trong cho vay doanh nghiệp tại VCB Quy Nhơn
a. Biện pháp phòng ngừa khả năng xảy ra RRTD trong CVDN
Có thể nói rằng hiện nay công tác hạn chế RRTD trở nên cấp thiết, quan trọng và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong hoạt động của mỗi NH. NH có
đạt được kế hoạch về lợi nhuận hay không phụ thuộc nhiều vào kết quả của công tác hạn chế RRTD. Chính vì vậy việc tổ chức bộ máy, xây dựng chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, chính sách bảo đảm tiền vay…của NH thì bên cạnh các mục tiêu về tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận thì mục tiêu trọng yếu nhất vẫn là nhằm hạn chế RRTD.
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức CVDN
Bộ phận chính thực hiện hoạt động CVDN tập trung tại Hội sở gồm Phòng khách hàng và phòng quản lý nợ. Tại các Phòng giao dịch chỉ thực hiện cho vay các DN có hạn mức từ 500 triệu đồng trở xuống.
Nhận thức được CVDN vẫn là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho NH đồng thời cũng phát sinh nhiều rủi ro nhất nên việc bố trí nhân sự được Lãnh đạo Chi nhánh rất quan tâm. Bộ máy làm công tác tín dụng được thiết lập theo hướng chú trọng quản trị rủi ro, phân cấp rõ ràng giữa các bộ
phận. Chi nhánh cũng chủ trương ưu tiên chọn những cá nhân có năng lực, có trình độ chuyên môn tốt, được đào tạo bài bản để phân công làm công tác tín dụng. Về phòng KHDN và phòng quản lý nợ tại chi nhánh hiện có 26 nhân
viên, đều có trình độ đại học, thạc sỹ, được đào tạo bài bản, tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế, tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, đa số cán bộ còn trẻ, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, chỉ có 60% cán bộ có thâm niên công tác trong ngành trên 5 năm, trong khi đó công tác CVDN đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm cũng như các mối quan hệ rộng.
- Thực hiện chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả
Thực hiện theo định hướng của Vietcombank, từ đặc điểm phát triển kinh tế của tỉnh và những rủi ro đã gặp phải trong quá trình kinh doanh, hiện nay VCB Quy Nhơn đang thực hiện tuân theo định hướng chung của Vietcombank “Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế” với một sốđịnh hướng cơ bản:
+ Tiếp tục tăng cường quản trị RRTD trong CVDN, nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng tín dụng an toàn, tuyệt đối không “hạ chuẩn tín dụng”, tập trung vào các PAKD/DAĐT thật sự khả thi và hiệu quả, tập trung giải quyết nợ xấu và kiểm soát chặt chẽ hạn chế nợ xấu mới phát sinh.
+ Tăng cường cấp tín dụng cho các DN nhỏ và vừa, giảm dần cho vay
đối với các DN lớn là KH truyền thống của VCB Quy Nhơn nhưng tình hình tài chính chưa tốt, khả năng phát triển kinh doanh và năng lực quản lý hạn chế. Chú trọng công tác thẩm định tín dụng và nâng dần tỷ lệ cho vay có bảo
đảm để tăng trách nhiệm của KH, hạn chế tổn thất cho NH khi rủi ro xảy ra. + Tăng cường các giải pháp marketing, phát triển thương hiệu Vietcombank.
- Thực hiện tốt việc chấm điểm và XHTD đối với KHDN
Chi nhánh thực hiện chấm điểm và XHTD khách hàng theo hệ thống XHTD nội bộ của Vietcombank được quy định theo Quyết định số 117/QĐ- VCB.CSTD của Tổng giám đốc NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam ngày 17/03/2009. XHTD nội bộ là công cụ nhằm đo lường và lượng hóa mức
độ rủi ro của từng KH, giúp sàng lọc KH đối với trường hợp KH mới và có chính sách tín dụng phù hợp đối với KH đã có quan hệ tín dụng cũng như làm cơ sở để trích lập dự phòng RRTD. Việc XHTD được thực hiện đều đặn hàng quý. XHTD nội bộ được chi tiết đến 16 hạng, được xây dựng theo phương pháp chấm điểm các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính tương ứng cho các mức quy mô DN của 52 ngành kinh tế theo mức độ rủi ro tăng dần, cụ thể
theo bảng sau:
Bảng 2.4: Phân loại mức độ rủi ro theo XHTD của Vietcombank
Tổng sốđiểm Xếp hạng Phân loại nợ TL TS ĐB Phân loại rủi ro Từ 94 đền 100 AAA Nhóm 1 >=0% Rủi ro rất thấp Từ 88 đến dưới 94 AA+ Nhóm 1 Rủi ro rất thấp Từ 83 đền 88 AA Nhóm 1 Rủi ro tương đối thấp Từ 78 đến dưới 83 A+ Nhóm 1 Rủi ro tương đối thấp Từ 73 đền 78 A Nhóm 1 >=10% Rủi ro tương đối thấp Từ 70 đến dưới 73 BBB Nhóm 2 >=20% Rủi ro thấp Từ 67 đến dưới 70 BB+ Nhóm 2 Rủi ro thấp Từ 64 đến dưới 67 BB Nhóm 2 >=30% Rủi ro thấp Từ 62 đến dưới 64 B+ Nhóm 2 Rủi ro thấp Từ 60 đến dưới 62 B Nhóm 3 >=40% Rủi ro trung bình Từ 58 đến dưới 60 CCC Nhóm 3 Rủi ro trung bình Từ 54 đến dưới 58 CC+ Nhóm 3 >=70% Rủi ro trung bình Từ 51 đến dưới 54 CC Nhóm 3 Rủi ro trung bình Từ 48 đến dưới 51 C+ Nhóm 3 Rủi ro trung bình Từ 45 đến dưới 48 C Nhóm 4 100% Rủi ro cao Dưới 45 D Nhóm 5 100% Rủi ro rất cao
Hệ thống XHTD nội bộ được sử dụng rộng rãi và bắt buộc trong toàn hệ thống Vietcombank, là cơ sở để chi nhánh ra quyết định cho vay hay không, mở rộng hay ngừng cho vay, bổ sung các KH tốt hay cảnh báo sớm để
có biện pháp kịp thời đối với các KH có hạng tín nhiệm thấp. Với vai trò quản lý RRTD, XHTD nội bộ giúp thu thập, quản lý, khai thác, phân tích thông tin. Trên thực tế, thách thức lớn nhất đối với các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng chính là việc thu thập thông tin cũng như mức độ
chính xác của thông tin đầu vào. Việc xếp hạng đòi hỏi một khối lượng thông tin lớn và toàn diện nhằm đánh giá năng lực tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của KH đối với NH thông qua việc đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của KH. Nhóm các chỉ tiêu tài chính bao gồm chỉ tiêu về
thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu sinh lời…Nhóm chỉ tiêu phi tài chính bao gồm khả năng trả nợ, uy tín giao dịch, năng lực của Ban lãnh đạo DN, triển vọng phát triển của ngành, thị trường đầu ra; đầu vào, khả năng xảy ra rủi ro làm gián đoạn hoạt động…Với các chỉ tiêu đánh giá cả tài chính, phi tài chính trong cả quá khứ và hiện tại rất chi tiết, đầy đủ, bao quát toàn bộ thông tin hoạt động của DN, ngành nên hệ thống chấm điểm và XHTD nội bộ hỗ trợ
rất nhiều cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của NH, giúp NH dần chuẩn hóa và tích lũy kho dữ liệu về KH theo thời gian, giúp quản trị RRTD hiệu quả hơn.
Đến thời điểm 31/12/2013, VCB Quy Nhơn đã thực hiện chấm điểm và XHTD đối với 257 KHDN có quan hệ tín dụng tại chi nhánh, kết quả chấm
Bảng 2.5: Kết quả XHTD của VCB Quy Nhơn đối với các KHDN năm 2013 STT XHTD Số lượng KH Tỷ trọng Dư nợ cho vay (Triệu đồng) Tỷ trọng 1 AAA 1 0,40% 28.638 1,33% 2 AA+ 11 4,30% 55.503 2,57% 3 AA 37 14,40% 261.388 12,12% 4 A+ 70 27,20% 820.766 38,05% 5 A 83 32,30% 761.988 35,33% 6 BBB 18 7,00% 60.880 2,82% 7 BB+ 8 3,10% 34.815 1,61% 8 BB 10 3,90% 26.123 1,21% 9 B+ 1 0,40% 0 0,00% 10 B 0 0% 0 0,00% 11 CCC àD 18 7,10% 106.729 4,95% Tổng cộng 257 100% 2.156.830 100% (Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank)
Nhận xét: Như vậy theo kết quả xếp hạng thì phần lớn DN đang giao dịch của VCB Quy Nhơn có xếp hạng từ A đến A+ chiếm 59,5% trong tổng số
DN được xếp hạng và chiếm 73,83% tổng dư nợ KHDN của chi nhánh.
Xét về nhóm nợ thì số DN nợ nhóm 1 (từ A đến AAA) có 202 trong 257 DN chiếm tỷ trọng 78,60% và chiếm 89,4% tổng dư nợ, DN nợ nhóm 2 (từ B+đến BBB) là 37 DN và chiếm 5,65% tổng dư nợ, DN nợ nhóm 3,4,5, là 18 DN chiếm 7,1% trong tổng số DN và chiếm 4,95% tổng dư nợ (đây là những DN hiện đang có nợ xấu tại chi nhánh).
Trên cơ sở kết quả XHTD đối với KH, NH sẽ tiến hành xác định GHTD cho KH. Theo quy định của Vietcombank theo Quyết định số 39/QĐ- VCB.CSTD ngày 08/03/2007 thì GHTD là tổng mức cấp tín dụng quy VNĐ
mà Vietcombank sẵn sàng dành cho một KH và mức GHTD tham khảo được xác định dựa theo kết quả XHTD theo công thức sau:
GHTD tham khảo = Alpha x VCSH + ( Beta x TSBĐ) Trong đó:
- VCSH: Là giá trị chỉ tiêu vốn đầu tư của chủ sở hữu.
- Hệ số Alpha, Beta được quy định lần lượt theo kết quả XHTD và loại TSBĐ.
GHTD tham khảo là một căn cứ, định hướng để xác định GHTD của KH trên cơ sở xem xét thêm kế hoạch sản xuất kinh doanh; nhu cầu vốn; năng lực tài chính của KH, khả năng đầu tư; mở rộng sản xuất kinh doanh, mức độ
rủi ro hoạt động kinh doanh của KH…Trong trường hợp GHTD đề xuất phê duyệt lớn hơn GHTD tham khảo thì cần phải đưa ra các lý do thuyết phục cho việc tăng này. Do đó việc kiểm soát thông qua GHTD sẽ góp phần hạn chế
RRTD, tránh các trường hợp tăng trưởng nóng.
- Đảm bảo thực hiện đúng quy trình tín dụng nội bộ
Chi nhánh luôn thực hiện đúng các quy định về chính sách phân bổ tín dụng, thẩm quyền phán quyết, đặc biệt là thực hiện đúng quy trình cho vay… nhằm hạn chế RRTD.
+ Chính sách phân bổ tín dụng:
Phân bổ theo địa lý: Thực hiện phân chia phạm vi cấp tín dụng theo khu vực địa lý dựa trên năng lực, vị trí của từng chi nhánh; chủ trương ưu tiên mở rộng hoạt động tín dụng tại những nơi có điều kiện mở rộng tín dụng và chất lượng tín dụng bảo đảm, khống chế dư nợ tín dụng tối đa đối với những chi nhánh có chất lượng tín dụng thấp.
Phân bổ theo kỳ hạn vay và loại tiền vay: Bảo đảm sự phù hợp giữa cơ
cấu kỳ hạn và loại tiền vay với cơ cấu nguồn vốn nhằm hạn chế rủi ro về kỳ
hạn và rủi ro ngoại hối.
Phân bổ theo loại hình sản phẩm, đối tượng KH, mặt hàng và lĩnh vực
đầu tư: Đa dạng hóa các sản phẩm vay theo nguyên tắc hạn chế tối đa rủi ro. Chi nhánh tuân thủđúng theo định hướng của Vietcombank theo từng thời kỳ, trường hợp có KH nào phát triển tín dụng không đúng định hướng thì phải có giải trình cụ thể, khi được Vietcombank chấp thuận thì mới được thực hiện.
+ Thẩm quyền phán quyết: Thẩm quyền phán quyết bao gồm thẩm quyền phê duyệt giới hạn tín dụng, thẩm quyền ra quyết định cấp tín dụng, thẩm quyền ký kết các hợp đồng tín dụng. Các thẩm quyền này được phân theo từng cấp bậc trong Vietcombank. Phân quyền phán quyết tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc: Phân bổ hạn mức cụ thể cho những cấp điều hành
để đánh giá chuẩn xác mức độ rủi ro và lợi ích của các bên liên quan khi phê duyệt một giao dịch tín dụng. Các khoản cấp tín dụng vượt thẩm quyền sẽ
chuyển lên cấp cao hơn theo quy định phân quyền để xem xét, thẩm định và phê duyệt. Thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với mỗi chi nhánh được Vietcombank quy định cụ thể theo từng thời kỳ, tùy thuộc vào địa bàn hoạt
động và năng lực quản lý.
+ Về Quy trình phê duyệt tín dụng: Hiện nay Vietcombank đang thực hiện 2 quy trình tín dụng dành cho các đối tượng KHDN như sau:
Đối với các DN vừa và nhỏ: Áp dụng theo Quy trình tín dụng DN vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định 36/QĐ-NHTMCPNT.CSTD ngày 28/01/2008 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (gọi là Quy trình 36). Quy trình này được áp dụng đối với các KH là DN vừa và nhỏ theo quy định của Vietcombank trong từng thời kỳ, là các DN thuộc phạm vi phán quyết của Chi nhánh.
Đối với các DN lớn: Áp dụng theo quy trình 246 ban hành theo Quyết
định 246/QĐ.NHNT-CSTD ngày 22/07/2008 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Quy trình này quy định việc cấp tín dụng cho nhóm DN vượt phạm vi phán quyết của Chi nhánh. Vietcombank thực hiện quản lý rủi ro tập trung, thông qua Phòng Quản lý RRTD trực thuộc Hội sở
chính, bao gồm 2 bộ phận: Một đặt tại Hội sở chính (QLRRHSC) và một đặt tại thành phố Hồ Chí Minh (QLRRHCM). Phòng Khách hàng và Phòng Quản lý nợ được đặt tại Hội sở chính, Sở giao dịch và các Chi nhánh để phát triển kinh doanh và thực hiện tác nghiệp.
Phòng Khách hàng tại chi nhánh là nơi khởi tạo tín dụng và đề xuất ý kiến về thiết lập quan hệ tín dụng với KH. Sau khi tiếp nhận yêu cầu cấp tín dụng của KH, phòng Khách hàng sẽ chủđộng thu thập thông tin và tài liệu về
tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, các thông tin phi tài chính khác của chính KH để tiến hành XHTD đối với KH. Đồng thời chi nhánh lập báo cáo đề xuất tín dụng trình Hội đồng tín dụng cơ sở thông qua, lập hồ sơ
trình phòng quản lý rủi ro Hội sở chính quyết định.
Phòng Quản lý rủi ro Hội sở chính thực hiện thẩm định chuyên sâu độc lập, khách quan với mục đích nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, minh bạch quy trình cấp tín dụng cho KH và thông báo kết quả phê duyệt về mức cấp tín dụng cùng với các điều kiện kèm theo đối với KH về cho Chi nhánh.
Phòng Quản lý nợ thực hiện quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ, lưu giữ hồ sơ và đảm bảo tính tuân thủ trong quy trình cấp tín dụng.
Như vậy có thể thấy đối với các DN lớn quy trình cấp tín dụng sẽ chặt chẽ hơn, việc thẩm định được chuyên sâu và độc lập hơn.
Trên cơ sở hướng dẫn thẩm định theo quy trình của Vietcombank và theo thông lệ, các nội dụng thẩm định tín dụng trong cho vay KHDN tại VCB Quy Nhơn đã được NVKH thẩm định đầy đủ nhằm có cơ sở để lựa chọn phương thức cho vay, số tiền cho vay, kỳ hạn cho vay phù hợp với từng PAKD/DAĐT nhằm đảm bảo khả năng thu nợ đầy đủ, đúng hạn. Các nội dung thẩm định tại chi nhánh đang thực hiện cơ bản bao gồm:
+ Thẩm định DN vay vốn về phương diện quản lý, tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh: Thẩm định DN đi vay là bước đầu tiên trong các nội dung thẩm định cho vay tại Chi nhánh. Nội dung này được thẩm định khá chi tiết và đầy đủ, đúng quy trình. Bao gồm phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý; uy tín của Ban lãnh đạo và khả năng tài chính của chính DN cũng như của các chủ sở hữu. Tuy nhiên một số trường hợp nội dung phân tích chưa sâu, còn sơ sài như: Chưa phân tích cụ thể về
chất lượng cũng như tính cạnh tranh của sản phẩm của KH vay; dự án đầu tư
so với các sản phẩm khác trên thị trường, trong phân tích tình hình tài chính chưa đi sâu vào phân tích các khoản mục trọng yếu của báo cáo tài chính và cũng chưa so cánh với các đơn vị cùng ngành, cùng quy mô. Ngoài ra phân