Hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ và thực hiện nghiêm túc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh quy nhơn (Trang 99 - 100)

công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro

Hệ thống XHTD nội bộ chuẩn mực sẽ giúp NH đánh giá khả năng một KH “tốt” hoặc “xấu”, cũng như xác suất vỡ nợ của KH và là cơ sởđể trích lập dự phòng RR. Hệ thống XHTD nội bộ của Vietcombank khá tiên tiến, tuy nhiên để việc xếp hạng phản ánh đúng thực trạng KH thì với thông tin tài chính cần được đánh giá và hiệu chỉnh để nâng cao chất lượng thông tin, với thông tin phi tài chính cần đánh giá trung thực và khách quan.

Việc XHTD được thực hiện hàng quý, tuy nhiên số liệu tài chính đơn vị cung cấp thường không kịp thời, nhiều chỉ tiêu tài chính phải lấy lại số

liệu cũ (thường là số liệu của cuối năm trước) nên không phản ánh kịp thời thực trạng tài chính của KH. Do đó chi nhánh cần quy định trước trong hợp

cũng như phải tích cực hợp tác với NH trong việc xác minh độ tin cậy của số liệu.

Việc đánh giá thông tin phi tài chính phụ thuộc nhiều vào chủ quan của NVKH, nhân viên quản lý nợ do đó chi nhánh nên quy định việc đánh giá phải đi kèm với giải thích cụ thể về cơ sở đánh giá đối với từng chỉ tiêu.

Trích lập dự phòng rủi ro được coi là một biện pháp quan trọng để

hạn chế rủi ro, nhất là RRTD. Bởi lẽ, đôi khi TSBĐ vẫn chưa thể giúp NH thu hồi được đầy đủ khoản vay và không phải lúc nào KH cũng có đủ TSBĐ

trong khi áp lực cạnh tranh đòi hỏi NH phải chấp nhận cho vay có bảo đảm một phần bằng tài sản hoặc cho vay bảo đảm không bằng tài sản. Với những tình huống này, cách cuối cùng là NH phải dùng đến quỹ dự phòng RRTD. Mặc dù, dự phòng rủi ro được hạch toán vào chi phí của NH, nhưng lại giúp NH chủ động hơn trong việc xử lý nợ xấu, chấn chỉnh lại hoạt động cho vay, nâng cao năng lực tài chính và sức cạnh tranh của mình.

Việc trích lập dự phòng rủi ro căn cứ theo kết quả XHTD nội bộ phân KH vào các nhón từ nhóm 1 đến nhóm 5, do đó việc xếp hạng đòi hỏi phải phản ánh đúng thực trạng của KH. Hơn nữa cần rà soát, đánh giá khả năng phát mãi và giá trị thị trường của TSBĐ (đặc biệt là đối với bất động sản trong bối cảnh thị trường đang trầm lắng như hiện nay) để xác định giá trị tài sản và giá trị khấu trừ hợp lý, trích lập dự phòng rủi ro tối đa nhằm tạo nguồn

để xử lý nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh quy nhơn (Trang 99 - 100)