6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Kết quả hạn chế RRTD trong cho vay CNKD tại Chi nhánh
a. Sự thay đổi trong cơ cấu nhóm nợ
Dựa vào bảng phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN, chi nhánh đã tiến hành phân loại và có những điều chỉnh hợp lý nhằm hạn chế RRTD có thể xảy ra. Việc phân loại nợ thành từng nhóm sẽ giúp cho chi nhánh dễ dàng quản lý danh mục đầu tƣ tín dụng của mình. Từ đó có thể xác định chính xác mức độ rủi ro để có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời nhằm giảm thiểu rủi ro.
Kết quả phân loại nợ cho vay CNKD của Chi nhánh trong thời gian qua cho thấy tỷ trọng nợ nhóm 1 khá ổn định, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dƣ nợ cho vay CNKD, bình quân qua 4 năm là 97,67%, tuy nhiên tỷ trọng này chỉ tăng vào năm 2012, sau đó giảm trong năm 2013 và đến năm 2014 vẫn chƣa khôi phục bằng năm 2011;
Nợ nhóm 2 có sự biến động liên tục, dƣ nợ cho vay CNKD tại Chi nhánh vào năm 2011 không có nợ nhóm 2, thì sau đó trong năm 2012 lại xuất hiện nhƣng chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 0,12%, năm 2013 nợ nhóm 2 biến mất và tăng đột biến vào năm 2014 đạt 5,22%;
Các nhóm thuộc nợ xấu chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nhóm nợ cho vay CNKD của Chi nhánh, riêng năm 2011 Chi nhánh không có nợ xấu, tỷ trọng nhóm nợ này tăng đột biến vào năm 2013, chiếm 2,77% và sau đó giảm
dần trong năm 2014 còn 1,04%. Thực chất của việc giảm giá trị của các nhóm nợ quá hạn bên cạnh việc xử lý tài sản là các khoản nợ nhóm 5 đƣợc XLRR vào cuối năm nên chƣa phản ánh hết đƣợc hiệu quả của việc hạn chế RRTD tại Chi nhánh.
Thông qua bảng số liệu ta có thể thấy công tác kiểm soát RRTD đƣợc Chi nhánh thực hiện tốt trong hai năm đầu 2011 – 2012, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, năm 2011 chỉ có nợ nhóm 5 và năm 2012 chỉ có nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng rất nhỏ, Chi nhánh hoàn toàn không có nợ xấu. Tuy nhiên, trong diễn biến nền kinh tế ngày càng xấu, và sự ra đời hàng loạt của các ngân hàng đối thủ, chất lƣợng tín dụng của dƣ nợ CNKD tại Chi nhánh giảm trong hai năm sau đó, việc gia tăng đột biến nợ xấu năm 2013 và nợ nhóm 2 năm 2014 cho thấy vấn đề cần khắc phục trong công tác thẩm định cho vay CNKD tại Chi nhánh.
Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ trong cho vay CNKD tại Chi nhánh Đơn vị tính: tỷ đồng
Tiêu chí
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Nợ nhóm 1 288,475 99,83 289,487 99,88 176,658 97,23 149,928 93,75 Nợ nhóm 2 0 0 0,335 0,12 0 0 8,341 5,22 Nợ nhóm 3 0 0 0 0 1 0,55 0 0 Nợ nhóm 4 0 0 0 0 0,627 0,34 0,537 0,34 Nợ nhóm 5 0,480 0,17 0 0 3,410 1,88 1,119 0,70 Dƣ nợ CV CNKD 288,955 100 289,822 100 181,694 100 159,925 100 (Nguồn: Phòng Tổng hợp Chi nhánh) b. Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn
Trong năm 2011-2012, nợ quá hạn các khoản cho vay CNKD chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu dƣ nợ cho vay CNKD, bình quân khoảng 0,14%. Tỷ lệ này tăng đột biến vào năm 2013, chiếm 2,77% dƣ nợ cho vay CNKD và tiếp
tục tăng nhanh vào năm 2014, chiếm 6,25% dƣ nợ cho vay CNKD. Nhƣ vậy, trong 4 năm tỷ lệ nợ quá hạn trên dƣ nợ cho vay CNKD đã tăng 37,63 lần. Đây là hậu quả của quá trình tăng trƣởng nóng nền kinh tế, sự chạy đua tăng trƣởng giữa các ngân hàng nhằm tranh giành thị phần, đặc biệt là do sự xuất hiện của nhiều ngân hàng mới trên địa bàn của Chi nhánh nhƣ VP Bank, Kiên Long, MHB, SeaBank, OceanBank .v.v…Khách hàng bị lôi kéo, dƣ nợ giảm sút trong khi chỉ tiêu kế hoạch chƣa đạt đã làm hoạt động cho vay bị nới lỏng. Một số khách hàng có bắt đầu gặp khó khăn vẫn đƣợc Chi nhánh tiếp tục hỗ trợ vốn cùng với việc đáp ứng nhu cầu vay tăng thêm của khách hàng chỉ dựa vào định giá TSBĐ mà không dựa vào tính khả thi của phƣơng án vay vốn, thẩm định sơ sài khách hàng mới …nhằm chạy chỉ tiêu dƣ nợ. Năm 2013, thị trƣờng bất động sản vẫn đóng băng khiến việc giải quyết các khoản vay của các khách hàng khó khăn càng khó do không thể xử lý TSBĐ để kịp thời giảm các khoản nợ quá hạn. Hậu quả là nợ quá hạn tăng đột biến vào năm 2013 và nợ quá nhóm hai vẫn tiếp tục phát sinh tăng nhanh vào năm 2014.
Bảng 2.4. Tình hình nợ quá hạn trong cho vay CNKD tại Chi nhánh Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Giá trị Giá trị Chênh Lệch +/- Tốc độ % Giá trị Chênh Lệch +/- Tốc độ % Giá trị Chênh Lệch +/- Tốc độ % Dƣ nợ CV CNKD 288,95 289,82 0,87 0,3 181,69 -108,13 -37,3 159,93 -21,76 -11,98 Nợ quá hạn 0,48 0,34 - 0,14 -30,2 5,04 4,7 1.403,3 10,00 4,96 98,52 Tỷ lệ (%) nợ quá hạn 0,17 0,12 2,77 6,25 (Nguồn: Phòng Tổng hợp Chi nhánh)
c. Mức giảm tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh rất thấp trong năm 2011, chỉ chiếm 0,17% và đặc biệt không xuất hiện trong năm 2012. Năm 2013 dƣ nợ cho vay giảm 37,31% nhƣng tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng 2,77% so với năm 2012, tỷ lệ này gần chạm mức an toàn cho phép của NHNN là 3%, cho thấy tình trạng RRTD đáng báo động trong hoạt động cho vay CNKD tại Chi nhánh. Đến năm 2014, nợ xấu tại Chi nhánh mới bắt đầu đƣợc kiểm soát và dần hạ xuống còn 1,04%. Mặc dù Chi nhánh cũng nhƣ toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam đã khẩn trƣơng kiểm soát tình hình nhƣng hậu quả vẫn không thể khắc phục đƣợc, đây từng đƣợc xem là chỉ tiêu kế hoạch quan trọng, hàng đầu của Chi nhánh và của cả hệ thống. Dƣ nợ cho vay CNKD giảm nhanh chóng trong năm 2013 (37,31%) và chậm dần ở năm 2014 (11,98%), mức tăng trƣởng dƣ nợ âm trên hai con số thực sự là vấn đề đáng lo ngại, đặt ra cho Chi nhánh nhiệm vụ khó khăn là vừa thu hồi và xử lý kịp thời nợ có vấn đề, vừa khôi phục dƣ nợ về mốc ban đầu.
Bảng 2.5. Tình hình nợ xấu trong cho vay CNKD tại Chi nhánh
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Giá trị Giá trị Chênh lệch +/- Tốc độ % Giá trị Chênh lệch +/- Tốc độ % Giá trị Chênh lệch +/- Tốc độ % Dƣ nợ CV CNKD 288,96 289,82 0,87 0,3 181,69 -108,13 -37,3 159,93 -21,76 -11,98 Nợ xấu 0,48 0 -0,48 5,04 +5,04 1,66 3,38 Tỷ lệ % nợ xấu 0,17 0 -0,17 2,77 +2,77 1,04 -1,73 (Nguồn: Phòng Tổng hợp Chi nhánh)
d. Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng
Năm 2011 Chi nhánh chỉ có nợ nhóm 5, tỷ lệ trích lập DPRR chỉ chiếm 0,85% dƣ nợ cho vay CNKD. Năm 2012 tỷ lệ trích lập DPRR giảm còn 0,75% do Chi nhánh chỉ có nợ nhóm 2. Năm 2013 nợ xấu bùng phát, chiếm 2,77% dƣ nợ cho vay CNKD, buộc Chi nhánh phải trích lập DPRR với tỷ lệ nhiều hơn trong hoạt động cho vay CNKD, tăng lên mức 1,15%. Đến năm 2014, nợ nhóm 2 bùng phát phát mạnh, dẫn đến tỷ lệ PDRR tiếp tục tăng thêm 0,29%, đạt 1,44% tổng dƣ nợ cho vay CNKD, cao nhất trong các năm phân tích.
Qua bảng số liệu ta có thể thấy giá trị DPRR phải trích lập qua các năm ít có có sự biến động nhƣng do dƣ nợ cho vay CNKD giảm nhanh làm cho tỷ lệ trích lập DPRR trên tổng dƣ nợ cho vay CNKD tăng, đặc biệt là trong hai năm 2013, 2014.
Bảng 2.6. Trích lập DPRR trong cho vay CNKD tại Chi nhánh
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dƣ nợ CV CNKD 288,95 289,82 181,69 159,93
DPRR phải trích lập 2,444 2,175 2,085 2,308
Tỷ lệ (%) DPRR/Dƣ nợ CV CNKD 0,85 0,75 1,15 1,44
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Chi nhánh)
e. Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng so với tổng dư nợ cho vay CNKD
Từ ngày thành lập đến nay, chƣa có khoản cho vay CNKD nào đƣợc Chi nhánh thực hiện xóa nợ. Các khoản vay sau khi đƣợc xử lý rủi ro đã đƣợc đƣa ra ngoại bảng chờ thu hồi từ việc phát mãi tài sản, khởi kiện khách hàng..v.v…