển các sản phẩm du lịch đặc trƣng của Tỉnh. Có chính sách khuyến kích đầu tƣ để thu hút các công ty du lịch lớn của quốc gia và quốc tế đến đầu tƣ vào các điểm du lịch trên tuyến Phƣơng Mai - Núi Bà nhằm sớm hình thành tuyến du lịch trọng điểm quốc gia; Về dịch vụ: Phát
triển các ngành dịch vụ: tài chính, ngân hàng, vận tải, bƣu chính viễn thông, tƣ vấn; phát triển hệ thống chợ, kết hợp giữa chợ hiện có với xây dựng thêm các chợ mới, chợ đầu mối.
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, cụ thể: đến năm 2020 là: 43,0% - 16,0% - 41,0%;
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD; - Tỷ lệ đô thị hoá đạt 52,0%;
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 49,0%;
- Phấn đấu nâng số lƣợng lao động đƣợc giải quyết việc làm khoảng trên 25.000 - 30.000 lao động/năm; trong đó, nhu cầu việc làm của lao động trong tỉnh hàng năm là 16.000 - 17.000 lao động…