Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 90 - 93)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4.Giải pháp về nguồn nhân lực

Thực tế từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cho thấy ngƣời lao động trong doanh nghiệp đƣợc coi là tài nguyên nhân sự, là yếu tố quan trọng nhất, là chìa khoá dẫn đến mọi thành công. Quá trình phân tích tín dụng là quá trình mà thực tế vẫn còn chứa nhiều yếu tố dự đoán và những kết luận mang tính chất chủ quan của cán bộ phân tích. Vì vậy, Con ngƣời là

yếu tố quan trọng nhất để thực hiện các biện pháp phòng ngừa một cách hiệu quả nhất. Việc phát triển các nghiệp vụ tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụng có hiệu quả hay không trƣớc hết phụ thuộc vào trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ của ngân hàng. Phải có những cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh ngân hàng hiện đại, làm chủ công nghệ mới, hiểu biết pháp luật. Đặc biệt phải có đội ngũ lãnh đạo giỏi, năng động thu mới đảm bảo thành công cho quá trình phát triển các nghiệp vụ kinh doanh nói chung và nghiệp vụ cho vay nói riêng. Để làm đƣợc điều đó cần một số biện pháp:

- Chuẩn hoá cán bộ tín dụng: Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng; Trong các công việc ngân hàng, tín dụng là một nghề đòi hỏi phải có năng lực về phân tích, đánh giá, tính chịu trách nhiệm rất cao và luôn có những cạm bẫy nên cần có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp; Chi nhánh cần phải thƣờng xuyên lồng vào các nội dung tập huấn một nội dung quan trọng là đƣa ra các hậu quả do phẩm chất đạo đức kém mang lại để thƣờng xuyên tôi luyện rèn giũa phẩm chất cần phải có trong tiêu chuẩn của cán bộ ngân hàng; Bên cạnh đó chi nhánh cần tăng cƣờng các hoạt động công đoàn mục đích giúp các cán bộ tận tuỵ, gắn bó hơn với chi nhánh, từ đó tạo trách nhiệm tâm huyết với Chi nhánh, đạt hiệu quả cao trong công tác, hạn chế RRTD.

- Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lƣợng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả. Phân định rõ quyền hạn và nhiệm vụ của từng bộ phận cũng nhƣ của từng cán bộ tín dụng trong ngân hàng.

- Đồng thời cần có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về mở rộng mạng lƣới, quy mô kinh doanh của VietinBank Phú Tài trong

tƣơng lai.

- Có chế độ đãi ngộ, thƣởng phạt hợp lý: Ngân hàng nên nghiên cứu khung lƣơng, thƣởng phạt hợp lý để kích thích cán bộ hoàn thành tốt công việc. Đối với những cán bộ làm việc có hiệu quả cần có chế độ khen thƣởng đãi ngộ xứng đáng và đồng thời phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc với những CBTD thiếu tinh thần trách nhiệm, gây thất thoát vốn của NH. Bên cạnh đó, cần có chính sách khuyến khích cán bộ bán chéo sản phẩm bảo hiểm tín dụng để vừa tăng lợi nhuận cho Chi nhánh, phân tán đƣợc RRTD trong cho vay CNKD lại vừa tạo thêm thu nhập cho ngƣời lao động.

- Tiếp tục định kỳ luân chuyển cán bộ: Thực hiện luân chuyển cán bộ từ các phòng khác nhau, luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng để nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ đƣợc tạo lập quá dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc đƣợc nhanh chóng. Tuy nhiên, cần có sự sắp xếp, chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ, hợp lý, tránh tình trạng thời gian luân chuyển quá ngắn hoặc quá dài, đột ngột bất ngờ gây ra sự xáo trộn trong đời sống sinh hoạt cũng nhƣ công việc của ngƣời lao động từ đó dễ dẫn đến tình trạng chán nản, bỏ việc; hoặc bố trí sai ngƣời sai việc không những công tác ngăn ngừa RRTD không hiệu quả mà ngƣợc lại càng gia tăng thêm RRTD trong cho vay do cán bộ không đủ khả năng, năng lực trình độ đảm nhiệm.

- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ:

Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức pháp luật cho cán bộ nghiệp vụ đƣơng nhiệm để xử lý công việc chặt chẽ, tránh tình trạng bị khách hàng lợi dụng; Chi nhánh phải đƣa ra khía cạnh con ngƣời trong cách ứng xử vào công tác đào tạo ứng dụng. Tổ chức các cuộc hội thảo về kỹ năng lắng nghe và phỏng vấn khách hàng để giúp cán bộ tín dụng có

đƣợc những kinh nghiệm và công cụ quý giá nhằm tăng khả năng đánh giá, thẩm định sâu sát món vay hơn.

Thƣờng xuyên tổ chức và phối hợp với ngân hàng cấp trên và các ngân hàng nƣớc ngoài mở các lớp học, tập huấn và đào tạo lại để cập nhật kiến thức ngân hàng thời kỳ kinh tế thị trƣờng.

Bên cạnh chuyên môn thì CBTD cần có hiểu biết nhất định về các lĩnh vực chuyên môn của khách hàng. Vì vậy, ngân hàng cần chuyên môn hoá đối với từng cán bộ theo năng lực chuyên môn của họ, có nhƣ vậy CBTD mới có thể hiểu biết sâu sắc về khách hàng, giảm chi phí trong quá trình điều tra và quá trình tìm hiều, thẩm định khách hàng… từ đó nâng cao chất lƣợng tín dụng.

- Ngoài ra, Chi nhánh cần phải có những chuyên gia giỏi chuyên nghiên cứu về rủi ro và phòng ngừa rủi ro, làm tham mƣu cho lãnh đạo ngân hàng trong việc ban hành, sửa đổi các chính sách quản lý rủi ro của Chi nhánh cũng nhƣ cập nhật những thông tin kinh tế liên quan đến rủi ro, đặc biệt là RRTD. Có thể sử dụng họ vào công việc giảng dạy về kiến thức rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 90 - 93)