Xây dựng và điều chỉnh danh mục cho vay hợp lý nhằm đảm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh quy nhơn (Trang 88 - 90)

bảo phân tán rủi ro

Trên cơ sở chính sách tín dụng của Vietcombank, VCB Quy Nhơn cần xây dựng riêng cho mình danh mục đầu tư, đảm bảo vừa phù hợp với tình hình kinh tế đặc thù tại địa bàn vừa phát huy lợi thế của chi nhánh, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả

năng tăng trưởng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng và bảo đảm an toàn.

a. Xây dng danh mc đầu tư

cần thực hiện cấp tín dụng một cách chủđộng, có định hướng cụ thể. Theo đó từ cơ sở định hướng chung của trung ương, chi nhánh cần có bộ phận chuyên trách nghiên cứu kỹ càng, lựa chọn những thị trường mục tiêu phù hợp với

đặc thù của NH và đặc điểm kinh tế của tỉnh với rủi ro ở mức chấp nhận

được. Việc xây dựng một danh mục ngành hàng cấp tín dụng hợp lý và có khả

năng phân tán rủi ro sẽ góp phần tích cực cho việc tăng cường hạn chế RRTD. Danh mục tín dụng được xây dựng là danh mục tổng thể của NH theo kế hoạch, định hướng nhằm có giải pháp chủđộng và toàn diện về quản lý danh mục tín dụng, chứ không chỉ là quản lý theo KH vay, khoản vay như hiện nay. Đồng thời danh mục đầu tư phải đa dạng tránh tập trung quá nhiều vào một KH, nhóm KH, hoặc một ngành nhằm phân tán RRTD.

Hiện toàn hệ thống Vietcombank dựa vào kết quả XHTD và ngành nghề hoạt động để phân nhóm khách hàng và định hướng cho vay phù hợp theo phân nhóm “Xanh – Vàng – Đỏ - Đen”. Theo xếp hạng DN và ngành kinh tế sẽ được phân vào 4 nhóm như sau:

Xếp hạng Tên ngành Nhóm Định hướng

tín dụng

Từ A+ trở lên Sản xuất; truyền tải và phân phối

điện, thương mại gạo; xăng dầu, đồ

uống, viễn thông, sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất và thương mại phân bón, sản xuất thuốc; hóa dược; dược liệu, y tế Xanh Phát triển Từ BB+ đến A Khai thác; chế biến thủy hải sản; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, sản xuất giấy; các sản phẩm từ giấy Vàng Duy trì Từ CC+ đến BB Bất động sản, sản xuất và thương mại thép, xây dựng, sản xuất xi măng, thương mại cà phê Đỏ Hạn chế Từ CC trở xuống Đen Thoái lui

Trên cơ sở tuân theo định hướng chung thực hiện tăng trưởng tín dụng

đối với các KH, ngành hàng tốt và đem lại nhiều lợi nhuận cũng như thực hiện chính sách cho vay thận trọng hay hạn chế đối với các PAKD/DADT xếp vào nhóm Đỏ, Đen. Ngoài ra theo đặc điểm phát triển kinh tế của tỉnh một số

ngành hàng, DN có thể định hướng trong cho vay của VCB Quy Nhơn hiện nay là tập trung vào DN vừa và nhỏ, DN hoạt động trong những ngành kinh tế

có thế mạnh và tiềm năng của tỉnh như sản xuất đồ gỗ, thủy sản xuất khẩu và cho vay thương mại (kinh doanh phân phối hàng tiêu dùng, đại lý mua bán xăng dầu, đại lý phân phối đồ uống, sữa..) chủ yếu kinh doanh hưởng hoa hồng, chiết khấu, mức sinh lời ở mức vừa phải, an toàn và có tính ổn định.

Đồng thời nên mở rộng tiếp cận cho vay KH mới lĩnh vực cung cấp vật tư

ngành gỗ vốn là mảng mà chi nhánh đã bỏ ngõ trong thời gian qua.

b. Điu chnh danh mc đầu tư

Bên cạnh việc xây dựng danh mục đầu tư Chi nhánh phải thường xuyên tự rà soát, đánh giá chất lượng và khả năng thu nợ của toàn bộ danh mục đầu tư theo định kỳ ít nhất là hàng quý theo 04 nhóm:

Nhóm khách hàng tiếp tục tăng trưởng tín dụng;

Nhóm khách hàng giữ ổn định quy mô, thị phần tín dụng; Nhóm khách hàng rút giảm quy mô dự nợ, tăng cường TSBĐ; Nhóm khách hàng rút giảm dư nợ, tiến tới chấm dứt tín dụng.

Trên cơ sở phân loại nhóm khách hàng này Chi nhánh có các biện pháp

ứng xử kịp thời đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh quy nhơn (Trang 88 - 90)