Nguyên nhân của những tồn tại, bất cập trong công tách ạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh quy nhơn (Trang 78 - 86)

nhánh Quy Nhơn

Nhứng vấn đề còn tồn tại trong công tác hạn chế RRTD tại VCB Quy Nhơn như đã phân tích do những nguyên nhân chủ yếu sau:

a. Nguyên nhân xut phát t VCB Quy Nhơn

- Thứ nhất là do hệ thống thu thập thông tin còn hạn chế, chất lượng kém, thông tin trong phân tích tín dụng còn kém, chưa đầy đủ, chính xác và kịp thời.

Hiện nay thông tin trong phân tích tín dụng chủ yếu lấy từ CIC, từ báo cáo tài chính của KH, các nguồn thông tin không chính thức và Internet. Các nguồn thông tin trên đôi khi chưa kịp thời và thiếu chính xác. Số liệu báo cáo tài chính còn nhiều mâu thuẫn, độ tin cậy của báo cáo do KH lập là

không cao nhưng nếu NH nhất thiết yêu cầu KH phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính mới cho vay thì NH sẽ bị mất KH.

Về phía chi nhánh hiện vẫn chưa xây dựng được cho mình một hệ

thống thu thập thông tin hỗ trợ hiệu quả. Chính vì thế, trong việc thẩm

định, đánh giá PAKD/DAĐT trên nhiều phương diện như thị trường, kỹ

thuật, công nghệ, tài chính, xã hội, NVKH chưa thực hiện một cách đầy đủ, chỉ trình bày sơ lược để đảm bảo về hình thức, nhiều thông tin hoàn toàn dựa trên tài liệu do KH cung cấp, thiếu sự xác minh lại thông tin và thiếu sự phân tích, đánh giá tính hợp lý của thông tin dẫn đến đánh giá sai lệch.

- Thứ hai là công tác thẩm định còn nhiều hạn chế

Chi nhánh không có bộ phận thẩm định chuyên trách độc lập để bảo

đảm tính khách quan, do đó chất lượng thẩm định chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của NVKH, thiếu cơ sở thông tin trong quá trình thẩm định KH. Quá trình thẩm định dựa trên những hồ sơ mà KH cung cấp thiếu sự xác nhận từ nguồn thông tin khác, nội dung thẩm định chưa toàn diện, chưa quan tâm đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, điều này làm giảm độ

chính xác trong thẩm định. Trong thực tế có PAKD/DAĐT thẩm định còn mang tính sao chép, chưa có những phân tích độc lập, các nội dung khác như

phân tích dòng ngân lưu, phân tích ngành, kỹ thuật công nghệ, rủi ro có thể

xảy ra còn sơ sài chưa được chú trọng.

- Thứ ba là thẩm định TSBĐ chưa được chú trọng đúng mức

Việc thẩm định TSBĐ phụ thuộc nhiều vào giá trị liệt kê theo theo giá trị sổ sách kế toán hoặc danh mục tài sản theo dự toán của dự án của KH chưa chú trọng đến đặc điểm kỹ thuật, xuất xứ cũng như phân tích khả năng phát mãi của tài sản.

nhánh chưa hiệu quả

Trách nhiệm thực hiện kiểm tra, giám sát khoản vay được quy định cụ

thể trong quy trình tín dụng và được Lãnh đạo chi nhánh, lãnh đạo phòng thường xuyên nhắc nhở nhằm đảm bảo phát hiện sớm RRTD để có hướng xử

lý kịp thời. Tuy nhiên thời gian qua công tác kiểm tra sử dụng vốn vay tại chi nhánh chưa thực sự tốt, còn mang tính hình thức. NVKH chỉ đi kiểm tra qua loa, xem hàng hoá tồn kho công nợ trên sổ sách mà không đối chiếu thẻ kho, sổ sách theo dõi chi tiết số phát sinh công nợ phải thu phải trả của KH, thậm chí có khi chỉ ở nhà lấy số liệu do KH cung cấp rồi làm biên bản kiểm tra gửi KH ký nên không nắm bắt được thực tế hoạt động của KH. Nguyên nhân một phần do áp lực chỉ tiêu kinh doanh nên NVKH thường ít chú trọng đến công tác giám sát khoản vay. Mặt khác, do tâm lý ngại làm phiền KH, ngại va chạm nên NVKH ít đi thực tế, do đó không thể nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và những khó khăn của KH, dẫn đến phản

ứng chậm khi gặp phải những tình huống bất ngờ. Thực tế thời gian qua cho thấy mặc dù PAKD có hiệu quả, tiền bán hàng đã thu được nhưng KH không trả nợ cho NH mà dùng đầu tư vào TSCĐ, bất động sản sở hữu cá nhân… hoặc có trường hợp KH đã gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh trong một thời gian dài nhưng NH không biết, đến hạn KH lại đi vay nặng lãi bên ngoài

để trả nợ rồi NH lại tiếp tục cho vay đến khi NH phát hiện ra thì tình hình của KH đã không thể cứu vãn.

- Thứ năm là trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của nhân viên thẩm

định còn hạn chế. Công việc thẩm định tín dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng và hết sức phức tạp, đòi hỏi người thẩm định phải có kiến thức chuyên môn đa dạng, vừa hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn vừa phải có cả

những hiểu biết chung về khoa học công nghệ, kinh tế xã hội... Trong khi đó, hiện nay đội ngũ cán bộ thẩm định tại VCB Quy Nhơn còn kiêm nhiệm, ngoài

một số cán bộ có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thẩm định thì cũng còn nhiều cán bộ mới, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên chỉ tính toán, thẩm

định PAKD/DAĐT theo mẫu quy định, đánh giá không đầy đủ về dòng tiền trả nợ cũng như những rủi ro có thể xảy ra. Thêm vào đó với sự tăng trưởng tín dụng nhanh và sự mở rộng tín dụng cho các lĩnh vực khác nhau, các khu vực khác nhau của nền kinh tế như hiện nay, NVKH đang phải chịu rất nhiều áp lực, thậm chí vượt quá năng lực của họ để thực hiện đánh giá chính xác các khoản vay mới, theo dõi năng lực của KH cũng như khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của họ.

b. Nguyên nhân t phía bên ngoài

Ngoài những nguyên nhân bên trong NH còn có những nguyên nhân bên ngoài NH như:

- Năng lực quản trịđiều hành của DN kém

Vai trò của nhà quản lý trong DN là rất quan trọng, mỗi quyết định cũng như cách điều hành của các nhà quản lý sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

động kinh doanh của DN. Song một bộ phận lớn chủ DN và giám đốc các công ty chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh, kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế…. Từđó, khuynh hướng phổ biến là các DN hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược trên các phương diện về quản lý, chiến lược cạnh tranh, phân phối, phát triển thương hiệu nên tính bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh không cao, khả năng gặp rủi ro lớn.

- Năng lực tài chính của DN yếu và còn thiếu minh bạch

Phần lớn các DN trên địa bàn là DN vừa và nhỏ, vốn chủ sở hữu rất thấp, nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu từ vay NH, hệ số đòn bẩy tài chính trung bình là từ 2,5 đến 5 lần, thậm chí có DN lên đến 10 lần, nhiều DN cơ cấu vốn còn thiếu hợp lý, dùng nguồn vốn ngắn

hạn đểđầu tư vào tài sản dài hạn đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng thanh toán Do đó khi DN gặp khó khăn thì nguồn vốn chủ sở hữu thường chỉ bù đắp

được một phần khoản lỗ nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ NH. Ngoài ra, phần lớn sổ sách kế toán của DN chưa được ghi chép, hạch toán rõ ràng, đầy

đủ và trung thực, chưa tuân thủ đúng các nguyên tắc kế toán. Do vậy việc thẩm định, đánh giá năng lực thực sự của KH và tính hiệu quả khả thi của PAKD/DAĐT có thể bị sai lệch dẫn đến rủi ro cho NH.

- Kinh doanh thua lỗ, phá sản, hàng hóa chậm tiêu thụ

DN hoạt động kém hiệu quả là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại NH tăng cao trong những năm qua. Nguyên nhân này bắt nguồn từ định hướng kinh doanh thiếu rõ ràng, kế hoạch kinh doanh không phù hợp, thiếu khả thi, không xem xét đến hiệu quả lâu dài, thiếu hiểu biết về sản phẩm, công nghệ và thị trường, hàng hóa không đủ sức cạnh tranh trên thị

trường, mức tiêu thụ hàng hóa chậm, tồn kho tăng cao dẫn đến ứ đọng vốn kinh doanh. Hàng tồn trong kho quá lâu còn bị giảm chất lượng khiến giá bán cũng giảm theo trong khi các chi phí kinh doanh như chi phí lưu kho, quản lý tăng lên.

- DN sử dụng vốn sai mục đích

Nguy cơ tiềm ẩn rủi ro khi KH sử dụng vốn sai mục đích vay là rất lớn và thường tập trung vào các trường hợp giải ngân: Do số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lưu động thực sự của KH; KH có nhiều chi nhánh hoặc nhà xưởng ở xa địa bàn của chi nhánh cho vay; KH vay tại nhiều NH dẫn đến cạnh tranh quá mức và không kiểm soát được dòng tiền của người vay; thời hạn cho vay dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền của KH dẫn đến KH sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi khi chưa đến hạn để trả nợ NH khác hoặc sử

dụng vào các mục đích khác.

Thiện chí trả nợ vay của KH là yếu tố rất quan trọng liên quan nhiều

đến tư cách đạo đức, uy tín của người đi vay, KH cố tình chiếm đoạt vốn NH, chây ỳ không trả nợ. Nhiều trường hợp KH cố ý lừa đảo NH để chiếm đoạt tài sản thông qua thủ đoạn tinh vi. Có trường hợp KH còn kê khai khống hoặc tăng giá trị hóa đơn, hợp đồng để rút vốn vay NH. Lợi dụng thủ tục thành lập DN đơn giản, dễ dàng, KH cố ý mở nhiều công ty, hoạt động theo hình thức nhóm công ty ảo vay vốn thanh toán công nợ nội bộ lòng vòng…tất cả đều tiềm ẩn rủi ro cho NH do không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn cũng như nguồn trả nợ của KH.

- Môi trường pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước còn nhiều bất cập Hoạt động của các cơ quan ban ngành liên quan đến lĩnh vực tín dụng ngân hàng hiện nay có thể nói còn nhiều vấn đề cần bàn luận như quản lý DN của sở kế hoạch đầu tư còn lỏng lẻo, cấp phép tràn lan, nhiều trường hợp công chứng tài sản thế chấp chưa đúng về mặt pháp luật.

Hệ thống văn bản pháp luật khi triển khai vào hoạt động NH còn chậm và gặp nhiều vướng mắc. Nhiều văn bản có sự chồng chéo, trùng lặp và thường xuyên thay đổi. Các công cụ thực thi pháp luật chưa nghiêm minh, từ đó ảnh hưởng đến công tác hạn chế RRTD tại NH.

Hệ thống kế toán, kiểm toán còn nhiều bất cập và chưa hoàn toàn thống nhất với các chuẩn mực kế toán. DN chưa phải thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc nên nhiều trường hợp số liệu quyết toán không phản ánh chính xác tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của DN.

- Nền kinh tế khủng hoảng, môi trường kinh tế không ổn định và khó dự đoán được sự biến động

Trong giai đoạn nghiên cứu của đề tài, nền kinh tế trải qua nhiều bất

ổn, khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu, nền kinh tế trong nước phát triển thấp cộng thêm những thiệt hại từ thảm họa thiên nhiên làm cho nhu cầu tiêu dùng

hàng hóa toàn cầu tụt giảm, cạnh tranh ngày càng gay gắt, các luồng vốn đầu tư nước ngoài hạn chế. Phần lớn các KH của chi nhánh tiềm lực tài chính yếu, khả năng chống chọi và vượt qua khủng hoảng thấp.

- Thị trường bất động sản đóng băng

Thị trường bất động sản Việt Nam hiện rất trầm lắng, giá bất động sản

đã giảm mạnh do tình trạng giá ảo. Giá bất động sản tại Bình Định bị đẩy lên cao nhiều lần so với giá trị thực của nó do tâm lý đầu tư theo phong trào của người dân và tình trạng làm giá của giới môi giới bất động sản. Thị trường bất

động sản đóng băng, TSBĐ thanh lý chậm, giá bán thấp so với giá định giá làm cho việc thu hồi nợ từ xử lý TSBĐ chậm, không thu hồi đủ nợ.

- Tính chất cạnh tranh gay gắt giữa các TDTD

Trên địa bàn tỉnh Bình Định đặc biệt là khu vực thành phố Quy Nhơn có diện tích nhỏ và kinh tế phát triển chưa mạnh nhưng đã có trên 20 TCTD lớn nhỏ, áp lực chia sẻ thị phần tác động mạnh mẽ đối với các TCTD. Do vậy

để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, đáp ứng nhu cầu và mang đến sự hài lòng cho KH một cách tốt nhất, Chi nhánh phải thực hiện mối quan hệ mềm mỏng, thẩm định nhanh và châm chước các tiêu chí trong thẩm định. Điều này cũng tác động nhiều đến chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng CVDN nói riêng.

- Hệ thống thông tin tín dụng chưa hiệu quả

Hệ thống thông tin vừa thiếu và yếu, chất lượng và khả năng tiếp cận thông tin còn nhiều hạn chế như hiện nay đã làm cho công tác quản trị RRTD gặp nhiều khó khăn. Khó khăn này, một phần là do các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức có trách nhiệm chưa hình thành và thiếu cơ chế hoạt động, không hỗ trợ cho các NHTM trong việc cung cấp thông tin về quá trình hoạt

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của Luận văn đã làm rõ các nội dung sau:

- Thứ nhất, đưa ra nhìn nhận tổng quan về chi nhánh, mô hình tổ chức hoạt động, tình hình huy động vốn, hoạt động tín dụng và kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây.

- Thứ hai, tập trung làm rõ thực trạng công tác hạn chế RRTD trong CVDN tại chi nhánh, những giải pháp đã thực hiện nhằm hạn chế RRTD trong CVDN, những kết quả đã đạt được và tồn tại cần khắc phục cũng như

nguyên nhân của những tồn tại đó để có cơ sở đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

GII PHÁP TĂNG CƯỜNG HN CH

RI RO TÍN DNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIP TI NGÂN HÀNG TMCP NGOI THƯƠNG VIT NAM –

CHI NHÁNH QUY NHƠN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh quy nhơn (Trang 78 - 86)