Nội dung hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh quy nhơn (Trang 30 - 33)

NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Nội dung hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại của Ngân hàng thương mại

Tất cả các NH hoạt động trên thị trường đều có mục đích gia tăng giá trị tài sản ròng mà biểu hiện trước mắt là tăng lợi nhuận thu được. Mặt khác, lợi nhuận và rủi ro luôn đi đôi với nhau. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ

vọng càng cao và ngược lại. Trên thực tế, khi RRTD xảy ra mà biểu hiện rõ nhất là tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ xóa nợ ròng có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và gây ra tổn thất cho NH, từ đó làm giảm lợi nhuận, giảm giá trị tài sản ròng, giảm khả năng thanh toán, tăng nguy cơ vỡ nợ cho NH, đe dọa đến sự phát triển bền vững của cả hệ thống NH cũng như của đất nước. Do đó, hạn chế RRTD là mối quan tâm hàng đầu của NH nhằm tạo ra

sự phát triển bền vững, ổn định và mục đích của hạn chế RRTD không phải là né tránh rủi ro mà là hạn chế rủi ro ở một mức tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được vì “không có rủi ro thì không có lợi nhuận”.

Một cách tiếp cận khác từ cách hiểu về rủi ro và bản chất của nó, rủi ro là nguy cơ xảy ra tổn thất. Việc NH hạn chế RRTD trong CVDN không có nghĩa là NH hạn chế lợi nhuận, mà là hạn chế những tổn thất cho mình. Bởi vì, một NH cho vay nợ cũng đồng nghĩa với NH đó đang mạo hiểm chấp nhận rủi ro, là khả năng không thu hồi được cả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn. Việc NH đưa ra các điều kiện tín dụng như cầm cố, thế chấp hay cân nhắc tình hình tài chính của DN vay cũng nhằm mục đích hạn chế những khả năng không thu hồi đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi. Nếu NH không có các biện pháp hạn chế RRTD trong CVDN thì nguy cơ xảy ra RR và tổn thất trong cho vay của NH sẽ càng lớn.

Theo lý thuyết thông tin bất đối xứng, nguyên nhân dẫn đến RRTD là do trạng thái thông tin bất đối xứng giữa NH và KH vay. Trong cho vay, NH luôn là người có ít thông tin về PAKD/DADT, về mục đích sử dụng vốn vay hơn KH. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động của mình, bản thân NH phải xử

lý thông tin bất đối xứng để hạn chế sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức nhằm cho vay đúng đối tượng và giám sát chặt chẽ để KH có hành vi đúng

đắn, đảm bảo cho việc thu hồi gốc và lãi. Bản chất của hạn chế RRTD trong CVDN là thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng thông tin bất đối xứng bằng các hoạt động sản xuất thông tin và hạn chế mức độ tổn thất do rủi ro CVDN gây ra. Vậy hạn chế RRTD trong CVDN là tổng thể những biện pháp, công cụ mà NH áp dụng nhằm hạn chế khả năng xuất hiện của RRTD trong CVDN và giảm bớt mức độ tổn thất do hậu quả bất lợi của rủi ro đó gây ra.

Và việc hạn chế RRTD nhằm đạt được các mục tiêu là:

- Hạn chế phát sinh rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM. Hoạt động tín dụng NH là “đi vay để cho vay”, bất kỳ khoản cho vay nào bị ứ đọng đều không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập của NH mà còn làm chậm quá trình luân chuyển vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Kiểm soát RRTD ở mức chấp nhấp nhận được nhằm đảm bảo nguồn thu bù đắp đủ chi phí và có lãi, đảm bảo an toàn tài chính, gia tăng thu nhập cho NHTM và là tiền đềđể tăng vốn, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. - Giảm tỷ lệ nợ xấu (mức phấn đấu của các NHTM hiện nay là 3%), lành mạnh hoá tài chính của NHTM.

Để hạn chế RRTD, về lý luận NH cần thực hiện 2 nhóm biện pháp căn bản như sau:

- Các biện pháp phòng ngừa (biện pháp thực hiện trước khi rủi ro xảy ra): Nâng cao năng lực và đạo đức nhân viên, chất lượng hệ thống quản lý trong NH cũng như công tác thẩm định trước khi cho vay, chấm điểm và XHTD đối với KHDN, giám sát và cưỡng chế thực hiện các điều khoản hạn chế của hợp đồng, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của DN, xác định GHTD trong CVDN, thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay, đa dạng hóa danh mục trong CVDN, trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng phù hợp với bối cảnh và các điều kiện cụ thể: Hợp

đồng quyền tín dụng; hợp đồng hoán đổi tín dụng; hợp đồng hoán đổi tổng thu nhập..., các yêu cầu về mua bảo hiểm.

- Các biện pháp xử lý khi rủi ro phát sinh: Sử dụng hợp lý, hiệu quả

quỹ dự phòng rủi ro, xử lý từ dự phòng RRTD đã trích lập vào chi phí, cơ cấu lại nợ đối với những KH có phương án sản xuất kinh doanh hiêu quả, nâng cao chất lượng công tác thu hồi nợ xấu, thanh lý TSBĐ để thu nợ, các kỹ

nợ xấu, chứng khoán hóa các khoản nợ xấu, yêu cầu tài trợ từ phía Công ty bảo hiểm .

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh quy nhơn (Trang 30 - 33)